Đánh giá tác động tích cực và tiêu cực của lễ hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phục dựng lễ hội truyền thống phục vụ phát triển du lịch (nghiên cứu trường hợp lễ hội tịch điền đọi sơn, lễ hội đền trần thương, tỉnh hà nam) (Trang 58 - 70)

Những tác động tích cực (+) Những tác động tiêu cực (-)

Chính trị

1. Xây dựng thương hiệu của địa phương 1. Phân bổ, sử dụng ngân sách thiếu hiệu quả

2. Thu hút đầu tư 2. Thiếu cơ chế tổ chức làm việc có hiệu quả, có trách nhiệm

3. Phát triển những kỹ năng hành chính và tổ chức sự kiện

3. Tuyên truyền quá mức so với thực tiễn 4. Nâng cao uy tín quốc tế 4. Mất quyền sở hữu và kiểm soát

cộng đồng

5. Liên kết xã hội 5. Rủi ro của những thất bại hay chưa đạt được mục tiêu mong muốn của sự kiện

Xã hội và văn hóa

1. Bảo tồn và phát huy di sản 1. Di sản bị lạm dụng

2. Tái sinh những truyền thống 2. Hình ảnh tiêu cực về cộng đồng 3. Sự tham gia của người dân được nâng cao 3. Lạm dụng tài sản

3. Xây dựng niềm tự hào cộng đồng 4. Ghét bỏ từ cộng đồng, tạo nên các mâu thuẫn, chia rẽ trong cộng đồng

4. Mở rộng triển vọng văn hóa 5. Chia sẻ kinh nghiệm

6. Giới thiệu ý tưởng mới và thử thách

7. Công nhận giá trị của một tổ chức cộng đồng (các cơ quan tổ chức sự kiện)

Du lịch và kinh tế

1. Kế thừa và phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật và xã hội

1. Cộng đồng chống đối với du lịch 2. Sự biến đổi thành thị và phát triển các phần đô

thị mới

2. Đánh mất tính chất xác thực 3. Thúc đẩy điểm đến và gia tăng khách du lịch 3. Phá huỷ sự nổi tiếng

4. Kéo dài thời gian nghỉ lại 4. Khai thác không mang tính bền vững

5. Sản lượng hàng hóa cao hơn 5. Lạm phát giá cả 6. Gia tăng thu nhập thuế 6. Chi phí cơ hội 7. Tạo công ăn việc làm

Lược đồ này dựa trên các nghiên cứu của Hall năm 1989, có đưa thêm một số chỉ số đánh giá hay sắp xếp lại theo quan điểm của nhóm đánh giá cho phù hợp

với thực tiễn Việt Nam, đó là: Tính nhà nước; tính chính trị xã hội được đề cao, bộ máy hành chính nhiều tầng, nấc; thiếu tính chuyên nghiệp[80].

Phục dựng lễ hội truyền thống nhằm phục vụ phát triển du lịch, mà cụ thể hơn là đóng góp của Lễ hội Tịch điền Đọi Sơn và Lễ hội đền Trần Thương đã góp phần xây dựng, nâng cao thương hiệu của Hà Nam gắn với nền tảng văn hóa của dân tộc, nâng cao vị thế của Hà Nam trong cả nước và nâng cao uy tín quốc gia, qua đó thu hút đầu tư cho toàn ngành kinh tế chứ không riêng ngành Du lịch. Lễ hội là nơi giao lưu tâm tư tình cảm của cộng đồng làng xã ngày xưa và ngày nay đã mở rộng ra không gian rộng lớn hơn giúp giao lưu văn hóa, kinh tế giữa các vùng miền khác nhau, mở rộng triển vọng văn hóa, chia sẻ kinh nghiệm… qua đó làm tái sinh truyền thống, bảo tồn và phát huy được di sản mà ông cha đã dày công gây dựng. Phục dựng lễ hội truyền thống góp phần thúc đẩy điểm đến, gia tăng khách Du lịch, tạo công ăn việc làm cho người lao động, gia tăng thu nhập, thúc đẩy hàng hóa phát triển, không ngừng nâng cao chất lượng hàng hóa, dịch vụ…

