Xuân Diệu với Nguyễn Trãi

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đóng góp của Xuân Diệu trong phê bình văn học trung đại qua các nhà thơ cổ điển Việt Nam (Trang 72 - 77)

1.2 .Quan niệm của Xuân Diệu về phê bình thơ

2.3. Nghệ thuật viết phê bình của Xuân Diệu

2.3.1. Xuân Diệu với Nguyễn Trãi

Nguyễn Trãi là bậc đại anh hùng dân tộc, là nhân vật toàn tài hiếm có trong lịch sử Việt Nam thời phong kiến. Thế giới đã tổ chức kỉ niệm danh nhân Nguyễn Trãi, nhiều công trình, nhiều tác phẩm đã viết về cuộc đời và sự nghiệp của ông; Xuân Diệu khi tiếp cận Nguyễn Trãi đã tự xác định cho mình chỉ đóng khung lại trong phạm trù nhà thơ lớn, “nghĩa là lớn trong thơ, qua thơ thấy cái lớn của Nguyễn Trãi với tư cách là một thi sĩ ở trong bảo tang văn học, còn trong bảo tang lịch sử, trên đài lịch sử, lại là một phạm trù khác nữa”.

Có lẽ chính vì vậy mà từ tháng 7 năm 1957, sau khi chúng ta vừa tìm lại được Quốc âm thi tập, theo nhà phê bình Hoài Thanh, thì Xuân Diệu là người đầu tiên đã viết bài bình thơ Nôm Nguyễn Trãi với một niềm cảm thông sâu sắc: “Các bạn ơi! Hơn năm thế kỉ rồi thơ Nguyễn Trãi không bao giờ ngủ trong thơ Việt Nam, vời vợi cái lo âu điển hình của Nguyễn Trãi…Tóc bạc trên đầu, hào lẫn với đêm khuya không ngủ, thơ Nguyễn Trãi thao thức một nỗi niềm gì…Người thi sĩ trước năm trăm năm, đốt tâm hồn cháy vời vọi giữa trời đất…Khắc khoải như con cuốc một đời, cho dẫu chết rồi, long ưu ái của ông vẫn cứ cháy ran trang thơ, trong lịch sử” [6, 8] Trước sự nghiệp văn học đồ sộ của Nguyễn Trãi, Xuân Diệu luôn ý thức rằng, muốn cho công bằng, công minh phải đọc và giới thiệu toàn bộ các tác phẩm của Người, bởi lẽ mỗi tác phẩm đều có một vị trí và tầm vóc riêng của nó.

Chẳng hạn, với “Quân trung từ mệnh tập”: “Quan thừa chỉ Nguyễn Trãi đã phụng mệnh Bình Định vương, viết bằng chữ Hán, trước sau hàng chục bức thư đưa vào thành giặc,đủ giọng cứng mềm cởi buộc đủ các lẽ, mỗi hàng chữ hiệu lực không kém một đội quân”

Với “Bình Ngô đại cáo”, một áng thiên cổ hùng văn, “sảng khoái lên tới tột đỉnh” có những câu như đổ một trái núi xuống đầu thù,”văn mạch liền nhau”, “đoạn nào cũng đang cho ta trích” “chỉ mỗi đọc lên nghe bằng lỗ ta mà đã cho ta cảm giác như văn đã khắc vào đá, chữ đã đúc trong đồng”...Xuân Diệu cũng không quên dẫn lời nhiều người xưa, nay từng ngợi ca công đức Nguyễn Trãi:

…“Ức Trai lâm thượng quang khuê tảo” (Lê Thánh Tông)

…“Cái tài làm hay, làm đẹp cho nước, từ xưa chưa có bao giờ- Kinh bang hoa quốc cổ vô tiền.” (Nguyễn Mộng Tuân)

…”Than ôi, người xưa như tiên sinh thật là một danh nhân hiếm có của nước Hoàng Việt ta vậy” ( Nguyễn Năng Tĩnh)

…” Công cao bằng ngọn núi Nam, phúc dài như một dòng sông Tô Lịch” (Phạm Quý Thích)

…” Nguyễn Trãi nhân nghĩa quá, trung thực quá, thanh liêm quá. Nguồn gốc sâu xa của thảm án vô cùng đau thương Nguyễn Trãi bị “chu di “là ở đó” (Phạm Văn Đồng)

Nhưng, tất cả, tất cả cái niềm trí tuệ và cảm xúc ấy dường như để gps phần cho Xuân Diệu dồn “mắt xanh” Đọc Quốc âm thi tập và “ chỉ biết thu hẹp chung quanh Quốc âm thi tập mà thôi”. “Điểm huyệt” như vậy, vì Xuân Diệu xác định Quốc âm thi tập là một bổ sung rất quan trọng vào tác phẩm khác của Nguyễn Trãi viết bằng chữ Nho. Đó là “tập thơ đầu tiên bằng tiếng mẹ đẻ của ta, cổ nhất, chính xác nhất còn lại trong văn học Việt Nam ta”.

