Hà Tĩnh hiện nay

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện chức năng giám sát, phản biện xã hội của báo chí ở hà tĩnh hiện nay (Trang 49 - 70)

đƣợc cấp thẻ nhà báo, 205 hội viên Hội Nhà báo Việt Nam hoạt động trong 5 chi hội. Đến nay 95% trong số 196 Hội viên đã có trình đội đại học và trên đại học, 2/3 trong số đó có bằng đại học báo chí , nhiều hội viên có 2-3 bằng đại học. Các nhà báo với trách nhiệm chính trị, tâm huyết nghề nghiệp đã bám sát đời sống xã hội, phản ánh đa chiều quá trình phát triển kinh tế xã hội của địa phƣơng, xứng đáng là những chiến sĩ xung kích trên mặt trận tƣ tƣởng - văn hóa của Đảng.

e) Về công tác quản lý ở Hà Tĩnh hiện nay

Nhằm tạo môi trƣờng tác nghiệp thuận lợi cho các cơ quan báo chí cũng nhƣ việc tiếp xúc, làm việc với báo chí của các địa phƣơng, đơn vị,

UBND tỉnh Hà Tĩnh đã ban hành một số văn bản, nhƣ: Quyết định số 48/2008/QĐ-UBND ngày 29/12/2009 về Quy định quản lý hoạt động các văn phòng đại diện và phóng viên thƣờng trú các báo trung ƣơng và tỉnh bạn trên địa bàn; Quyết định số 43/2013/QĐ-UBND ngày 11/10/2013 về ban hành Quy chế phát ngôn, cung cấp, đăng phát và xử lý thông tin trên báo chí thuộc địa bàn tỉnh Hà Tĩnh; Thông báo số 2965/UBND-VX ngày 19/8/2013 về việc thông báo danh sách ngƣời phát ngôn trên địa bàn tỉnh; Chỉ thị số 22/CT- UBND ngày 26/11/2013 về việc tăng cƣờng công tác quản lý hoạt động báo chí trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh, v.v..

Mạng lƣới báo chí của tỉnh đã phát triển khá toàn diện với các loại hình: Báo in, Phát thanh và Truyền hình. Bên cạnh đó, báo chí Hà Tĩnh đã vƣơn tới hiện đại hoá bằng việc phát triển ấn phẩm Báo Hà Tĩnh điện tử và Cổng thông tin điện tử nhằm quảng bá hình ảnh của Hà Tĩnh đến với bạn bè trong nƣớc và quốc tế. Tạo ra kênh thông tin hiện đại để phổ biến nhanh chóng, kịp thời và đầy đủ các chủ trƣơng, đƣờng lối của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nƣớc, của tỉnh; thông tin về kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội, quốc phòng, an ninh; các tiềm năng, lợi thế và cơ hội đầu tƣ phát triển của tỉnh; thông tin về hoạt động quản lý Nhà nƣớc, các thủ tục hành chính công, thúc đẩy quá trình xây dựng Chính phủ điện tử. Sự phát triển của báo chí Hà Tĩnh đã từng bƣớc đáp ứng nhu cầu thông tin ngày càng cao của đông đảo quần chúng nhân dân, góp phần quan trọng trong việc định hƣớng dƣ luận và sự phát triển chung của tỉnh, phù hợp với tình hình xu thế hội nhập quốc tế.

Các cơ quan báo chí ở Hà Tĩnh hoạt động đúng tôn chỉ, mục đích và định hƣớng tuyên truyền của tỉnh; phóng viên các báo đã bám sát cơ sở, phản ánh kịp thời diễn biến mọi mặt của đời sống xã hội, tâm tƣ, nguyện vọng chính đáng của nhân dân, phát hiện, nêu gƣơng các nhân tố mới, điển hình tiên tiến trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, trong phát triển kinh tế - xã hội;

góp phần làm chuyển biến nhận thức, tạo sự đồng thuận trong nhân dân, giúp tỉnh thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ chính trị.