Trong giai đoạn từ 1998 - 2010 (giai đoạn thực hiện quy hoạch năm 1998), Du lịch Hà Nam đã có bước phát triển tốt. Chỉ tiêu về đón khách đã vượt nhiều, đặc biệt là khách du lịch quốc tế. Tuy nhiên cũng cần thấy rằng, do du lịch Hà Nam có mức xuất phát điểm thấp, nên tốc độ tăng trưởng đạt rất cao. Mặc dù số lượng tuyệt đối còn nhỏ bé.

2.3.3. Những hạn chế và nguyên nhânNhững hạn chế Những hạn chế

Mặc dù được đánh giá là có tiềm năng để phát triền du lịch nhưng Hà Nam thực sự chưa khai thác được hết tiềm năng của mình.

Đối với lễ hội Tịch điền Đọi Sơn và lễ hội đền Trần Thương vẫn chưa phát huy được giá trị của mình trong hoạt động thúc đẩy du lịch. Hiện nay có rất nhiều lễ hội diễn ra, đặc biệt là vào dịp đầu năm, nên gặp nhiều cạnh tranh trong thị trường khách du lịch.

- Về cơ chế chính sách, tổ chức quản lý quy hoạch

Về cơ chế chính sách, vì kinh tế Hà Nam đang ở giai đoạn đầu của nhịp phát triển, vẫn đang tập trung vào các nhiệm vụ dân sinh, đặc biệt là trong các lĩnh vực công nghiệp và hạ tầng. Vì vậy việc đầu tư cho du lịch còn hạn chế, chưa có chính sách cụ thể và sát với thực tiễn cho phát triển Du lịch. Các thủ tục hành chính còn phức tạp, chung chung, thiếu thực tiễn gây cản trở đối với các nhà đầu tư. Còn thiếu chính sách cho trùng tu, phục dựng các di sản văn hóa. Chính sách thu hút, đào tạo nguồn nhân lực còn yếu kém. Người dân vẫn chưa nhận thức được lợi ích của việc tham gia vào Du lịch nên cần chính sách phù hợp đối với cộng đồng địa phương. Cần có chính sách đầu tư ngân sách cho phát triển Du lịch. Chính sách ưu đãi về thuế và vốn vay còn chưa đáp ứng được với điệu kiện phát triển kinh tế chung hiện nay. Du lịch là ngành có sự liên quan mật thiết đối với nhiều ngành nghề khác nhau vì thế cần phải có chính sách để khuyến kích liên kết giữa các vùng, miền và các ngành nghề khác nhau. if (adsbygoogle && !adsbygoogle.loaded) { (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});}

Các cấp, các ngành và cộng đồng dân cư chưa nhận thức đầy đủ về tầm quan trọng của phục dựng lễ hội truyền thống nhằm phát triển Du lịch, thúc đẩy ngành kinh tế Hà Nam phát triển.

Chưa có chính sách thu hút, khai thác lợi thế của các doanh nghiệp trong việc khai thác lễ hội truyền thống. Các doanh nghiệp thì còn thiếu nhạy bén, thiếu chủ động, chưa xem đây là cơ hội để giới thiệu sản phẩm, trao đổi mua bán hàng hoá, nên một số doanh nghiệp còn chậm nhập cuộc, còn kinh doanh theo kiểu tận thu làm cho du khách thất vọng như: tăng giá phòng lưu trú, tăng giá dịch vụ ăn uống và giải trí… gây nên tình hình bất ổn cho điểm đến.

