Các điểm Du lịch chính của Hà Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phục dựng lễ hội truyền thống phục vụ phát triển du lịch (nghiên cứu trường hợp lễ hội tịch điền đọi sơn, lễ hội đền trần thương, tỉnh hà nam) (Trang 73 - 122)

Tên huyện và các điểm Du lịch vệ tinhĐiểm Du lịch hạt nhân Du lịch chínhHoạt động

Phủ Lý

TP. Phủ Lý

Chùa Bầu, làng sinh thái Phù Vân

- Du lịch MICE

- Du lịch vui chơi giải trí, mua sắm, thể thao

Kim Bảng

Khu Du lịch Tam Chúc

Đền Trúc, Ngũ Động Sơn, Chùa Bà Đanh, đền Bà Lê Chân, chùa Thi

- Du lịch tâm linh, lễ hội, nghỉ dưỡng sinh thái, du thuyền, thưởng thức ca nhạc dân gian.

Lý Nhân

Đền Trần Thương,

Khu tưởng niệm nhà văn- Liệt sỹ Nam Cao Đình Văn Xá, Đình Đức Ngoại, đình Thọ Chương, đền Bà Vũ

- Du lịch tâm linh, lễ hội. - Tham quan nghiên cứu

Duy Tiên

Long Đọi Sơn

đền Lảnh Giang, đình Lũng Xuyên, Chùa Bạch Liên, Đình đá Tiên Phong, làng dệt lụa Nha Xá, trống Đọi Tam...

- Du lịch tâm linh, lễ hội. - Trải nghiệm văn hóa NN - Tham quan làng nghề

Nguồn: Sở VH,TT&DL Hà Nam

3.1.3. Liên kết vùng

Nguồn tài nguyên du lịch Hà Nam phân bố khá tập trung và dễ tiếp cận, gần thủ đô Hà Nội, nằm trên các trục hoạt động du lịch chính của quốc gia, liên kết thuận lợi với các điểm du lịch nổi tiếng của cả nước như: Chùa Hương, Chùa Bái Đính, Hoa Lư, Đền Trần...rất thuận tiện cho việc liên kết phát triển du lịch. Hà Nam có hệ thống kết cấu hạ tầng gắn liền với hệ thống hạ tầng quốc gia, đặc biệt hệ thống giao thông (đường bộ, đường thủy, đường sắt) được đầu tư tương đối đồng bộ là nền tảng quan trọng để thúc đẩy đầu tư du lịch

Các sản phẩm Du lịch trong liên kết vùng Bắc bộ

- Tuyến Tây Bắc - Đông Nam đã tổ chức được và khai thác nguồn khách từ Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình, Hà Nội, Hoà Bình tập trung vào các dịch vụ: Văn hóa lịch sử lễ hội, lưu trú, sinh thái nghỉ dưỡng.

- Một trong những tour đã được tổ chức tốt là Hà Nội - Phủ Lý - Ninh Bình - Hà Nội. Dọc theo tuyến Du lịch xuyên Việt, theo đường quốc lộ 1A, tổng chiều dài tuyến khoảng 100 km. Các điểm Du lịch trên tuyến gồm: Phủ Lý, Kẽm Trống, Hoa

Lư, Bái Đính

Các sản phẩm Du lịch trong liên kết các tỉnh lân cận

- Tour Du lịch tâm linh, kết nối các điểm Du lịch tâm linh giữa Hà Nội (chùa Hương) - Hà Nam (Long Đọi Sơn, Đền Lảnh, Trần Thương, Ngũ Động Sơn, Chùa Bà Đanh, Tam Chúc)

- Tour Du lịch tín ngưỡng thờ Mẫu, liên kết giữa Hà Nam - Hưng Yên

3.2. Hệ thống giải pháp

3.2.1. Giải pháp về cơ chế chính sách, tổ chức quản lý quy hoạch

Về cơ chế chính sách, trước khi đặt mục tiêu thu hút khách du lịch đến với Hà Nam, UBND tỉnh đã xác định cần xây dựng hệ thống cơ chế chính sách phù hợp, kịp thời cho ngành du lịch tỉnh nhà, đặc biệt là cơ chế chính sách cho mục tiêu phát triển du lịch tỉnh chính là phát triển du lịch dựa vào tiềm năng tài nguyên Du lịch nhân văn của tỉnh mà ở đây là lễ hội truyền thống, đấy chính là “con át chủ” bài cho phát triển du lịch Hà Nam.

