1.2 .Quan niệm của Xuân Diệu về phê bình thơ
1.4. Xuân Diệu với gia tài văn học cổ điển dân tộc
Xuân Diệu tiếp cận gia tài này với ý thức “để biết quá khứ mà lo liệu cho tương lai”, và cũng như một nhu cầu giải toả nội tâm, không phải để đánh giá mà chính là để cho “thoả lòng yêu thương dân tộc, yêu thương quốc văn, yêu thương những tài tử lớn, họ vượt qua những hạn chế của thời đại cũ, đóng góp tiếng nói lớn cho dân tộc Việt Nam, cho nhân loại”
Với tâm huyết ấy, nắm vững quan điểm lịch sử, nêu cao thái độ đối với vốn cũ văn hoá dân tộc là “gạn đục khơi trong”, công trình Các nhà thơ cổ điển Việt Nam của Xuân Diệu đã giới thiệu hầu hết các danh nhân tiêu biểu cho tinh hoa văn học cổ điển nƣớc nhà
Trong những cây đại thụ của làng thơ Việt Nam, Xuân Diệu vẫn được xem là một trong những người cẩn trọng trong việc khen - chê. Nếu như Chế Lan Viên hay viết biểu dương phong trào thì hầu như Xuân Diệu chỉ đi vào nghiên cứu tìm hiểu tác giả, mà chủ yếu là những tác giả cổ điển. Xuân Diệu đã nỗ lực tiến hành nghiên cứu các đỉnh cao trong thơ ca quá khứ dân tộc. Ông tìm hiểu một cách có hệ thống và làm sống lại đẹp đẽ những nhà thơ cổ điển dân tộc Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương, Nguyễn Khuyến… Không chỉ sắc sảo trong nhìn nhận và đánh giá những bậc
tiền bối về những đóng góp của họ cho văn học, Xuân Diệu còn phát hiện nhiều điều lý thú qua cái nhìn thi sĩ của ông về những tác phẩm của các nhà thơ cổ điển này. Trước Xuân Diệu, chưa có một nhà phê bình
văn học nào có những đánh giá một cách hệ thống và thấu đáo như ông về các nhà thơ cổ điển Việt Nam. Qua những trang bình thơ của Xuân Diệu, ta được tiếp cận với một lối lý luận khúc chiết, sắc sảo, một cách thưởng thức
và thẩm định đầy trách nhiệm đối với di sản văn học của tiền nhân. Và ta bị lôi cuốn bởi chất văn dào dạt thấm đẫm phong cách Xuân Diệu, khiến ông không lẫn với một ai khác - dù là những người cùng nghiên cứu về cùng một đề tài cùng một tác giả văn chương.
Xuân Diệu không có điều kiện để đi sâu, đi kĩ vào sự nghiệp sáng tác của từng tác giả với tất cả các mặt ưu và nhược rõ ràng hoặc uẩn khúc trong quá trình sáng tác. Thiên hƣớng của Xuân Diệu là biểu dƣơng cái hay,
chọn sáng tác hay nhất của từng tác giả để khai thác, bình luận. Ở đây,
Xuân Diệu có thể phát huy khả năng bình luận sắc sảo và khá độc đáo của mình. Anh không nghiên cứu toàn diện quá trình sáng tác mà chú ý bình
cái hay về nội dung cũng nhƣ nghệ thuật. Những ý kiến của Xuân Diệu
đều có những khám phá riêng, độc đáo bổ sung vào những thành tựu mà giới nghiên cứu đã đạt được. Công trình của ông không thay thế được nhiều khâu nghiên cứu quan trọng nhưng có những gợi ý, bổ sung đáng quý. Ông đã có những cảm thụ tinh tế, chính xác. Ngoài ra, đó còn là tinh thần trách nhiệm và khám phá vẻ đẹp của sáng tác cổ. Ngòi bút của Xuân Diệu như vượt khỏi giới hạn của thời gian mà hòa vào tác phẩm. Người đọc hứng thú ở những khám phá sâu sắc, những bình luận tinh tế của ông về các bài thơ, nhà thơ cổ điển Việt Nam.
Chƣơng 2:
Đánh giá về nội dung tƣ tƣởng và giá trị nghệ thuật của Xuân Diệu với các tác giả, tác phẩm văn học trung đại Việt Nam (qua Các nhà thơ cổ điển Việt Nam)
2.1. Bối cảnh văn hóa, tư tưởng chính trị những năm 1960, 1970 (Bối cảnh phê bình trong Các nhà thơ cổ điển Việt Nam)