HÀ TĨNH HIỆN NAY phản biện xã hội của báo chí Hà Tĩnh hiện nay

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện chức năng giám sát, phản biện xã hội của báo chí ở hà tĩnh hiện nay (Trang 70 - 91)

tuy nhiên trong quá trình thực hiện giám sát và phản biện, báo chí Hà Tĩnh cơ bản đã tôn trọng các qui định của pháp luật, vừa phải bảo đảm những giá trị văn hóa chuẩn mực đạo đức, lối sống lợi ích cộng đồng, giá trị truyền thống văn hóa của con ngƣời Hà Tĩnh, góp phần to lớn giữ gìn và phát huy những giá trị chuẩn mực văn hóa, đạo đức tốt đẹp của đất và ngƣời Hà Tĩnh.

Bảo đảm tính hiệu quả của phản biện xã hội của báo chí

Trong vai trò giám sát và phản biện của mình, báo chí Hà Tĩnh không chỉ là một kênh thông tin, là diễn đàn của của nhân dân, mà báo chí Hà Tĩnh thực sự đã thể hiện quan điểm, chính kiến của mình đối với các vấn đề của đời sống xã hội. Nhiều chủ trƣơng của Tỉnh, các Sở, Ban, ngành, huyện, thị, thành phố, nhiều vấn đề của cuộc sống đƣợc báo chí tham gia giám sát, phản biện đã giúp cho các cấp, các ngành có những điều chỉnh, theo hƣớng đáp ứng tốt hơn nhu cầu lợi ích của nhân dân.

2.2.3. Những vấn đề đặt ra về nội dung và hình thức giám sát, phản biện xã hội của báo chí ở Hà Tĩnh hiện nay

a) Với sự bùng nổ thông tin, khoa học công nghệ, đặc biệt là công nghệ thông tin phát triển với tốc độ chóng mặt theo hướng vừa thuận lợi, vừa thách thức đối với hoạt động báo chí

Cạnh tranh thông tin đang ngày một diễn ra quyết liệt, thông tin không còn là độc quyền của bất cứ tổ chức, cá nhân nào và công nghệ làm báo hiện

nay không nằm ngoài quá trình đó. Độc giả bây giờ đòi hỏi thông tin nhanh nhất, mới nhất, ngắn nhất, sôi động nhất. Vậy nên, tính đối tƣợng thời gian và cập nhật thông tin trở thành một phƣơng thức lớn từ phí bạn đọc, đòi hỏi chất lƣợng nội dung hình thức thể hiện phải luôn đƣợc cập nhật. Với sự phát triển nhanh, mạnh của internet xu hƣớng lựa chọn báo chí để xem ngày càng phổ biến. Cũng nhƣ báo chí cả nƣớc nhƣ hiện nay, báo chí Hà Tĩnh cũng không nằm ngoài những thách thức đó.

b) Cùng với tập trung cao cho phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh, Hà Tĩnh ngày càng phát huy tốt vai trò và quyền làm chủ của

nhân dân. Điều này đặt ra cho báo chí Hà Tĩnh phải có những phƣơng thức,

nội dung để trở thành một cơ quan quyền lực, có hiệu quả trong thực hiện chức năng giám sát và phản biện xã hội.

c) Khi mà dân trí ngày càng được nâng cao, lượng người dân được tiếp

cận thông tin ngày càng lớn.

Sự tƣơng tác giữa báo chí và ngƣời dân ngày càng phát triển nhuần nhuyển, thì việc đặt ra cho báo chí Hà Tĩnh phải làm cho bầu không khí dân chủ trong nhân dân, trong đó có dân chủ về chính trị ngày càng đƣợc phát huy, làm cho nhân dân ngày càng tin tƣởng vào đƣờng lối lãnh đạo của Đảng và nhà nƣớc, đặc biệt là quyết tâm, phấn đấu thực hiện thắng lợi các chủ trƣơng, chính sách, các mục tiêu kinh tế - xã hội của Tĩnh. Trong đó sẽ giảm dần các tin tức mang tính thông báo, các tin giật gân với các dòng tít câu khách và thay vào đó là các thông tin có tính chất phân tích, tổng hợp, nhận định sâu sắc, cung cấp cho ngƣời đọc một hàm lƣợng thông tin sâu và nhiều chiều.

d) Báo chí phát triển phải đảm bảo phục vụ sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, sự quản lý của chính quyền, tuyên truyền các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước, của tỉnh.

