Công ty cổ phần sơn tổng hợp Hà Nội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của cổ phần hóa đối với hoạt động đổi mới công nghệ ở doanh nghiệp nhỏ và vừa (Trang 37 - 42)

Chƣơng 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI

3.2. Công ty cổ phần sơn tổng hợp Hà Nội

3.2.1. Q trình hình thành và phát triển

Cơng ty cổ phần sơn tổng hợp Hà Nội được thành lập ngày 1/1/2006, trên cơ sở Công ty sơn tổng hợp Hà Nội, thuộc Tổng cơng ty Hố chất Việt Nam - Bộ Công nghiệp, vốn là một Công ty sản xuất sơn đầu ngành của Việt Nam, thành lập năm 1970 với tên khai sinh là Nhà máy sơn mực in tổng hợp Hà Nội. Từ khi ra đời đến nay Công ty cổ phần sơn tổng hợp Hà Nội liên tục phát triển và đã cung cấp hàng chục vạn tấn sơn và mực in các loại cho nhiều ngành trong nền kinh tế quốc dân, góp phần vào sự phát triển chung của đất nước.

3.2.2. Đổi mới cơng nghệ trƣớc cổ phần hóa của Cơng ty cổ phần sơn tổng hợp Hà Nội

Những năm 1986-1993: Ngay khi bắt đầu có những cải cách kinh tế xóa bỏ cơ chế quan liêu bao cấp chuyển sang cơ chế thị trường. Cũng như hầu hết các DNNN giai đoạn này đều rất lúng túng trong việc đổi mới cung cách sản xuất kinh doanh. Vì cả một thời gian dài quen với việc sản xuất theo kế hoạch từ trên giao xuống, chỉ lo sản xuất đủ kế hoạch mà không phải lo tiêu thụ sản phẩm. Tuy nhiên, công ty đã cảm nhận được các yêu cầu tín hiệu thị trường, lúc đầu còn chưa rõ ràng, nhưng đến năm 1993, nhu cầu của thị trường đối với các sản phẩm sơn của công ty đã xuất hiện ngày càng rõ nét hơn.

Hoạt động nghiên cứu, phát triển và học hỏi ở công ty luôn được chú trọng để theo kịp những thay đổi trên thị trường. Công nghệ được học từ nhiều nơi do hàng năm các hãng cung cấp thiết bị công nghệ vẫn thường cử chuyên gia sang làm việc tại nhà máy, hàng ngày họ làm cùng với kỹ sư, cơng nhân của cơng ty, qua đó trùn đạt, hướng dẫn cách làm loại sơn yêu cầu. Đây là cơ hội tốt để đội ngũ các kỹ sư, công nhân kỹ thuật của công ty trau dồi học hỏi thêm các kỹ năng, cập nhật thêm các tiến bộ công nghệ mới.

3.2.3. Đổi mới cơng nghệ sau cổ phần hóa của Công ty cổ phần sơn tổng hợp Hà Nội

Những đổi mới rõ rệt nhất thể hiện sau việc CPH là việc tiết giản số lượng công nhân lao động từ 500 người xuống còn 380 người. Tuy nhiên năng suất lao động lại được nâng cao, sản lượng sản xuất ra ngày một tăng. Kết quả này là do hệ thống dây truyền máy móc đã phát huy hiệu quả, con người đã làm chủ máy móc thiết bị, khai thác vận hành tối đa.

biệt là sơn xe máy. Do yêu cầu ngày càng cao của thị trường nên việc tiếp thu bổ sung những công nghệ mới cho phù hợp cũng là điều tất yếu.

Như vậy, việc ĐMCN sau CPH ở Công ty cổ phần sơn tổng hợp Hà Nội khơng có nhiều dấu mốc quan trọng mà hầu hết những thay đổi lớn đã được thực hiện từ trước khi cổ phần. Tuy nhiên, khi đi sâu vào tìm hiểu về sự thay đổi của môi trường làm việc trước và sau CPH thì người lao động ở đây cho rằng sau CPH mọi người làm việc thực chất hơn.

3.2.4. Những thuận lợi và khó khăn đối với việc đổi mới cơng nghệ sau cổ phần hóa của Cơng ty cổ phần sơn tổng hợp Hà Nội

* Nhƣ̃ng thuận lợi:

Sau cổ phần hoá như đã trình bày ở phần trên việc đổi mới công n ghệ ở Công ty cổ phần sơn tổng hợp Hà Nội diễn ra nhờ có một số thuận lợi sau :

Thứ nhất : Do qui luật phát triển cũng như sự cạnh tranh của thị trường đòi hỏi luôn phải có sự đổi mới về công nghệ sản xuất , sản phẩm, chất lượng cao để có thể đáp ứng được yêu cầu của thị trường . Đây là động lực mạnh mẽ nói chung để mọi DN nói chung phải đổi mới cơng nghệ sản xuất để tồn tại và phát triển để theo kịp với đà phát triển của xã hội . Cụ thể sản phẩm của việc đổi mới công nghệ ở công ty là sản phẩm sơn xe máy chất lượng cao cung cấp cho nhà máy Honda Việt Nam và đang tiếp tục nghiên cứu sản phẩm sơn đổi màu cho xe máy theo yêu cầu của đối tác . Đây là sản phẩm độc đáo hiện chưa có trên thị trường , nếu thành công sẽ là bước đột phá lớn , tạo sự khác biệt so với các đối thủ cạnh tranh .