Báo chí Hà Tĩnh đã thông tin nhanh nhạy, toàn diện về mọi diễn biến của đời sống chính trị, kinh tế - xã hội ở trong nƣớc và quốc tế; là diễn đàn thực sự tin cậy của nhân dân; góp phần tích cực tuyên truyền tƣ tƣởng Hồ Chí Minh và đƣờng lối, quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nƣớc; tích cực xây dựng lý tƣởng xã hội vì mục tiêu “dân giàu, nƣớc mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”, góp phần ổn định chính trị tƣ tƣởng, làm phong phú đời sống tinh thần, huy động nguồn lực phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao chất lƣợng cuộc sống của nhân dân. Bên cạnh đó, báo chí cũng đã tập trung phản ánh những vấn đề dƣ luận xã hội quan tâm, từ đó có những phân tích và đề xuất giải pháp khắc phục những tồn tại, hạn chế, không ngừng nâng cao hiệu lực của pháp luật và hiệu quả kinh tế - xã hội; đáp ứng nhu cầu thông tin của nhân dân.

Báo chí Hà Tĩnh phát triển theo nguyên tắc “Báo chí, xuất bản nƣớc ta đặt dƣới sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nƣớc và hoạt động trong khuôn khổ pháp luật”. Trong thời gian qua báo chí Hà Tĩnh đã kiên trì tính Đảng, kiên trì bảo vệ vị trí chủ đạo về lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin và tƣ tƣởng Hồ Chí Minh trong ý thức tƣ tƣởng, bảo đảm tính định hƣớng chính xác, phục vụ nhân dân, phục vụ chủ nghĩa xã hội, đặt hiệu quả xã hội lên vị trí hàng đầu, bám sát thực tế, bám sát cuộc sống, bám sát quần chúng nhân dân.

Nhìn từ tổng thể, phải nói rằng, báo chí Hà Tĩnh đã có những bƣớc phát triển nhanh chóng, mạnh mẽ về nhiều mặt: tăng loại hình; tăng số lƣợng cơ quan báo chí; tăng số đầu báo, tạp chí, chƣơng trình; tăng chất lƣợng nội dung, hình thức, công nghệ in ấn, truyền tải thông tin; tăng số lƣợng, phạm vi phát hành, phạm vi phủ sóng; tăng số lƣợng nhà báo và đội ngũ những ngƣời làm việc trong các cơ quan báo chí; tăng số lƣợng công chúng báo chí, nhất là ở nƣớc ngoài; tăng nguồn lực tài chính, cơ sở vật chất và kỹ thuật.

Các cơ quan báo chí ở Hà Tĩnh cũng đã tích cực tuyên truyền chủ nghĩa Mác - Lênin, tƣ tƣởng Hồ Chí Minh, quan điểm, đƣờng lối của Ðảng, pháp luật, chính sách của Nhà nƣớc; phản ánh tâm tƣ, nguyện vọng chính đáng của các tầng lớp nhân dân; phát hiện, cổ vũ nhân tố mới, điển hình tiên tiến, thành quả của công cuộc đổi mới; tham gia tích cực vào cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí, quan liêu, chống thông tin, quan điểm sai trái, âm mƣu “diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch; góp phần quan trọng vào quá trình dân chủ hóa đời sống xã hội, củng cố lòng tin của nhân dân đối với sự nghiệp đổi mới; mở rộng giao lƣu, hội nhập. Các cơ quan báo chí đã xây dựng và kiên trì thực hiện những quy định mang tính nguyên tắc nhằm giữ vững tôn chỉ, mục đích; bảo đảm thông tin tích cực, lành mạnh luôn chiếm tỷ lệ lớn; khuyến khích việc phát hiện và cổ vũ nhân tố mới, điển hình tiên tiến; phát động và tổ chức nhiều phong trào hành động cách mạng, hoạt động xã hội, nhân đạo, từ thiện có ý nghĩa, mang lại hiệu quả thiết thực.

Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đáng ghi nhận, báo chí Hà Tĩnh vẫn còn nhiều tồn tại, hạn chế làm giảm sức mạnh, sức hấp dẫn, thuyết phục của mình. Việc cùng một thông tin đƣợc đƣa trùng lắp trên nhiều tờ báo đã trở thành vấn đề đáng bàn, đặc biệt là với những thông tin vụn vặt. Một số vụ án đƣợc “xới xáo” nhiều lần để câu bài, câu view. Nhiều thông tin đƣợc đƣa lên khi chƣa tìm hiểu kỹ, chƣa có ý kiến nhiều chiều của các bên liên quan. Có nhiều đơn từ khiếu nại, tố cáo đƣợc “đƣa thẳng” lên báo mà không cần tìm hiểu thông tin trong đơn đó có bao nhiêu phần trăm là sự thật. Có thông tin đƣợc đƣa lên báo từ những Nhà báo “salon”, do vậy, nhiều thông tin ban đầu là “con chuột”, đã trở thành “con voi” trên mặt báo. Một số phóng viên còn “săn tin” trên các mạng xã hội để đƣa lên báo mà không có sự kiểm chứng, v.v.. Đây là những việc làm hết sức thiếu trách nhiệm. Thậm chí, đâu đó vẫn còn hiện tƣợng phóng viên, nhà báo cấu kết với một số phần tử xấu, viết những bài báo có tính chất kích động khiếu kiện, gây mất ổn định ở cơ sở, v.v..

Một số bài viết phản ánh không khách quan, tiếp cận thông tin một chiều, thậm chí thông tin sai sự thật đã làm cho độc giả hiểu nhầm, tác động xấu đến tâm lý nhân dân. Một số bài viết gây bất lợi cho sự ổn định xã hội, không có lợi cho công tác đối ngoại, gây phƣơng hại đến lợi ích quốc gia; tạo điều kiện cho các thế lực thù địch lợi dụng, xuyên tạc, phát tán thông tin với mục đích phá hoại; vẫn còn dƣ luận, điều tiếng về việc nhũng nhiễu, ép làm quảng cáo, gây khó khăn cho cơ sở, v.v..

2.2. Đánh giá thực trạng và vấn đề đặt ra trong việc thực hiện chức năng giám sát và phản biện xã hội của báo chí ở Hà Tĩnh hiện nay

2.2.1. Đánh giá thực trạng thực hiện chức năng giám sát và phản biện xã hội của báo chí ở Hà Tĩnh hiện nay

a) Những kết quả trong thực hiện chức năng giám sát và phản biện xã hội của báo chí ở Hà Tĩnh hiện nay

Báo chí Hà Tĩnh là tiếng nói của Đảng, Nhà nước, của các tổ chức chính trị - xã hội, là diễn đàn của các tầng lớp nhân dân, thực sự đóng vai trò

ngày càng to lớn trong công cuộc xây dựng và phát triển tỉnh nhà. Các cơ

quan báo chí ở Hà Tĩnh luôn bám sát các nhiệm vụ chính trị, định hƣớng tuyên truyền, góp phần quan trọng cổ vũ, động viên các phong trào thi đua yêu nƣớc, thực hiện các mục tiêu kinh tế xã hội, quốc phòng an ninh, công tác xây dựng Đảng và các tổ chức trong hệ thống chính trị, giữ vững sự ổn định và phát triển của tỉnh Hà Tĩnh.

Giám sát và phản biện xã hội của báo chí Hà Tĩnh trong tuyên truyền

chính trị tư tưởng, giữ vững ổn định chính trị - xã hội. Những năm qua Tỉnh

Hà Tĩnh đã đạt đƣợc nhiều thành tựu to lớn và có ý nghĩa quan trọng, mở ra thời kỳ phát triển mới của Tĩnh. Sự nghiệp đổi mới của báo chí cũng không nằm ngoài quá trình đổi mới đó.