Giám sát, phản biện xã hội của báo chí cũng chính là quá trình tham gia vào tổng kết thực tiễn, phát hiện và cổ vũ những nhân tố mới, làm cho những cái mới xuất hiện và phát triển hợp quy luật. Trƣớc những yêu cầu mới, đòi hỏi báo chí Hà Tĩnh tập trung nâng cao tính chuyên nghiệp trong hoạt động báo chí, đổi mới chất lƣợng chính trị và chất lƣợng chuyên môn của các sản phẩm báo chí, góp phần tích cực vào việc thực hiện các nhiệm vụ chính trị của tỉnh, đồng thời xây dựng kinh tế báo chí và thị trƣờng báo chí để các cơ quan báo chí khai thác có hiệu quả tiềm năng thông tin, nhằm từng bƣớc tự chủ về kinh tế trong hoạt động báo chí.

e) Hiện nay một số các nhà quản lý, lãnh đạo của tỉnh, các Sở, ban, ngành, địa phương, đơn vị ở Hà Tĩnh chưa thực sự coi trọng chức năng giám sát, phản biện xã hội của báo chí, đặc biệt chức năng phản biện.

Chính vì vậy đã gây khó khăn cho báo chí địa phƣơng trong việc thực hiện chức năng này, do đó cần có những văn bản hƣớng dẫn, những cái nhìn cởi mở, thẳng thắng hơn của các nhà quản lý, lãnh đạo trong việc tạo môi trƣờng thuận lợi cho báo chí thực hiện chức năng giám sát, phản biện.

g) Phát triển báo chí để ngày càng phục vụ tốt hơn nhu cầu hưởng thụ thông tin, nâng cao chất lượng đời sống văn hóa, tinh thần của nhân dân, tạo ra sự đồng thuận trong dư luận xã hội.

Bảo đảm đến năm 2020, Hà Tĩnh có một nền báo chí chuyên nghiệp, hiện đại, có đủ khả năng đáp ứng nhu cầu thông tin phục vụ sự nghiệp phát triển của tỉnh, có khả năng liên kết trong nƣớc và quảng bá hình ảnh, lợi thế tiềm năng của tỉnh ra khu vực và quốc tế.

Từ những phân tích, đánh giá ở trên, có thể khẳng định: với việc thực hiện chức năng giám sát và phản biện xã hội, báo chí Hà Tĩnh đã thực sự tham gia tích cực vào việc xây dựng các chủ trƣơng, chính sách, quyết sách của cấp ủy Đảng, chính quyền từ Tỉnh đến cơ sở, trở thành yếu tố trực tiếp

thúc đẩy quá trình đổi mới, từ đổi mới kinh tế đến đổi mới chính trị, góp sức làm cho kinh tế - xã hội Hà Tĩnh ngày càng phát triển đi lên, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân không ngừng đƣợc nâng cao, quyền dân chủ của nhân dân đƣợc phát huy, nhân dân thực sự tham gia vào công tác báo chí, báo chí đã phản ánh ý chí, nguyện vọng chính đáng của nhân dân, tạo ra sự đồng thuận xã hội, làm cho dân tin Đảng, Đảng gần dân, đƣa Nghị quyết vào cuộc sống và đƣa cuộc sống vào từng Nghị quyết, quyết sách của Tỉnh.

Mặc dù cũng còn có những tồn tại, hạn chế nhất định trong thực hiện việc giám sát và phản biện xã hôi, đặc biệt là phản biện xã hội, nhƣng báo chí Hà Tĩnh thực sự đã trở thành tiếng nói, là diễn đàn của nhân dân trên mọi lĩnh vực. Qua báo chí nhân dân đã phát huy trí tuệ, ý thức trách nhiệm cảu mình, ngày càng có nhiều ý kiến xây dựng có chất lƣợng. Nhiều vấn đề của cuộc sống, nhiều chủ trƣơng, chính sách của Đảng và nhà nƣớc đƣợc tham gia phản biện, thông qua đó nhằm giúp cho các nhà quản lý lãnh đạo điều chỉnh đƣờng lối, chính sách theo hƣớng đáp ứng tốt hơn nhu cầu lợi ích của nhân dân.

Chƣơng 3

PHƢƠNG HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM THỰC HIỆN CÓ HIỆU QUẢ CHỨC NĂNG GIÁM SÁT, PHẢN BIỆN XÃ HỘI