Nhằm đảm bảo những điều kiện thuận lợi về mặt pháp lý trong quá trình tổ chức triển khai quy hoạch. Xây dựng và ban hành cơ chế chính sách về đầu tư nhằm khuyến khích các nhà đầu tư và thu hút vốn đầu tư.

- Giảm bớt các thủ tục hành chính cho các doanh nghiệp, các thủ tục hành chính cần cụ thể, sát với thực tiễn, có cơ chế, chính sách hợp lý trong tất cả các ngành và cho ngành Du lịch, tạo điều kiện cho các nhà đầu tư. Trong đó yêu cầu thực hiện công khai, minh bạch về các quy định pháp lý hiện hành về quy trình lập, xét thầu các dự án; tạo thuận lợi tối đa cho các nhà đầu tư về thủ tục.

- Có chính sách cụ thể cho trùng tu, phục dựng những di sản văn hóa có giá trị phục vụ cho xã hội và cho phát triển Du lịch. Ngoài phần ngân sách sử dụng có việc trùng tu, phục dựng, cần có chính sách trích lại một phần lợi nhuận của hoạt động kinh doanh Du lịch để tái đầu tư cho những di sản văn hóa đã, đang và sẽ được khai thác để phục vụ cho phát triển Du lịch.

- Xây dựng cơ chế chính sách về nguồn nhân lực. Có chính sách đào tạo lại, đào tạo mới đội ngũ lao động đáp ứng yêu cầu phát triển trong giai đoạn phát triển

mới, đặc biệt là nguồn lao động tại chỗ hiện nay vẫn còn rất thiếu. Có chính sách cụ thể thu hút, khuyến khích người lao động có trình độ vào làm việc trong ngành. Có chính sách cụ thể đối với các nghệ nhân để nâng cao thu nhập cho các nghệ nhân đặc biệt là khuyến khích các nghệ nhân truyền nghề cho các thế hệ trẻ. Đồng thời nhanh chóng xây dựng kế hoạch đào tạo lại và đào tạo mới đội ngũ lao động đáp ứng yêu cầu phát triển trong giai đoạn mới.

- Có cơ chế chính sách hỗ trợ cộng đồng chuyển đổi mục đích sử dụng đất, đào tạo nghề, tạo công ăn việc làm, ổn định đời sống lâu dài cho nhân dân đối với những dự án cần thu hồi đất, giải phóng mặt bằng; tranh thủ sự ủng hộ của cộng đồng.

- Về thị trường, hỗ trợ từ nguồn ngân sách cho hoạt động nghiên cứu thị trường; tăng cường hỗ trợ ngân sách và xã hội hoá hoạt động xúc tiến quảng bá; thông qua chính sách và cơ chế phù hợp với giá cả và các điều kiện kèm theo để khai thác tốt thị trường lớn khách du lịch nội địa trong khu vực và cả nước, có chính sách phù hợp quảng bá hình ảnh, khai thác thị trường khác quốc tế đến hà nam, đặc biệt là các nước trong khu vực Châu Á.

- Về đầu tư phát triển du lịch, có chính sách đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng, trùng tu, phục dựng các di sản văn hóa phù hợp cho phát triển Du lịch. Tạo ra ưu thế cạnh tranh trong việc thu hút khách du lịch đến với Tịch điền Đọi Sơn và lễ hội đền Trần Thương và Du lịch Hà Nam nói chung.