Trong bối cảnh Hà Tĩnh ngày càng hội nhập sâu vào kinh tế thế giới, với hàng trăm dự án đầu tƣ của nƣớc ngoài đƣợc đầu tƣ vào trên địa bàn, xen lẫn những thời cơ và thách thức, đặc biệt sự phát triển nhanh của nền kinh tế thị trƣờng ở Hà Tĩnh đang đặt ra nhiều vấn đề. Và hoạt động giám sát, phản biện của báo chí Hà Tĩnh đã góp phần quan trọng và có hiệu quả trong định hƣớng chính trị, tƣ tƣởng, thực hiện vai trò là cơ quan ngôn luận của Đảng bộ tỉnh; tuyên truyền đƣờng lối, chủ trƣơng của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nƣớc, của tỉnh; phổ biến các chỉ thị, nghị quyết và nhiệm vụ chính trị của cấp ủy Đảng, chính quyền địa phƣơng, đẩy mạnh thực hiện “Học tập và làm theo tấm gƣơng đạo đức Hồ Chí Minh“ gắn với thực hiện Nghị quyết Trung ƣơng 4 (Khóa XI) về “Những vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay“. Theo thống kê, ngoài tạp chí thông tin tƣ tƣởng, thì các báo Hà Tĩnh, Đài Phát thanh - Truyền hình Hà Tĩnh đã giành từ 20% đến 25% thời lƣợng, thông tin để phản ánh các vấn đề chính trị, con số này ở báo điện tử là 45%. Trong đó, Báo Hà Tĩnh, Đài Đài Phát thanh - Truyền hình Hà Tĩnh đã xây dựng các chuyên mục: Xây dựng Đảng; Đƣa nghị quyết của Đảng vào cuộc sống; Học tập và làm theo tấm gƣơng đạo đức Hồ Chí Minh... Thông qua những chuyên mục này đã kịp thời phổ biến các chỉ thị, nghị quyết và nhiệm vụ chính trị của cấp ủy Đảng, chính quyền địa phƣơng. Đồng thời, các chuyên mục này cũng kịp thời phản bác kịp thời những luận điệu xuyên tạc các chủ trƣơng, chính sách của Đảng và Nhà nƣớc, tiêu biểu mới đây nhất là vụ lộn xộn xảy ra tại khu kinh tế Vũng Áng vào ngày 15 tháng 4 năm 2014. Các chuyên mục này cũng chính là diễn đàn phản ánh tâm tƣ, nguyện vọng của các tầng lớp nhân dân.

Với nhiệm vụ đƣợc giao, Báo chí Hà Tĩnh luôn đề cao trách nhiệm xã hội của mình, là kênh thông tin giám sát, phản biện xã hội có hiệu quả. Nhiều vấn đề báo chí Hà Tĩnh đƣa ra đã đƣợc các cấp, các ngành nghiêm túc tiếp thu

và xem xét giải quyết nhƣ: phòng chống tham nhũng, chống lãng phí, thực hành tiết kiệm, phòng chống tệ nạn xã hội, những mặt trái, bức xúc mà dƣ luận xã hội quan tâm liên quan đến công tác quản lý, điều hành ở một số cơ quan, địa phƣơng, doanh nghiệp, tạo định hƣớng tốt trong dƣ luận xã hội. Khi phát hiện đƣợc những vấn đề mới, thông tin nhạy cảm đã có sự thông tin, trao đổi thƣờng xuyên, kịp thời giữa các cơ quan báo chí với các các ngành, các cấp, góp phần giải quyết kịp thời những khó khăn, vƣớng mắc, đặc biệt là đối với các vấn đề nhƣ: An ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội; Công tác tái định cƣ, giải phóng mặt bằng ở các công trình, dự án trọng điểm của tỉnh nhƣ: Dự án Ngàn Trƣơi, Cẩm Trang, các dự án ở khu kinh tế Vũng Áng, dự án mở sắt Thạch Khê, v.v.; Xây dựng nông thôn mới; Quản lý tài chính, đất đai, đầu tƣ xây dựng cơ bản; Chế độ, chính sách đối với ngƣời có công với cách mạng, v.v. góp phần quan trọng vào việc đấu tranh phòng chống, ngăn ngừa các tiêu cực trong xã hội, nâng cao niềm tin của nhân dân vào sự lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành của các cấp ủy Đảng và chính quyền từ tỉnh đến cơ sở.