Cùng với 105 bài thơ chữ Hán (Ức Trai thi tập), 254 bài thơ chữ Nôm này “góp phần trọng yếu để cho ta thấy con người tình cảm trong Nguyễn Trãi” Mượn cách nói của hoàng đế Napoleon đệ nhất, khi lần đầu tiên gặp thi hào Gớt- tơ (Goethe): “Gớt-tơ tiên sinh! Tiên sinh là một con người” Xuân Diệu cho rằng qua “Quốc âm thi tập”, chúng ta có đủ yếu tố để nói :” bậc vĩ nhân, người anh hùng dân tộc Nguyễn Trãi cũng là “một con người”. Đó à lời khen cao nhất. Và Nguyễn Trãi xứng đáng là nhà thơ trọn vẹn, nhà thơ mở đầu cho nền thơ cổ điển Việt Nam.

Ở đây, quan niệm Xuân Diệu về vĩ nhân, hay về văn học đều ngắn với yếu tố con người; phê bình văn học với Xuân Diệu cũng nhằm hướng tới con người, coi tác phẩm là hình dung về con người, về nhân cách, tâm hồn tác giả. Do đó những trang viết hay nhất của Xuân Diệu và cũng là những đóng góp đặc sắc nhất của Xuân Diệu khi đọc Quốc âm thi tập chính là sự đi sâu tìm hiểu, khám phá vẻ đpẹ của tài thơ Nguyễn Trãi, vẻ đẹp tâm hồn của một bậc vĩ nhân nhưng vẫn là con người “trần thế nhất trần gian” này.

Theo hướng ấy, để làm nổi bật tâm hồn Nguyễn Trãi, Xuân Diệu đã đối chiếu tỉ mỉ những bài có sự lẫn lộn giữa thơ Nguyễn Trãi và thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm này (sau Nguyễn Trãi hơn 100 năm). So sánh không

phải để nâng ai, hạ ai, nhưng Xuân Diệu đã chứng minh một cách thuyết phục tài thơ Ức Trai và đi đến nhận xét : “ Nguyễn Bỉnh Khiêm là một nhà thơ đạo đức làm thơ, Nguyễn Trãi chính cống là một tâm hồn thi sĩ”. [6, 40]. Riêng điều ấy đã chứng tỏ “Nguyễn Trãi hai lần bản lĩnh, hai lần vĩ đại, bởi vì nhà tư tưởng lớn Nguyễn Trãi, nhà hành động lớn Nguyễn Trãi đã không bóp chẹt nhà thơ trong bản thân mình. Khi thơ Nguyễn Trãi đã hay, thì đúng là cái hay của thơ Nguyễn Trãi chứ không phải của ai khác, bản lĩnh vô hạn, đáng kính trọng và yêu mến vô hạn”:

“Giậu lưa thưa hai khóm cúc, Giường thấp thấp một nồi hương Vượn chim kết bạn non nước quạnh Cầm sách cùng nhau ngày tháng trường”

Xuân Diệu nhận xét, Nguyễn Trãi có biệt tài trong việc sử dụng thể thơ lục ngôn sáu tiếng, nhờ vậy thể thơ ấy mới còn và truyền lại tới chúng ta ngày nay. Có những câu lục cắt nhịp ba, gợi một cái thong dong , phơi phới thần tiên :

