Tập hợp chi phí công nhân trực tiếp

Một phần của tài liệu KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN NHỰA ĐÀ NẴNG (Trang 36 - 47)

2.2. Đặc điểm hoạt độngsản xuất và kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm

2.2.4. Tập hợp chi phí công nhân trực tiếp

“Kế toán chi phí nhân công trực tiếp tại Công ty cổ phần nhựa Đà Nẵng bao gồm: Tiền lương phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất theo sản phẩm; Các khoản tiền phụ cấp, tiền ăn ca phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất; Lương và các khoản trích theo lương gồm BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ của công nhân trực tiếp sản xuất”theo các tỉ lệ quy định.

a. Chứng từ và sổ sách sử dụng

Chứng từ và sổ sách có liên quan đến kế toán chi phí công nhân trực tiếp bao gồm Bảng chấm công; Bảng thanh toán tiền lương và phụ cấp; Bảng phân bổ lương và tiền ăn giữa ca; Bảng phân bổ BHXH; Bảng phân bổ KPCĐ; Sổ chi tiết TK 622; Sổ tổng hợp tài khoản 622.

b. Tài khoản sử dụng

Kế toán sử dụng một số tài khoản sau đây để hạch toán chi phí công nhân trực tiếp của Công ty:

TK 334 – Phải trả người lao động, tài khoản này được chi tiết thành: TK 3341 – Tiền lương; TK 3342 – Tiền ăn ca.

TK 338 – Phải trả, phải nộp khác, TK 338 được Công ty chi tiết thành: TK 3382 – Kinh phí công đoàn; TK 3383 – Bảo hiểm xã hội.

TK 622 – Chi phí nhân công trực tiếp.

37 “Hằng ngày, căn cứ vào công việc hoàn thành của công nhân thì các tổ trưởng ở các phân xưởng sản xuất lập Bảng chấm công. Mọi thời gian thực tế làm việc, nghỉ việc, vắng mặt của người lao động đều được ghi chép hàng ngày vào bảng chấm công. Tổ trưởng của bộ phận thực hiện công tác chấm công cho lao động.”Cuối mỗi tháng, căn cứ vào bảng chấm công và các báo cáo kết quả sản xuất do thống kê phân xưởng bàn giao, kế toán tiền lương tiến hành tính lương cho công nhân trong công ty theo hai hình thức:

Lương thời gian:

Trong đó, hệ số lương và hệ số phụ cấp của mỗi nhân viên là khác nhau do Ban giám đốc Công ty quy định, căn cứ vào trình độ tay nghề, chức vụ nắm giữ, thời gian làm việc của từng công nhân viên và quy định về chế độ lương của Nhà nước.

Bảng chấm công tổ Dệt tháng 12 năm 2018 và bảng thanh toán tiền lương sản phẩm tổ Dệt tháng 12 năm 2018 được trình bày ở phụ lục 4 và phụ lục 5.

Dựa vào bảng chấm công và bảng tổng hợp thành phẩm sản xuất của các tổ trưởng ở phân xưởng gửi lên và căn cứ vào đơn giá sản phẩm, kế toán sẽ tiến hành nhập liệu vào phần mềm kế toán, lên Bảng thanh toán lương và phụ cấp cho từng tổ sản xuất.

Bảng thanh toán lương tổ Dệt tháng 12 năm 2018 và bảng thanh toán lương toàn

công ty tháng 12 năm 2018 được trình bày lần lượt ở Phụ lục 6 và phụ lục 7.

Sau đó, kế toán tiến hành phân bổ tiền lương, tiền ăn giữa ca và các khoản trích theo lương tính vào chi phí sản xuất trong tháng. Bảng lương tháng 12 năm 2018 TK3341 được trình bày ở Phụ lục 8.