CỦA BÁO CHÍ Ở HÀ TĨNH HIỆN NAY

3.1. Những phƣơng hƣớng về thực hiện có hiệu quả chức năng giám sát và phản biện xã hội của báo chí ở Hà Tĩnh hiện nay

Báo chí của tỉnh Hà Tĩnh là cơ quan ngôn luận của Đảng bộ, chính quyền tỉnh, là diễn đàn của nhân dân Hà Tĩnh, đặt dƣới sự lãnh đạo của Tỉnh ủy, sự quản lý nhà nƣớc của UBND tỉnh. Các cơ quan báo chí có trách nhiệm thực hiện đúng các quy định của pháp luật, đúng tôn chỉ, mục đích, đảm bảo đúng định hƣớng thông tin, gắn kết chặt chẽ phát triển sự nghiệp báo chí với phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - anh ninh của tỉnh. Báo chí là phƣơng tiện chủ yếu để quảng bá hình ảnh Hà Tĩnh đến với bạn bè trong nƣớc, các nƣớc trong khu vực và thế giới, thúc đẩy thu hút đầu tƣ, giao lƣu hợp tác, thực hiện các nhiệm vụ chính trị của tỉnh, đáp ứng nhu cầu thông tin của nhân dân. Nhận thức đầy đủ và đúng đắn về bản chất, chức năng, vai trò của báo chí với tƣ cách phản biện và giám sát xã hội có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong sự phát triển của báo chí của Hà Tĩnh hiện nay khi mà sự nghiệp đổi mới của tỉnh ngày càng đi vào chiều sâu, dân chủ đƣợc phát huy.

Báo chí phát triển đảm bảo phục vụ sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, sự quản lý của chính quyền, tuyên truyền các chủ trƣơng, đƣờng lối của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nƣớc, của tỉnh. Tập trung nâng cao tính chuyên nghiệp trong hoạt động báo chí, đổi mới chất lƣợng chính trị và chất lƣợng chuyên môn của các sản phẩm báo chí, góp phần tích cực vào việc thực hiện các nhiệm vụ chính trị của tỉnh, đồng thời xây dựng kinh tế báo chí và thị trƣờng báo chí để các cơ quan báo chí khai thác có hiệu quả tiềm năng thông tin, nhằm từng bƣớc tự chủ về kinh tế trong hoạt động báo chí. Bảo đảm Hà

Tĩnh có một nền báo chí chuyên nghiệp, hiện đại, có đủ khả năng đáp ứng nhu cầu thông tin phục vụ sự nghiệp phát triển của tỉnh, có khả năng liên kết trong nƣớc và quảng bá hình ảnh, lợi thế tiềm năng của tỉnh ra khu vực và quốc tế.

3.1.1. Việc thực hiện có hiệu quả chức năng giám sát và phản biện xã hội của báo chí ở Hà Tĩnh hiện nay cần được xác định là nhu cầu khách quan

Tại chƣơng I, điều 1 Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật báo chí năm 1999 nói về chức năng của báo chí: “ Báo chí …là phƣơng tiện thông tin đại chúng thiết yếu đối với đời sống xã hội, là cơ quan ngôn luận của các tổ chức Đảng, cơ quan nhà nƣớc, tổ chức xã hội, là diễn đàn của nhân dân”.

Mục tiêu đến năm 2020, Xây dựng Hà Tĩnh trở thành tỉnh có nền kinh tế phát triển, hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, từng bƣớc hiện đại; bảo vệ môi trƣờng và thích ứng với biến đổi khí hậu; đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân không ngừng đƣợc nâng cao, phấn đấu đến năm 2020 thu nhập bình quân đầu ngƣời nằm trong nhóm các tỉnh đứng đầu cả nƣớc; giữ vững ổn định an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội.

Quá trình thực hiện mục tiêu, báo chí Hà Tĩnh sẽ đóng một vai trò vô cùng quan trọng. Tiếp tục cổ vũ các phong trào thi đua yêu nƣớc, các tập thể cá nhân và các điển hình tiên tiến, tập trung phản ánh việc triển khai thực hiện các chủ trƣơng, nghị quyết của Trung ƣơng, của Tỉnh, triển khai các công trình, dự án trọng điểm, xây dựng nông thôn mới, quảng bá rộng rãi hơn những nét đẹp của quê hƣơng và con ngƣời Hà Tĩnh. Đồng thời phát hiện và phê phán tệ quan liêu, tham nhũng, lãnh phí, các tiêu cực và tệ nạn xã hội, góp phần tăng cƣờng khối đại đoàn kết, tạo sự đồng thuận cao trong xã hội.

Thực tiễn những năm qua tại Hà Tĩnh cho thấy khi thông tin không bị chi phối, bị áp đặt một chiều, thì báo chí Hà Tĩnh đã thƣờng xuyên tham gia giám sát xã hội, tích cực tham gia phản biện nhiều vấn đề quan trọng không chỉ liên quan đến đƣờng lối, chính sách của Đảng bộ, chính quyền Tĩnh, mà

nhiều Nghị quyết, Chỉ thị, đề án quy hoạch đã nhận đƣợc thông tin phản hồi từ báo chí, nhiều vấn bức xúc của đời sống xã hội đƣợc quan tâm giải quyết. Đặc biệt là sự quan tâm của ngƣời dân đối với báo chí, họ đã gửi gắm niềm tin của mình vào báo chí, mong muốn ở báo chí rất nhiều bởi nhiều vấn đề trong cuộc sống còn có tiêu cực, sai trái, không hợp lòng dân, không đúng xu hƣớng của sự phát triển của Tĩnh vẫn còn xảy ra, nên nhân dân kêu ca, phàn nàn, thậm chí khiếu kiện đúng luật nhƣng vẫn không có kết quả. Và trên thực tế, với trình độ dân trí ở Hà Tĩnh ngày càng đƣợc nâng cao, nên các vấn đề búc xúc trong nhân dân, trong thực hiện chủ trƣơng, chính sách, trong đời sống xã hội đã đƣợc nhân dân tìm đến báo chí nhƣ một diễn đàn để trao đổi.