“ Con cò quẩy- rượu đầy bầu Đòi nước non- chơi quản dầu

Đạp ánh mây- ôm bó củi Ngồi bên suối- gác cần câu

Có những bài, trên hình thức không có hoa văn gì đặc biệt, không có trang sức để cho người ta chú ý, nhưng tất cả bản lĩnh, trí tuệ lại nằm ở trong, đọc lên cứ như hiển hiện một dáng đi, một thế đứng, một tầm nhìn và cả một niềm chứa chan thế sự. Và qua những vần thơ ấy, “Ức Trai tiên sinh đã từng nắn thử gân nhiều nhân vật, danh nhân đương thời, và cả sáu câu

lục bát nói rộng, nói lâu, nói mau, để dồn đến hai câu thất ngôn làm cho người ta tưng hửng. Thì ra mây thuộc được núi, gió biết được cây, nước và trăng cứ trường tốn, duy có lòng người là cái thay đối nhất, lắt léo nhất thì không thể biết được, và cái thảm họa của đời Nguyễn Trãi sẽ chứng minh cho bài thơ” [6, 56]

Phê phán những cái nhìn lệch lạc sai lầm cho rằng thơ Nguyễn Trãi không có giá trị cao vì buồn và xa đời yếm thế, Xuân Diệu đã giúp ta đánh giá đúng nội dung tích cực, lớn lao của chữ Nhàn và cái buồn trong thơ Nguyễn Trãi. Bên cạnh đó, Đọc Quốc âm thi tập của Nguyễn Trãi, Xuân Diệu bị ám ảnh bởi những câu thơ :

Tuổi cao tóc bạc, cái râu bạc Nhà ngặt đèn xanh, con mắt xanh.

Mỗi một câu thơ Nguyễn Trãi gieo vào lòng Xuân Diệu bao xúc động: “…đôi mắt Ức Trai sâu vời vợi cùng thức với ngọn đèn xanh, đồng thời mắt xanh cũng có nghĩa là mắt đợi chờ người tri kỷ…, mãnh lực của thơ Nguyễn Trãi đã dựng lên cái điển hình, cái không khí của người thức đêm”. [6, 65]

Xuân Diệu là một nhà thơ, trước khi cầm bút bình thơ. Vì thế mà ông rất chú ý đến âm điệu, nhạc điệu, nghệ thuật ngôn từ. Sánh cách láy tiếng của Nguyễn Trãi và Nguyễn Bỉnh Khiêm, Xuân Diệu lựa ra hai câu thơ:

“Khát uống chè mai hơi ngọt ngọt Sốt kề hiên nguyệt gió thiu thiu”

(Nguyễn Bỉnh Khiêm) Và:

“Hương cách gác vân thu lạnh lạnh Thuyền kề bãi nguyệt tuyết chênh chênh”

rồi nhận xét: “Nguyễn Bỉnh Khiêm là một nhà đạo đức làm thơ. Nguyễn Trãi chính cống là một tâm hồn thi sĩ”. [6; 32]

Xuân Diệu nhận xét, Nguyễn Trãi có biệt tài trong việc sử dụng thể thơ lục ngôn, sáu tiếng, nhờ vậy thể thơ ấy mới còn và truyền lại được tới chúng ta ngày nay. Có những bài câu lục cắt nhịp ba, gợi một chút gì thong dong, trong sạch và phơi phới thần tiên:

“Con cờ quẩy- rượu đầy bầu Đòi nước non- chơi quản dầu Đạp áng mây- ôm bó củi

Ngồi bên suối- gác cần câu”

Có lẽ, khác với bất kì nhà phê bình nào, qua cách dựng chân dung của ngòi bút Xuân Diệu, chúng ta có một Nguyễn Trãi vô cùng kính yêu và gần gũi, gần gũi tới mức tưởng như Xuân Diệu nói “đọc thơ ông mà tức cười một cách kính trọng”. Ta tìm được ở nhà thi sĩ một người bạn, với thi sĩ chúng ta có thể quàng vai, quý nể nhưng nhất định không sợ hãi, dù chỉ e ngại cũng không. “Nguyễn Trãi vĩ nhân là nhà thơ kiểu ấy; thi sĩ có thể an ủi ta và ta cũng có thể an ủi thi sĩ”.

Tóm lại, qua Đọc Quốc âm thi tập, Xuân Diệu không chỉ làm cho người đọc cảm thấu vị trí, giá trị của tập thơ trong nền thơ dân tộc mà còn làm nổi bật được chân dung tâm hồn, khí phách và phong thái của Nguyễn Trãi. Cho đến nay đã có nhiều bài viết về thơ Ức Trai nhưng phải nói rằng ít ai viết kĩ, viết hay như vậy. Thật là “Nước chảy âu khôn xiết bóng non

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đóng góp của Xuân Diệu trong phê bình văn học trung đại qua các nhà thơ cổ điển Việt Nam (Trang 72 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)