Lương thời gian =

Mức lương cơ bản x Hệ số lương Số ngày làm việc thực tế

của mỗi nhân viên Số ngày làm việc quy định trong tháng (26 ngày)

38

Bảng 2.7. Bảng phân bổ lương tháng 12 năm 2018

Bảng 2.8. Bảng phân bổ tiền ăn giữa ca tháng 12 năm 2018 TK 3342

Toàn bộ công ty chia làm 12 bộ phận: giám đốc, các phòng ban và các tổ sản xuất. Kế toán lập các bảng phân bổ tiền lương, tiền ăn giữa ca để phân chia và hạch toán một cách đúng đắn các chi phí của doanh nghiệp. Theo đó, các bộ phận phụ trách hoạt động

39 quản lý doanh nghiệp như giám đốc, phòng tổ chức và phòng kế toán, thì tiền lương và tiền ăn giữa ca của những bộ phận này sẽ được tính vào tài khoản 642 – Chi phí quản lý doanh nghiệp. Tiền lương và tiền ăn giữa ca của phòng kinh doanh và phòng kho vận được tính vào tài khoản 641 – Chi phí bán hàng. Tiền lương và tiền ăn giữa ca của các tổ sản xuất như tổ ống PVC, tổ dệt và tổ May bao – cán ép được tính vào tài khoản 622 – Chi phí nhân công trực tiếp. Còn các phòng ban và các tổ còn lại thì được tính vào TK 627 – Chi phí sản xuất chung.

Kế toán tiền lương lập bảng phân bổ các khoản trích theo lương theo quyết định 595/QĐ-BHXH và công văn 2159/BHXH Việt Nam áp dụng từ ngày 1/6/2017 như sau.

Bảng 2.9. Tỷ lệ các khoản trích theo lương theo quy định

Bảng phân bổ BHXH tháng 12 năm 2018 và bảng phân bổ KPCĐ tháng 12 năm 2018 được trình bày ở phụ lục 9 và phụ lục 10.

40 “Công ty chỉ sử dụng một tài khoản 3383 để hạch toán chung cho cả bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và bảo hiểm thất nghiệp. Việc hạch toán như vậy giúp giảm một phần công việc cho các kế toán viên tuy nhiên việc gộp chung cả bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và bảo hiểm thất nghiệp vào một tài khoản như vậy là chưa hợp lý, không phù hợp với quy định của các thông tư, chuẩn mực Kế toán Việt Nam.”Hơn nữa, việc gộp chung như vậy sẽ dẫn đến kế toán viên khó theo dõi và hạch toán các nghiệp vụ có liên quan.

Kế toán dựa vào các bảng phân bổ được lập trên excel, sau đó nhập các số liệu vào phần mềm kế toán của doanh nghiệp và phần mềm sẽ tự động cập nhật tất cả số liệu vào sổ chi tiết, sổ tổng hợp của các tài khoản có liên quan. Cuối kỳ, kế toán in các sổ chi tiết, sổ tổng hợp tài khoản 622 cùng các sổ sách khác có liên quan để đối chiếu, kiểm tra lại việc hạch toán các nghiệp vụ trong kỳ.

Bảng 2.11. Sổ chi tiết tài khoản 622

41

2.2.5. Tập hợp chi phí sản xuất chung

Chi phí sản xuất chung ở Công ty bao gồm:

+“Chi phí nhân viên phân xưởng: tiền lương, các khoản trích theo lương của nhân viên phân xưởng.”

+“Chi phí dụng cụ sản xuất: bao gồm các chi phí về công cụ, dụng cụ xuất dùng cho hoạt động quản lý của phân xưởng, bộ phận, tổ, đội sản xuất…”

+ Chi phí khấu hao TSCĐ: gồm chi phí khấu hao TSCĐ dùng ở phân xưởng như nhà xưởng, máy móc thiết bị…

+ Chi phí dịch vụ mua ngoài: bao gồm các khoản tiền điện, nước phải trả cho nhà cung cấp.