Thứ hai : Về yếu tố con người - Ban lãnh đạo công ty mà đứng đầu là ông Bách - Tổng giám đốc công ty (người của công ty sơn tổng hợp Hà Nội

đã gắn bó với hoạt động sản xuất kinh doanh của cơng ty trong cả q trình trước và sau CPH), người đã dẫn dắt công ty thích ứng thành công với cơ chế thị trường, đưa ra được nhiều sản phẩm cạnh tranh, thu hút được chất xám từ chính các đối thủ cạnh tranh và đội ngũ lao động kỹ thuật có tay nghề cao về làm việc . Ở đây có sự đầu tư, định hướng của lãnh đạo cơng ty mỗi khi nhìn thấy cơ hội, nắm bắt được cơ hội và làm quyết liệt là thuận lợi to lớn, tiền đề cho việc đổi mới công nghệ khi cần .

Thứ ba: Về tài chính sau c ổ phần hố cơng ty đã chủ động hơn khi cần , thông qua các kênh huy động mà không phải qua nhiều cấp xét duyệt xin cho như trước.

Thứ tư : Sau cổ phần h ố cơng ty tiếp tục được thừa hưởng nguyên trạng nhà xưởng sản xuất , máy móc dây truyền thiết bị hiện đại đã được đầu tư từ trước. Đây là tiền đề quan trọng để cơng ty có sức bật tạo sự chuyển biến trong tương lai.

Thứ năm : Lực lượng lao động trong công ty được tinh giảm từ 500 xuống còn 380 người, là những người có tay nghề cao , trình độ kỹ thuật tốt được chọn lọc qua thực tế làm việc tại công ty . Đây là nguồn nhân lực cần và thực sự quan t rọng cho sự chuyển giao đổi mới công nghệ trong tương lai . Đồng thời họ đều có sự gắn bó về qùn lợi vì là những cổ đơng góp vốn vào cơng ty nên bản thân mỗi người đều có ý thức trách nhiệm cống hiến cho sự phát triển của công ty.

* Nhƣ̃ng khó khăn:

Ngoài những thuận lợi trên cũng đi đơi với nó là những khó khăn tác đợng tới việc đởi mới công nghệ sau cổ phần hoá ở công ty, đó là:

Với diện tích mặt bằng hiện tại sẽ rất khó khăn nếu như công ty mở rộng sản xuất kinh doanh , hơn nữa lộ trình qui hoạch di rời các nhà máy sản xuất gây ô nhiễ m môi trường trong nội đô thành phố Hà Nội , công ty cũng nằm trong diện phải di rời . Đây cũng là rào cản cho công ty muốn đổi mới công nghệ phát triển sản xuất trong tương lai gần .

Tóm lại, sự tác đợng của cở phần hoá đới với đổi mới công nghệ ở công ty cổ phần sơn tổng hợp Hà Nội ta có thể thấy ở những điểm chính sau :

- Đổi mới cơng nghệ là một q trình thực hiện trên cơ sở cải tiến từng bước rút kinh nghiệm , đầu tư có trọng điểm .

- Trong bối cảnh khó khăn của kinh tế tồn cầu, dù nội lực nền kinh tế cịn chưa mạnh nhưng đứng trước những khó khăn thách thức như vậy, Ban giám đốc và hội đồng quản trị đã tận dụng tốt các cơ hội, thời cơ, vượt qua các khó khăn, phát huy được các thế mạnh, tiềm năng của Công ty, hạn chế các điểm yếu để phấn đấu đạt được kết quả sản xuất kinh doanh hằng năm tương đối ổn định. Kết quả kinh doanh năm sau cao hơn năm trước, đời sống của cán bộ công nhân viên được cải thiện.

- Lợi ích chính trị sau cổ phần là thực hiện được chủ trương của nhà nước về cổ phần hoá DN giao được quyền chủ động cho người bỏ vốn ra, phát huy được nguồn vốn huy động và huy động tối đa sự quay vịng vốn, góp phần vào sự phát triển chung của đất nước.

- Lợi ích thương mại và xã hội sau CPH: người lao động ổn định về công việc , thu nhập tăng lên , tư tưởng ổn định gắn bó cống hiến cho sự phát triển của cơng ty.

một q trình tiếp diễn theo yêu cầu của thị trường, từ mức độ thấp đến cao chứ không phục thuộc vào việc CPH. Ở đây có sự đầu tư có định hướng của lãnh đạo cơng ty mỗi khi nhìn thấy cơ hội, nắm bắt được cơ hội và làm quyết liệt. Thực tế đằng sau những đổi mới thành công của Công ty cổ phần sơn tổng hợp Hà Nội có vai trị quan trọng của ơng Bách - Tổng giám đốc công ty, người đã dẫn dắt công ty thích ứng thành công với cơ chế thị trường, đưa ra được nhiều sản phẩm cạnh tranh, thu hút được đội ngũ lao động có nghề.

Cơng ty cổ phần sơn tổng hợp Hà Nội ĐMCN có lẽ không hẳn là một hệ quả của CPH DN, mà là sản phẩm của tinh thần doanh nhân của người lãnh đạo DN. Phần lớn những đổi mới quan trọng giúp tạo dựng nên vị thế của Công ty cổ phần sơn tổng hợp Hà Nội trên thị trường đã được tiến hành từ rất sớm, trước khi công ty được CPH.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của cổ phần hóa đối với hoạt động đổi mới công nghệ ở doanh nghiệp nhỏ và vừa (Trang 37 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(48 trang)