Về tổ chức quản lý quy hoạch, quy hoạch tổng thể còn yếu kém. Các nguồn tài nguyên du lịch Hà Nam chưa được quan tâm đầu tư khai thác đúng mức. Công tác nghiên cứu, đánh giá tài nguyên Du lịch vẫn chưa được coi trọng, các giá trị của tài nguyên chưa được khảo sát và đánh giá một cách toàn diện và hệ thống nên việc phát triển sản phẩm du lịch còn hạn chế. Mặc dù những năm gần đây, một số di tích lịch sử được đầu tư tôn tạo, một số lễ hội, làng nghề được khôi phục, song

chưa tạo được sức hấp dẫn và doanh thu lớn cho ngành du lịch. Nhiều nguồn tài nguyên còn ở dạng tiềm năng. Một số nguồn tài nguyên bị xuống cấp, môi trường sinh thái bị ô nhiễm...

Hiện nay nền kinh tế Việt Nam nói chung và ngành Du lịch nói riêng vẫn còn yếu kém về mặt quy hoạch. Quy hoạch vẫn còn bộc lộ nhiều yếu kém và thiếu tính tổng thể, các địa phương xây dựng tầm nhìn cho phát triển kinh tế, du lịch ngắn hạn gây khó khăn cho việc hoạt động cho tương lai. Bộ máy nhà nước còn chưa kiện toàn, BQL tại các khu, điểm Du lịch chưa có hoặc hoạt động thiếu hiệu quả. Tại Lễ hội Tịch điền Đọi Sơn và Lễ hội đền Trần Thương hiện nay mặc dù có sự tham gia của chính quyền địa phương nhưng mới chỉ có ban khánh tiết điều hành lễ hội theo truyền thống của ông cha xưa chứ chưa có BQL thực sự chuyên nghiệp.

- Liên kết, phối hợp giữa các thành phần kinh tế

Du lịch là ngành kinh tế chủ yếu dựa vào các ngành kinh tế liên quan vì thế cần phải liên kết, phối hợp giữa các thành phần kinh tế thì mới đem lại hiểu quả cao trong phát triển kinh tế chung và phát triển du lịch nói riêng. Các ngành kinh tế - xã hội khác trong tỉnh như: công nghiệp, nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương mại, thể thao… chưa được liên kết nhịp nhàng để tạo ra sức mạnh liên ngành trong phát triển du lịch. Các cơ sở thương mại còn nhỏ lẻ, chưa hình thành trung tâm thương mại lớn có đủ sức hút để làm động lực cho thương mại và dịch vụ phát triển. Chưa có sự liên kết trong quy hoạch, đảm bảo sự hài hòa giữa các mục tiêu phát triển của các ngành kinh tế. Trong xu thế toàn cầu của nền kinh tế trí thức, khoa học và công nghệ chưa được coi trọng đúng mức để làm đòn bẩy, tạo ra bước đột phá trong phát triển du lịch.

- Năng lực cạnh tranh

Hà Nam nằm trong khu vực có nhiều tài nguyên du lịch hấp dẫn lại nằm quá gần với Hà Nội nên chỉ có thể nằm trong tuyến du lịch chứ chưa phải là một điểm du lịch hấp dẫn, tài nguyên du lịch chưa được khai thác đúng với tiềm năng vốn có của tỉnh nên các chỉ tiêu về ngày khách và lưu trú bình quân cũng như chỉ tiêu về doanh thu chưa đạt được kỳ vọng.

Còn thiếu cán bộ chuyên sâu về nhiều mặt, chưa có đội ngũ chuyên nghiệp được đào tạo để phục vụ lễ hội, mà lực lượng tham gia phục vụ lễ hội chủ yếu là do các cơ quan đoàn thể của địa phương tham gia do đó còn gây ra tình trạng thiếu chuyên nghiệp trong hoạt động du lịch.