+ Chi phí bằng tiền khác: tiền mua giấy, mực, xăng, mua nón BHLĐ cho các tổ KCS, bảo vệ… phục vụ cho sản xuất sản phẩm.

a. Chứng từ và sổ sách sử dụng

Những chứng từ và sổ sách được sử dụng trong hạch toán kế toán chi phí sản xuất chung ở Công ty là: Phiếu xuất kho, phiếu chi, hóa đơn mua hàng, hóa đơn thanh toán tiền điện nước, Bảng tính khấu hao TSCĐ, bảng phân bổ lương và các khoản trích theo lương, sổ chi tiết TK 627, sổ tổng hợp TK 627.

b. Tài khoản sử dụng

Một số tài khoản mà kế toán Công ty sử dụng hạch toán chi phí sản xuất chung là: Tài khoản 627 – Chi phí sản xuất chung, tài khoản này được công ty chi tiết thành nhiều cấp bậc tài khoản để tiện cho việc theo dõi và hạch toán chi phí sản xuất chung.

TK 6271 – Chi phí nhân viên phân xưởng TK 6272 – Chi phí vật liệu

42 TK 6274 – Chi phí khấu hao TSCĐ, tài khoản này được chi tiết thành 2 TK khác là: TK 62741 – Chi phí khấu hao TSCĐ trực tiếp và TK 62742 – Chi phí khấu hao TSCĐ chung.

TK 6277 – Chi phí dịch vụ mua ngoài, tài khoản này được chi tiết thành các tài khoản khác như: TK 62771 – Chi phí sửa chữa thiết bị, TK 62772 – Chi phí điện, TK 62773 – Chi phí nước.

TK 6278 – Chi phí bằng tiền, tài khoản này cũng được chi tiết thành 2 tài khoản là: TK 62782 – Phụ cấp độc hại (ca ba) và TK 62783 – Chi phí bằng tiền khác.

c. Quy trình

Cuối quý, kế toán tổng hợp tất cả các nghiệp vụ phát sinh liên quan đến chi phí sản xuất chung phục vụ sản xuất, phần mềm kế toán sẽ tự động cập nhật tất cả các số liệu vào sổ chi tiết, sổ tổng hợp của TK có liên quan (Sổ chi tiết TK 627, Sổ tổng hợp TK 627).

*Chi phí nhân viên phân xưởng

Chi phí nhân viên phân xưởng tại “công ty bao gồm chi phí tiền lương, phụ cấp lương phải trả cho nhân viên phân xưởng và các khoản trích theo lương (BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ) tính vào chi phí sản xuất chung theo tỷ lệ quy định.”

Nhân viên phân xưởng của công ty bao gồm nhân viên tiếp liệu, vận chuyển nội bộ, thủ kho, nhân viên kiểm tra chất lượng sản phẩm, nhân viên quản lý các tổ sản xuất… hầu hết trực thuộc các phòng kỹ thuật, tổ KCS – phối liệu, tổ cơ điện.

Chi phí nhân viên phân xưởng được tập hợp chung và sau đó tiến hành phân bổ cho từng nhóm sản phẩm sản xuất dựa trên khối lượng sản phẩm hoàn thành.

Bảng chấm công bộ phận KCS tháng 12 năm 2018 và Bảng thanh toán lương phòng ĐBCL và tổ KCS được trình bày ở phụ lục 11 và phụ lục 12.

*Chi phí dụng cụ sản xuất

Công cụ dụng cụ sản xuất của công ty bao gồm:

+ Các dụng cụ đồ điện dùng cho thắp sáng phục vụ sản xuất như dây cáp, bình ắc quy, cầu dao, bóng đèn…

+ Các dụng cụ đo đạc như ampe kế, tỷ trọng kế, thước các loại, cân các loại… + Các dụng cụ cầm tay như bay, đầm, kéo… và một số loại công cụ dụng cụ khác.

Công cụ dụng cụ được sử dụng trong công ty phần lớn có giá trị không lớn, lượng xuất không nhiều và thời gian sử dụng ngắn như các loại đồ dùng bảo hộ lao động, bóng đèn, bình ắc quy,… Do đó, toàn bộ giá trị công cụ dụng cụ xuất dùng được kết chuyển hết một lần vào chi phí sản xuất trong kỳ.

