đề lao động và việc làm.
a2. Sự biến đổi dân số
Dân số và kinh tế - xã hội là những yếu tố vận động theo các quy luật khách quan trong quá trình tái sản xuất xã hội, nhưng lại có mối quan hệ hữu cơ với nhau.
- Khi dân số thay đổi thì lực lượng lao động thay đổi: Quy mô, cơ cấu và sự phân bố dân số có quan hệ ảnh hưởng quyết định quy mô, cơ cấu, phân bố sử dụng lực lượng lao động.
- Dân số tăng nhanh dẫn tới nguồn nhân lực xã hội tăng nhanh, tạo áp lực đối với vấn đề tạo việc làm cho người lao động.
- Mặc dù mức sinh hiện nay đã giảm nhưng vấn đề gia tăng nguồn nhân lực vẫn rất cao, cần có biện pháp thích hợp giải quyết công ăn việc làm cho người lao động.
a3. Vốn đầu tư cho một chỗ làm việc
Trong lĩnh vực sản xuất muốn tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập cho người lao động cần xét đến hàng loạt các yếu tố liên quan như:
+ Tư liệu lao động. + Đối tượng lao động.
Mối quan hệ của tạo việc làm với các yếu tố đó có thể được biểu thị như sau: Y = f ( x,y,z,…,n)
Trong đó:
Y: Số lượng công việc được tạo ra.
X: Vốn đầu tư để mua sắm thiết bị, nhà xưởng. Z: Đối tượng lao động.
U: Nhu cầu của thị trường đối với từng loại sản phẩm.
Vậy chỉ có không ngừng mở rộng phát triển sản xuất kinh doanh thì mới giải quyết được công ăn việc làm cho người lao động. Tổng vốn đầu tư càng lớn thì số công ăn việc làm được tạo ra nhiều hơn. Ta có thể biểu hiện bằng công thức:
Svl = ∑ 𝑉 ∑ 𝑣𝑙
Svl: Số lượng chỗ làm việc
∑ 𝑣𝑙:Vốn đầu tư cho một chỗ làm việc.
Thời kỳ CN lần I Thời kỳ CN lần II Thời kỳ CNH - HĐH lần III
30$ 300$ 3000$
Bảng so sánh chi phí đầu tư cho một chỗ làm.
a4. Những nhân tố về mặt khoa học kỹ thuật
+ Khoa học kỹ thuật và công nghệ hiện đại cần lao động có trình độ cao nhưng cần ít lao động hơn làm việc.
+ Lao động trí óc dần thay thế lao động chân tay.
+ Máy móc dần thay thế người lao động trong lao động.
a5. Cơ cấu kinh tế
Xu hướng phân công lao động và hợp tác lao động quốc tế.
Định hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo định hướng công nghiệp hóa hiện đại hóa gắn liền với quá trình phân công lao động và hợp tác quốc tế.
a6. Thị trường và các loại thị trường
Theo định nghĩa của nhà kinh tế học Mỹ sammuelson. " Thị trường là một quá trình, trong đó người mua người bán một thứ hàng hóa tác động qua lại nhau để xác định giá cả và số lượng hàng hóa".
+ Kinh tế thị trường làm phong phú, hàng hóa, dịch vụ, vật tư, vốn, tài sản tiển tệ, chất xám sẽ được mua bán tự do trên thị trường hàng hóa.
+ Kinh tế thị trường làm cho một số ngành nghề cũ mất đi nhưng xuất hiện nhiều hình thức làm việc mới.
a7. Phát triển kết cấu hạ tầng
+ Là mạch máu của nền kinh tế.
+ Quyết định sự phát triển và tăng trưởng. + Cung cấp dịch vụ cho nền kinh tế.
+ Tạo ra sự thay đổi căn bản cơ cấu nền kinh tế. + Tạo điều kiện phát triển đồng đều giữa các vùng. + Thu hút vốn đầu tư nước ngoài.
b. Liên hệ thực tế
Câu 14. Tác động của cuộc cách mạng 4.0 hiện nay đối với vấn đề giải quyết việc làm ?
a. Bối cảnh cuộc cách mạng 4.0 tới vấn đề giải quyết việc làm
- Cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư là sự kết hợp của công nghệ trong các lĩnh vực vật lý, công nghệ số và sinh học, tạo ra những khả năng sản xuất hoàn toàn mới và có tác động sâu sắc đến đời sống kinh tế, chính trị, xã hội của thế giới
- Cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư dựa trên nền tảng của sự kết hợp công nghệ cảm biến mới, phân tích dữ liệu lớn, điện toán đám mây và kết nối internet vạn vật sẽ thúc đẩy sự phát triển của máy móc tự động hóa và hệ thống sản xuất thông minh; sử dụng công nghệ in 3D để sản xuất sản phẩm một cách hoàn chỉnh nhờ nhất thể hóa các dây chuyền sản xuất không phải qua giai đoạn lắp ráp các thiết bị phụ trợ - công nghệ này cũng cho phép con người có thể in ra sản phẩm mới bằng những phương pháp phi
truyền thống, bỏ qua các khâu trung gian và giảm chi phí sản xuất nhiều nhất có thể. Công nghệ nano và vật liệu mới tạo ra các cấu trúc vật liệu mới ứng dụng rộng rãi trong hầu hết các lĩnh vực; trí tuệ nhân tạo và điều khiển học cho phép con người kiểm soát từ xa, không giới hạn về không gian, thời gian, tương tác nhanh hơn và chính xác hơn.