Để báo chí Hà Tĩnh không ngừng phát huy khả năng vốn có của mình, thì cần phải có định hƣớng chính trị của cấp ủy Đảng, sự quản lý chặt chẽ của chính quyền. Đây là điểm vô cùng cần thiết đối với báo chí Hà Tĩnh - Cơ quan ngôn luận của Đảng bộ, chính quyền tỉnh, là diễn đàn của nhân dân Hà Tĩnh. Bởi khi đặt dƣới sự lãnh đạo của Đảng bộ Tĩnh, thì khi thực hiện chức năng giám sát, phản biện xã hội báo chí sẽ không bị chệch hƣớng và có hiệu quả cao hơn. Báo chí thực hiện chức năng giám sát và phản biện xã hội là một đòi hỏi và yêu cầu cao của báo chí Hà Tĩnh hiện nay.

Từ những phân tích trên đây cho thấy phản biện và giám sát xã hội chính là nhu cầu khách quan của cấp ủy Đảng, chính quyền, các tổ chức chính trị xã hội và của mỗi một ngƣời dân.

3.1.2. Việc thực hiện có hiệu quả chức năng giám sát và phản biện xã hội của báo chí ở Hà Tĩnh hiện nay cần được xác định là một quá trình, với nguyên tắc, phương pháp, phương châm và khâu đột phá nhất định

Thông tin nhanh chóng, chính xác, trung thực, khách quan và đa chiều, trở thành diễn đàn của đông đảo quần chúng nhân dân, là nơi trao đổi ý kiến, luận bàn về các vấn đề quan trọng của cuộc sống. Tuy nhiên để thực hiện tốt

đƣợc nhiệm vụ trọng yếu này, đòi hỏi báo chí Hà Tĩnh phải xác định nâng cao khả năng và hiệu quả để thực hiện giám sát và phản biện xã hội, xem đây nhƣ một khâu đột phá trong sự phát triển của báo chí Hà Tĩnh hiện nay.

Xác định giám sát và phản biện xã hội là một đòi hỏi cao của báo chí Hà Tĩnh, trƣớc hết báo chí, những ngƣời làm báo ở Hà Tĩnh phải nâng cao bản lĩnh chính trị, thực hiện tốt các Nghị quyết của Đảng mà trọng tâm là xây dựng chƣơng trình hành động thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X, XI. Nghị quyết TW 5 (Khóa X) về công tác tƣ tƣởng lý luận báo chí trong tình hình mới và những văn bản chỉ đạo báo chí của Đảng, nhà nƣớc, chính phủ, thể hiện nội dung về vai trò, chức năng giám sát và phản biện xã hội của báo chí.

Cùng với các văn bản của TW, Tĩnh cũng cần có những văn bản cụ thể hóa phù hợp với tình hình thực tiễn của địa phƣơng, theo đúng luật báo chí bổ sung, sửa đổi năm 1999 để từ đó tạo môi trƣờng thuận lợi, chuyên nghiệp cho báo chí Hà Tĩnh thực hiện chức năng giám sát, phản biện xã hội.

Mặc dù trong những năm qua, báo chí Hà Tĩnh cũng đã có những bƣớc phát triển vƣợt bậc, tuy nhiện việc thực hiện chức năng giám sát và phản biện xã hội còn có nhiều lúng túng, nhất là thực hiện chức năng phản biện xã hội. Dù rằng với chức năng phản biện xã hội, báo chí phản ánh những mặt trái, những dấu hiệu tiêu cực là đúng nhƣng một số bài viết chỉ phản ánh mà không nắm rõ bản chất của sự việc dẫn đến thiếu khách quan, làm cho độc giả hiểu nhầm, tác động xấu đến tâm lý nhân dân, thậm chí có những bài viết gây bất lợi cho sự ổn định xã hội, gây phƣơng hại đến lợi ích quốc gia; làm cho các thế lực chính trị thù địch trên thế giới lợi dụng, xuyên tạc, bóp méo, phát tán thông tin với mục đích phá hoại. Chính vì vậy khi thực hiện giám sát,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện chức năng giám sát, phản biện xã hội của báo chí ở hà tĩnh hiện nay (Trang 70 - 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)