*Chi phí khấu hao TSCĐ

Chi phí khấu hao TSCĐ bao gồm: khấu hao máy móc thiết bị, dây chuyền sản xuất, nhà xưởng.

43 Trong tháng, kế toán sẽ theo dõi tình hình tăng, giảm TSCĐ và tiến hành trích khấu hao của từng loại TSCĐ trên các thẻ chi tiết TSCĐ. Cuối tháng, kế toán lập bảng trích khấu hao TSCĐ ở từng tổ sản xuất làm căn cứ để tổng hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm.

“Chi phí khấu hao của máy móc thiết bị hay các loại TSCĐ khác được sử dụng phục vụ cho sản xuất nhóm sản phẩm nào thì tập hợp vào nhóm sản phẩm đó. Đối với các loại thiết bị, TSCĐ dùng chung như nhà xưởng… chi phí khấu hao được tập hợp vào các khoản mục chung rồi phân bổ cho các nhóm sản phẩm theo số lượng sản phẩm của từng nhóm.”

Bảng 2.13. Bảng phân bổ khấu hao tài sản tháng 12 năm 2018

44 *Chi phí dịch vụ mua ngoài

“Chi phí dịch vụ mua ngoài tại Công ty bao gồm các khoản tiền điện, nước phải trả cho Sở điện lực và Công ty cấp nước Đà Nẵng. Vì công ty chuyên sản xuất hàng loạt các mặt hàng nhựa với khối lượng lớn nên nguồn điện, nước đóng vai trò rất quan trọng.”

Theo như đánh giá thì nguồn điện nước chủ yếu dùng cho sản xuất còn điện nước dùng cho bộ phận quản lý chỉ chiếm một tỷ trọng không lớn nên công ty hạch toán toàn bộ chi phí điện nước trong kỳ vào chi phí sản xuất chung. Việc phân bổ chi phí này cho các nhóm sản phẩm dựa trên định mức tiêu hao năng lượng động lực tính cho một kg sản phẩm của từng nhóm sản phẩm.

Bảng chi tiết tiền nước tháng 12 năm 2018 và Bảng chi tiết tiền điện tháng 12 năm 2018 được trình bày lần lượt ở phụ lục 13 và phụ lục 14.

45 *Chi phí bằng tiền khác

Các chi phí bằng tiền khác như ca ba, độc hại, tiền mua giấy, mực, nước uống, tiền quét dọn vệ sinh trong kho, mua nón bảo hộ lao động cho tổ bảo vệ, KCS… phục vụ chung cho sản xuất sản phẩm. Các chi phí này được tập hợp chung cho các bộ phận phục vụ tại tổ sản xuất, được phản ánh vào khoản mục 627 chung rồi phân bổ cho các nhóm sản phẩm theo số lượng sản phẩm của từng nhóm.

Bảng 2.16. Sổ chi tiết tài khoản 627

Chứng từ Diễn giải Tỷ giá TK đối ứng Phát sinh Số dư VND Ngày Số Nợ Nợ Dư đầu kỳ 01/12 219/1524 Thay thế, sửa chữa máy ống nước 1.00 1524 289,611 289,611 01/12 355/153 Dùng cho 1.00 1531 200,000 489,611

46 công việc 01/12 355/153 Dùng cho công việc 1.00 1531 54,010 543,621 01/12 355/153 Dùng cho công việc 1.00 1531 25,000 568,621 … 01/12 82/1523 Dùng cho xe nâng hàng 1.00 1523 677,091 4,989,188 03/12 220/1524 Thay thế, sửa chữa máy dệt 1.00 1524 731,196 5,720,384 … 31/12 6 Kết chuyển CP sản xuất chung 6271-> 15411 1.00 15411 221,290,422 Tổng phát sinh 221,290,422 221,290,422 cuối kỳ Bảng 2.17. Sổ tổng hợp TK 627

47

Một phần của tài liệu KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN NHỰA ĐÀ NẴNG (Trang 36 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)