- Về chính sách thuế, Cho vay với lãi suất ưu đãi đối với các dự án ưu tiên, có chính sách thuế phù hợp đặc biệt về thuế đất đối với các khu du lịch, thuế nhập khẩu đối với trang thiết bị, phương tiện vận chuyển cao cấp phục vụ du lịch, rà soát, điều chỉnh phương pháp tính thuế, phí, lệ phí; áp dụng thống nhất chính sách một giá.

- Liên kết vùng, ngành, có chính sách khuyến khích liên kết trong vùng, liên vùng trong thực hiện quy hoạch, phát triển sản phẩm, xúc tiến quảng bá, xúc tiến đầu tư, xây dựng thương hiệu Du lịch tăng sức hút đối với ngành Du lịch vùng và cho riêng Hà Nam; xây dựng và phát huy các cơ chế phối hợp liên ngành, các cơ chế về hỗ trợ giá giữa các ngành liên quan.

Về tổ chức quản lý quy hoạch, cần phải có quy hoạch tổng thể không chỉ đối với ngành Du lịch mà với nhiều ngành nghề khác, cần sự tham gia của toàn xã hội.

- Tạo cơ chế, pháp chế phù hợp cho phát triển du lịch, nâng cao năng lực cạnh tranh. Hoàn thiện văn bản, quy phạm pháp luật về quy hoạch.

- Kiện toàn bộ máy quản lý nhà nước về du lịch ở các cấp đặc biệt là các cấp địa phương mà việc cấp thiết hiện nay là thành lập các BQL các khu, điểm du lịch. Hiện nay, BQL tại lễ hội Tịch điền Đọi Sơn và đền Trần Thương đã có nhưng cần phải nâng cao năng lực chuyên môn nhằm phát huy tối đa tiềm lực cạnh tranh của điểm đến.

- Cần nghiên cứu, tổ chức thực hiện điều tra, đánh giá tài nguyên Du lịch để nắm rõ được điểm mạnh, điểm yếu của điểm đến, quá trính này phải diễn ra một cách khách quan nhằm đánh giá đúng điểm đến từ đó xây dựng quy hoạch phù hợp cho phát triển Du lịch. Đối với lễ hội Tịch điền Đọi Sơn và lễ hội đền Trần Thương cần được nghiên cứu để đánh giá tài nguyên kỹ hơn nữa nhằm đánh giá đúng tiềm năng khai thác Du lịch của điểm đến từ đó tạo nên tính độc đáo riêng của lễ hội, nâng cao năng lực cạnh tranh của điểm đến trong thời đại hiện nay.

3.2.2. Liên kết, phối hợp giữa các thành phần kinh tế

Du lịch là ngành kinh tế chủ yếu dựa vào các ngành kinh tế liên quan vì thế cần phải liên kết, phối hợp giữa các thành phần kinh tế thì mới đem lại hiểu quả cao trong phát triển kinh tế chung và phát triển du lịch nói riêng.

- Đẩy mạnh xã hội hóa đầu tư trong du lịch. Khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia vào các hoạt động du lịch, không chỉ góp vốn đầu tư, mà còn tự bỏ vốn đầu tư phát triển các sản phẩm dịch vụ đa dạng. Đây là biện pháp khai thác thế mạnh tổng hợp trong xã hội, tạo nguồn lực cho đầu tư phát triển du lịch

- Khai thác tiềm năng, đặc tính và thế mạnh của các ngành, các thành phần kinh tế phục vụ phát triển du lịch. Đặc biệt cần liên kết với ngành văn hóa, thể thao để phát triển các sản phẩm Du lịch có hiệu quả hơn.