Báo chí Hà Tĩnh đã cung cấp thông tin chính thống về kinh tế, văn hóa - xã hội, quốc phòng - an ninh, xây dựng Đảng và hệ thống chính trị; Thông tin thời sự trong tỉnh, trong nƣớc và quốc tế; đề cập đến các định hƣớng của cấp ủy đảng, chính quyền các cấp về các vấn đề lớn, vấn đề dƣ luận quan tâm cho cán bộ, đảng viên, nhân dân tỉnh nhà; đấu tranh chống các luận điệu sai trái, thù địch của các thế lực thù địch; Cổ vũ mạnh mẽ phong trào thi đua yêu nƣớc, nêu gƣơng các gƣơng ngƣời tốt, việc tốt, các điển hình tiên tiến ở các địa phƣơng, đơn vị, quyết tâm phấn đấu hoàn thành thắng lợi các mục tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh đã đề ra.

Là quê hƣơng giàu truyền thống văn hóa, địa linh nhân kiệt, báo chí Hà Tĩnh đã góp phần quan trọng vào việc xây dựng con ngƣời mới, nâng cao dân trí, đáp ứng nhu cầu ngày càng phong phú, đa dạng về đời sống tinh thần của

nhân dân, vừa giữ vững bản sắc văn hóa con ngƣời Hà Tĩnh, vừa tiếp thu những tinh hoa văn hóa của nhân loại, vừa đấu tranh chống những ảnh hƣởng tiêu cực của văn hóa ngoại lai, góp phần xây dựng nền văn hóa Hà Tĩnh tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc, thực hiện tốt cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá”. Ở nội dung này, bên cạnh ấn phẩm chuyên ngành là Tạp chí Văn hóa Hà Tĩnh, thì các chuyên mục, chuyên đề của Báo Hà Tĩnh, Đài Đài Phát thanh - Truyền hình Hà Tĩnh đƣợc đánh giá mang đậm bản sắc văn hóa địa phƣơng nhƣ: “Hà Tĩnh vang mãi bài ca”; “Văn hóa Hà Tĩnh”; “Tác giả tác phẩm”; “Rạng rỡ Hồng Lam”, “Đất và ngƣời Hà Tĩnh”; “Danh nhân Hà Tĩnh”; “Hoa đẹp núi Hồng”; v.v..

Về thông tin đối ngoại, hoạt động giám sát, phản biện của báo chí Hà Tĩnh đã góp phần quan trọng vào việc giới thiệu Hà Tĩnh, nét đẹp, con ngƣời văn và văn hóa Hà Tĩnh, các chủ trƣơng, chính sách của Tĩnh trong đối ngoại của Tỉnh. Hoạt động của báo chí Hà Tĩnh đã thể hiện là vai trò to lớn, là vũ khí động viên và tổ chức quần chúng, trở thành trƣờng học của những ngƣời làm lãnh đạo cũng nhƣ nhân dân lao động, góp phần tích cực vào quá trình đổi mới thông qua chức năng cổ động, tổ chức của báo chí, báo chí Hà Tĩnh đã biến thành “Lời kêu gọi” của cấp ủy Đảng, chính quyền trong việc nhìn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện chức năng giám sát, phản biện xã hội của báo chí ở hà tĩnh hiện nay (Trang 49 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)