Việc khai thác tài nguyên du lịch còn chưa gắn với nghiên cứu đánh giá thị trường, vì vậy chưa xây dựng được chiến lược khai thác tài nguyên du lịch hợp lý, dẫn đến hệ thống sản phẩm du lịch còn nghèo nàn, chưa có sức thu hút mạnh. Chưa tập trung đầu tư, đầu tư chưa bài bản vì vậy chưa khai thác được các thị trường khách chất lượng cao, khách lưu trú dài ngày.

Hệ thống cơ sở hạ tầng còn bộc lộ nhiều điểm yếu kém, chưa được sự đáp ứng những yêu cầu cho việc tổ chức lễ hội quy mô lớn. Các đầu tư về cơ sở vật chất hạ tầng như giao thông, khách sạn, nhà nghỉ chưa được đầu tư đúng mức, các công trình tôn tạo di tích, phục dựng lễ hội truyền thống chưa đáp ứng được tiềm năng vốn có dẫn đến sức hút còn kém. Thiếu cơ sở vật chất cho nhiều loại hình nghệ thuật, cơ sở hạ tầng, các khu vui chơi giải trí còn yếu kém, thiếu khách sạn, nhà hàng phục vụ du khách, hệ thống giao thông còn bất cập… Nền tảng văn hoá, sinh hoạt văn hoá cộng đồng, các dịch vụ bổ sung phục vụ cho việc tổ chức lễ hội và du khách còn dựa trên những cơ sở có sẵn, mà chưa có sự đầu tư thích đáng để hình thành một kết cấu phù hợp...

- Vấn đề quảng bá, xúc tiến

Trước đây đối tượng tham gia lễ hội chủ yếu là cư dân trong làng, trong xã, nếu có thì cũng một số ít của làng, xã bên cạnh, khách mời của người dân nên việc quảng bá, xúc tiến là gần như không có. Trong bối cảnh hiện tại, lễ hội đã trở thành sản phẩm Du lịch thu hút du khách thập phương nhưng cũng gặp rất nhiều sự cạnh tranh. Nhưng hiện nay, chiến lược quảng bá, xúc tiến còn chưa được coi trọng, thiếu tính chuyên nghiệp và định hướng lâu dài. Việc tổ chức giới thiệu, tuyên truyền và quảng bá về lễ hội và tiềm năng du lịch tỉnh Hà Nam đối với những thị trường mới, thị trường nước ngoài còn nhiều hạn chế, thiếu kịp thời, việc tiếp thị du lịch quốc tế gần như chưa có.

Chất lượng sản phẩm du lịch còn đơn điệu, chất lượng thấp, định hướng thị trường khách du lịch là khách nội địa và khách quốc tế nhưng trên thực tế việc thu hút khách quốc tế là nhiện vụ vô cùng khó khăn. Du lịch lễ hội mang nặng tính thời vụ, thời gian diễn ra lễ hội ngắn, chủ yếu tập trung vào mùa xuân là dịp đi lễ đầu năm của du khách. Đây cũng là thời điểm trong cả nước diễn ra rất nhiều lễ hội lớn, nhỏ mang đặc trưng của vùng miền khách nhau nên gặp phải sự cạnh tranh rất lớn đối với lễ hội Tịch điền Đọi Sơn và lễ hội đền Trần Thương.

- Chất lượng môi trường du lịch

Vấn đề phát triển kinh tế phải song song với công cuộc bảo tồn di tích, đây chính là yếu tố sống còn để khai thác du lịch bền vững, tạo ấn tượng tốt đẹp của du khách đối với điểm đến. Còn thiếu sự liên kết của các ngành, nghề có liên quan nhằm tạo ra môi trường Du lịch tốt đẹp.

Những năm gần đây, trên các phương tiện truyền thông đại chúng, cứ vào mùa lễ hội lại xuất hiện những cảnh báo, phê phán, nhắc nhở. Nào là hiện tượng khách tham dự lễ hội bị chặt chém khi gửi xe, vé vận chuyện tăng, vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm cũng trở nên nhức nhối, khách chen lấn, xô đẩy, giẫm đạp lên nhau để tranh mua lộc thánh, để vái lạy… ở lễ hội Tịch điền Đọi Sơn và lễ hội Trần Thương cũng không phải ngoại lệ, những vấn đề trên vẫn tồn tại và trở nên nhức nhối đối với nhà quản lý và cả người dân địa phương.