- Liên kết trong quy hoạch, đảm bảo sự hài hòa giữa các mục tiêu đa ngành. Phối hợp với các ngành trong quy hoạch để sáng tạo các sản phẩm, đa dạng hóa các

hình thức dịch vụ như: liên kết với giao thông quy hoạch phát triển các tuyến vận chuyển khách, các điểm dừng, bến đỗ, phát triển các loại hình, phương tiện vận chuyển, đào tạo đội ngũ lái xe, phương tiện vận tải thủy chuyên nghiệp...; liên kết với ngành y tế trong quy hoạch phát triển các dịch vụ phục vụ khách du lịch như du lịch chữa bệnh, các dịch vụ vật lý trị liệu; liên kết với các ngành văn hóa, thể thao để quy hoạch bảo tồn phát huy giá trị di tích, quy hoạch phát triển các loại hình và thiết chế thể thao Hà Nam...

- Liên kết trong quảng bá xúc tiến, nghiên cứu mở rộng thị trường. Đây là việc làm hết sức quan trọng nhằm giảm chi phí, tăng hiệu quả quảng bá. Các hình thức triển khai có thể đa dạng như phối hợp tổ chức sự kiện, cùng phối hợp giới thiệu sản phẩm, tham gia các diễn đàn chung...

- Có quy hoạch và khuyến khích phát triển hàng thủ công mỹ nghệ truyền thống của địa phương. Các nghiên cứu về kinh tế du lịch đã chỉ ra rằng, hàng thủ công mỹ nghệ sản xuất tại địa phương là một bộ phận quan trọng trong cấu thành sản phẩm Du lịch. Hàng thủ công mỹ nghệ không chỉ là những vật phẩm lưu niệm thông thường mà còn là kết tinh của văn hoá vùng miền, thậm chí, có những nơi là hình ảnh đặc trưng của địa phương. Hiện nay, Đọi Tam ngoài tiếng tăm là làng nghề làm trống nổi tiếng ra, các thợ thủ công mỹ nghệ ở đây còn phát triển ra các sản phẩm làng nghề phù hợp với thị hiếu của du khách hiện đại. Đầu tư khuyến khích, hỗ trợ phát triển, mở rộng những làng nghề và sản phẩm có nhu cầu lớn và có chính sách tôn vinh các nghệ nhân và hỗ trợ cho họ bằng việc thường xuyên xem xét tặng danh hiệu nghệ nhân dân gian, đào tạo nghề cho thanh niên, trao đổi học tập kinh nghiệm với các làng nghề trong khắp đất nước để làm phong phú thêm các ngành nghề và sản phẩm của địa phương.

Phát triển làng nghề gắn liền với chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng phục vụ các nhu cầu của du khách như tập trung sản xuất hàng lưu niệm, sản phẩm nghệ thuật, là điểm tham quan du lịch…Trong thời gian diễn ra lễ hội cần chú trọng tổ chức các hoạt động hội trợ triển lãm, giới thiệu, mua bán hàng thủ công mỹ nghệ truyền thống. Phát triển làng nghề gắn liền với chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo

hướng phục vụ các nhu cầu của du khách như tập trung sản xuất hàng lưu niệm, sản phẩm nghệ thuật, là điểm tham quan du lịch…Trong thời gian diễn ra lễ hội cần chú trọng tổ chức các hoạt động hội trợ triển lãm, giới thiệu, mua bán hàng thủ công mỹ nghệ truyền thống. Có quy hoạch và khuyến khích phát triển hàng thủ công mỹ nghệ truyền thống của địa phương. Các nghiên cứu về kinh tế du lịch đã chỉ ra rằng, hàng thủ công mỹ nghệ sản xuất tại địa phương là một bộ phận quan trọng trong cấu thành sản phẩm Du lịch. Hàng thủ công mỹ nghệ không chỉ là những vật phẩm lưu niệm thông thường mà còn là kết tinh của văn hoá vùng miền, thậm chí, có những nơi là hình ảnh đặc trưng của địa phương. Hiện nay, Đọi Tam ngoài tiếng tăm là làng nghề làm trống nổi tiếng ra, các thợ thủ công mỹ nghệ ở đây còn phát triển ra các sản phẩm làng nghề phù hợp với thị hiếu của du khách hiện đại. Đầu tư khuyến khích, hỗ trợ phát triển, mở rộng những làng nghề và sản phẩm có nhu cầu lớn và có chính sách tôn vinh các nghệ nhân và hỗ trợ cho họ bằng việc thường xuyên xem xét tặng danh hiệu nghệ nhân dân gian, đào tạo nghề cho thanh niên, trao đổi học tập kinh nghiệm với các làng nghề trong khắp đất nước để làm phong phú thêm các ngành nghề và sản phẩm của địa phương.

