Đổi mới công nghệ sau cổ phần hóa doanh nghiệp nhỏ và vừa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của cổ phần hóa đối với hoạt động đổi mới công nghệ ở doanh nghiệp nhỏ và vừa (Trang 26 - 28)

Chƣơng 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI

2.2 Đổi mới công nghệ sau cổ phần hóa doanh nghiệp nhỏ và vừa

2.2.1. Tình hình đổi mới công nghệ tại doanh nghiệp nhỏ và vừa ở nƣớc ta

Nhiều nghiên cứu gần đây cho thấy mặc dù có sự gia tăng nhanh chóng về số lượng DN (đa số là DNNVV), năng lực cạnh tranh của DN ở Việt Nam còn rất hạn chế, chủ yếu vẫn dựa vào chi phí lao động thấp. Một số nghiên cứu điều tra trong nước đã chỉ ra rằng, tuy nhận thức được sự cần thiết của ĐMCN, nhiều DN vẫn đang lúng túng chưa biết nên đổi mới cái gì và đổi mới như thế nào? Với những DN có định hướng đổi mới, thì quá trình thực hiện ý tưởng đổi mới thường gặp rất nhiều trở ngại như vừa khắc phục những hạn chế của bản thân DN lại chèo lái trong môi trường kinh doanh kém thuận lợi, đã tạo nên một số phương thức đổi mới khá điển hình, trong đó chủ yếu là những

Có nhiều yếu tố khiến ĐMCN của DNNVV tại Việt nam mang những đặc điểm trên đây, trong đó không thể không nhắc tới môi trường kinh doanh của DNNVV. Có những điểm đáng lưu ý về môi trường kinh doanh mà DNNVV ở Việt Nam phải thích nghi.

Phần lớn DNNVV có thị trường nhỏ, không ổn định; cạnh tranh chủ yếu dựa trên khai thác lao động rẻ và/hoặc tài nguyên thiên nhiên sẵn có ở địa phương, hiếm khi dựa vào hiệu quả sử dụng công nghệ và/hoặc tính độc đáo của sản phẩm. Một bộ phận DNNVV chuyên làm gia công hoặc cung cấp cấu kiện cho các DN, khách hàng lớn (phần nhiều khách hàng nước ngoài, hoặc DN có vốn đầu tư nước ngoài) thường bị các DN, khách hàng này chi phối, kể cả về công nghệ và ĐMCN.

Hệ thống đổi mới quốc gia, hệ thống đổi mới địa phương hiện nay còn yếu, nguồn lực dành cho hoạt động đổi mới ở tầm hệ thống còn ít, mới chú

trọng NC&TK, chưa chú trọng các hoạt động đổi mới khác. Hoạt động NC&TK chủ yếu dựa vào nguồn ngân sách nhà nước, do các cơ quan KH&CN của nhà nước thực hiện, nội dung nghiên cứu thường không phản ánh được nhu cầu NC&TK “tầm thường” đa dạng và phân tán của DNNVV.

Thị trường của nhiều loại dịch vụ kỹ thuật chưa phát triển, liên kết giữa các cơ quan KH&CN với DN, giữa các DN với nhau còn yếu hoặc không tồn tại; liên kết quốc tế rất hạn chế, thụ động; việc tiếp cận các tri thức nhân loại đã được tài liệu hóa cũng bị hạn chế do rào cản về ngôn ngữ và nhiều yếu tố kinh tế, văn hóa khác; nhân lực có kỹ thuật, tay nghề, và kinh nghiệm còn rất thiếu; hệ quả là khả năng giải quyết các vướng mắc công nghệ của DNNVV bị hạn chế, buộc họ phải chọn những giải pháp bất đắc dĩ.

Thị trường tài chính chưa hoàn hảo, cộng thêm cách làm ăn không chính qui của đa số DNNVV khiến các nhà đầu tư rất khó đánh giá rủi ro cũng như triển vọng của những dự án đổi mới ở DNNVV. Hệ quả là DNNVV rất khó tiếp cận được các khoản tín dụng nói chung, tín dụng cho hoạt động đổi mới nói riêng với chi phí hợp lý.

Khu vực nhà nước vẫn chiếm vị trí áp đảo cùng với nhiều đặc quyền, đặc lợi. Hoạt động thiếu hiệu quả, bán bao cấp của khu vực này góp phần làm méo mó môi trường kinh doanh. Trong đời sống kinh tế, cơ hội cho các hoạt động “chuộc lợi” (rent – seeking) có nhiều, làm mờ nhạt sự hấp dẫn của đổi mới thực sự, thậm chí có trường hợp đổi mới được thực hiện chủ yếu là để tạo ra nhiều cơ hội “chuộc lợi” hơn.

2.2.2. So sánh các nguồn tác động đến đổi mới công nghệ trong doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam

cơ khí và chế biến thực phẩm do Viện chiến lược và Chính sách tiến hành năm 2002, tác giả thực hiện so sánh các nhóm DN theo hình thức sở hữu để phát hiện sự khác biệt giữa nhóm DNNN, DN CPH và DN tư nhân. Để đảm bảo tính so sánh.

Tác giả giới hạn phân tích ở các DN, việc so sánh được tiến hành theo nhiều tiêu chí khác nhau, chủ yếu gắn với hoạt động ĐMCN ở các DN này.

Tổng quan các nghiên cứu về CPH DNNN và ĐMCN ở DNNVV cho thấy mặc dù đa số các DN sau CPH phát triển tốt, nhưng chưa có những bằng chứng thuyết phục về tác động của CPH đối với ĐMCN ở DN. Cần nói rõ rằng trong quan điểm của mình, Đảng luôn chủ trương DNNVV chiếm vị trí chủ đạo, mà một trong những yêu cầu cụ thể là DNNVV đi đầu trong việc áp dụng các thành tựu khoa học công nghệ. Như vậy DN có thể thực hiện ĐMCN không chỉ vì mục đích kinh tế mà còn những lợi ích chính trị khác. Ngoài ra, các nghiên cứu về ĐMCN ở DN cho thấy chúng thường gắn với tinh thần kinh doanh của người điều hành DN, và môi trường kinh doanh mà DN hoạt động, còn bản thân cơ cấu sở hữu chỉ là một yếu tố nhỏ và ảnh hưởng của nó tới ĐMCN không rõ ràng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của cổ phần hóa đối với hoạt động đổi mới công nghệ ở doanh nghiệp nhỏ và vừa (Trang 26 - 28)