Mê tín dị đoan và đốt vàng mã tràn lan đang có cơ hội phát triển: Lên đồng, bói toán, xóc thẻ, xin số... đang có chiều hướng tăng lên, tác động đến ý thức, tinh thần của nhiều người. Biến những thánh nhân có công, có đức trong lịch sử thành đối tượng cho những hoạt động phản văn hoá của kẻ lợi dụng tín ngưỡng tâm linh làm ăn bất chính... Một số hủ tục và tệ nạn xã hội phục hồi, như nạn cờ bạc, hút sách, chè chén phung phí có dịp được hoạt động. Trong không khí cởi mở của hội lễ dễ có tâm lý đồng hoá, nhìn mọi sự việc bằng con mắt ưu ái, coi như không có hại, nhưng nó làm vẩn đục bầu không khí trong lành của ngày hội và ảnh hưởng đến tâm

- Đối với cộng đồng

Nhận thức của cộng đồng về lợi ích của việc khác thác lễ hội truyền thống phục vụ cho phát triển Du lịch, cho kinh tế của cộng động địa phương còn chưa triệt để. Trong tâm thức của người dân, lễ hội vẫn chỉ là nơi giao lưu tâm tư, tình cảm, là một dịp hội hè của cư dân trong làng, xã. Những hoạt động văn hoá cộng đồng còn yếu, chưa tương xứng với tiềm năng của một vùng giàu truyền thống văn hoá. Vì vậy, sự tham gia của công chúng địa phương còn hạn chế và thụ động, chất lượng và việc tổ chức còn thiếu tính chuyên nghiệp. Chưa có hình thức hấp dẫn, linh hoạt và phù hợp để du khách nước ngoài cùng tham gia các hoạt động lễ hội. Vì vậy cần tập trung đầu tư công sức và trí tuệ để tổ chức được những lễ hội văn hoá cộng đồng thể hiện tính xã hội hoá cao tạo môi trường văn hoá độc đáo, một sân chơi đa sắc màu có sức hấp dẫn cao đối với cả du khách và nhân dân địa phương.

Nguyên nhân

- Hà Nam là một tỉnh còn non trẻ, lại có diện tích nhỏ cho nên tài nguyên có hạn, sau khi tái thiết năm 1996 nền kinh tế Hà Nam đang ở giai đoạn đầu của nhịp phát triển, vẫn đang tập trung vào các nhiệm vụ dân sinh, đặc biệt là trong các lĩnh vực công nghiệp và hạ tầng. Vì vậy việc đầu tư cho du lịch còn hạn chế.

- Phát triển Du lịch hiện nay chủ yếu là phát triển một các tự phát, thiếu chính sách, quy hoạch tổng thể, việc khai thác tài nguyên du lịch còn chưa gắn với nghiên cứu đánh giá hết tiền năng của tài nguyên Du lịch tỉnh nhà, về nghiên cứu, đánh giá thị trường còn chưa được chú trọng, vì vậy chưa xây dựng được chiến lược khai thác tài nguyên du lịch hợp lý, dẫn đến hệ thống sản phẩm du lịch còn nghèo nàn, chưa có sức thu hút mạnh. Cho nên chưa khai thác được các thị trường khách chất lượng cao, khách lưu trú dài ngày.

- Về đầu tư phát triển du lịch vẫn chưa thực sự tập trung đầu tư hoặc đầu tư

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phục dựng lễ hội truyền thống phục vụ phát triển du lịch (nghiên cứu trường hợp lễ hội tịch điền đọi sơn, lễ hội đền trần thương, tỉnh hà nam) (Trang 58 - 70)