3.2.3. Nâng cao năng lực

Xây dựng cho 2 lễ hội một cốt lõi văn hoá mang đậm tính đặc trưng của vùng chiêm trũng Hà Nam. Hiện nay các lễ hội truyền thống thường có nét na ná nhau vì thế cho nên cần phải tạo ra dấu ấn riêng của lễ hội mà không làm mất đi giá trị văn hóa truyền thống. Lễ hội hoành tráng, hấp dẫn, phong phú nhưng nếu thiếu sự chuyên nghiệp sẽ làm cho du khách có ác cảm với lễ hội đó. Đó là những thức tế đòi hỏi một sự cấp bách trong việc xây dựng bộ máy có đội ngũ cán bộ được đào tạo chuyên nghiệp vận hành quy củ, đúng tầm để chuẩn bị cho lễ hội được diễn ra hiểu quả hơn.

- Đào tạo chuyên gia nghiên cứu về văn hoá, nghệ thuật truyền thống, am hiểu sâu sắc văn hoá địa phương, văn hóa dân tộc để từ đó đi sâu vào khai thác tiềm năng cỉa di sản văn hóa nhằm đem lại hiệu quả cao cho phát triển Du lịch nhưng không ảnh hưởng đến nền tảng di sản tiến tới phát triển bền vững.

- Đào tạo phát triển nguồn nhân lực làm Du lịch lễ hội (cả nhân lực quản lý nhà nước về Du lịch, quản trị kinh doanh và nhân lực kinh doanh phục vụ trực tiếp), trong đó chú trọng đến nhân lực trực tiếp phục vụ khách Du lịch lễ hội, nổi lên là các hướng dẫn viên Du lịch và thuyết minh viên Du lịch lễ hội. Họ cần có kiến thức toàn diện, chú trọng đến sự hiểu biết về gìn giữ lễ hội. Họ cần có kiến thức toàn diện, chú trọng đến sự hiểu biết về gìn giữ lễ hội, hiểu biết về môi trường tự nhiên và đặc trưng văn hóa của chỉ nhà và của khách tham quan Du lịch lễ hội.

Đặc biệt cần nâng cao trình độ đội ngũ quản lý nhà nước về Du lịch. Chú trọng nâng cao trình độ chuyên môn của đội ngũ cán bộ, chuyên viên. Tạo điều kiện cho cán bộ, chuyên viên được học tập, nâng cao trình độ, tạo cơ chế cho cán bộ, chuyên viên trái ngành được đi văn bằng hai về Du lịch. Tạo điều kiện cho cán bộ, chuyên viên tham gia các khóa học ngoại ngữ nâng cao. Cử cán bộ, chuyên viên đi học hỏi kinh nghiệm quản lý ở một số nước phát triển Du lịch trong khu vực. Có chính sách đãi ngộ, thu hút nhân tài trong lĩnh vực quản lý Du lịch. Cán bộ chuyên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phục dựng lễ hội truyền thống phục vụ phát triển du lịch (nghiên cứu trường hợp lễ hội tịch điền đọi sơn, lễ hội đền trần thương, tỉnh hà nam) (Trang 73 - 122)