b. Thực trạng tác động của cách mạng 4.0 đối với vấn đề giải quyết việc làm b1. Tác động tích cực b1. Tác động tích cực
- Cách mạng 4.0 giúp giảm đáng kể chi phí giao dịch, vận chuyển.
- Chất lượng việc làm, thu nhập của người lao động đều đặn được tăng lên, mức độ phân biệt giữa việc trả công cho lao động nam và nữ cũng đã thu hẹp.
- Cách mạng 4.0 đòi hỏi yêu cầu về trình độ học vấn và trình độ chuyên môn, nghề nghiệp, chính trị của người lao động, chính vì vậy mà học vấn, trình độ chuyên môn, nghề nghiệp ngày càng được cải thiện. Số người lao động có tri thức, nắm vững khoa học - công nghệ tiên tiến tăng lên.
- Trình độ tay nghề, kỹ năng lao động, rèn luyện tác phong công nghiệp, phương pháp làm việc tiên tiến ngày càng được nâng cao.
- Nguồn nhân lực trẻ được đào tạo nghề theo chuẩn nghề nghiệp ngay từ đầu, có trình độ học vấn, văn hóa, được rèn luyện trong thực tiễn sản xuất hiện đại, sẽ là lực lượng lao động chủ đạo, có tác động tích cực đến sản xuất công nghiệp, giá trị sản phẩm công nghiệp, gia tăng khả năng cạnh tranh của nền kinh tế trong tương lai…
b2. Tác động tiêu cực
- Cách mạng 4.0 vừa là cơ hội và cũng là thách thức với chúng ta đặc biệt là những thách thức mà thị trường lao động mà người lao động Việt Nam phải đối mặt.
- Cuộc cách mạng này cũng có thể là nguy cơ tạo ra sự bất công lớn hơn, đặc biệt là nguy cơ phá vỡ tiến trình bình thường của thị trường lao động.
- Khi tự động hóa thay thế con người trong toàn bộ nền kinh tế, người lao động sẽ bị dư thừa và điều đó có thể làm trầm trọng hơn khoảng cách giữa lợi nhuận so với đồng vốn và lợi nhuận so với sức lao động. Nhiều lao động tay nghề thấp có thể mất việc làm.
- Đó là khoảng tụt hậu về kinh tế sẽ ngày càng xa hơn, lao động chi phí thấp mất dần lợi thế, khoảng cách công nghệ và tri thức nới rộng hơn, dẫn đến phân hóa xã hội sẽ sâu sắc hơn. Những ngành nghề từ trước tới nay sử dụng lượng lớn nhân sự tưởng rằng không thể thay thế bằng rô bốt như hệ thống trả lời trong ngành viễn thông, ngân hàng, bảo hiểm, chứng khoán cũng có thể bị đe dọa.
- Cách mạng 4.0 nhiều việc làm có thể được tự động hóa và mất đi. Thay vào đó là các loại việc làm mới ra đời. Điều này cũng có nghĩa là thị trường lao động sẽ thay đổi, cung cầu lao động sẽ thay đổi.
- Tuy vậy tại thị trường lao động Việt Nam mấy năm qua, số người thất nghiệp có trình độ cao đẳng, đại học trở lên, vẫn rất cao. Theo thống kê của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, hiện có khoảng hơn 200.000 người có trình độ từ đại học trở lên và khoảng 80.000 người có trình độ cao đẳng, đang trong tình trạng tìm kiếm việc làm, hoặc không có việc làm. Nhiều sinh viên khi ra trường, có việc làm, nhưng lại làm trái ngành, nghề được đào tạo. Tình trạng doanh nghiệp tìm cách sa thải lao động từ 35-40
tuổi vì nhiều lý do đã xuất hiện thời gian qua và có xu hướng chưa chấm dứt. Nếu những hạn chế, bất cập nêu trên không sớm được khắc phục thì thị trường lao động Việt Nam trong bối cảnh CM 4.0 có nguy cơ đổ vỡ với quy mô lớn.
- Thách thức từ những nhu cầu đào tạo (bao gồm nhu cầu đào tạo cho đối tượng người học mới, đối tượng chuyển đổi nghề nghiệp, đối tượng học bổ sung, nâng cấp trình độ và đào tạo lại.) đáp ứng cả về số lượng, chất lượng, tính hiệu quả của lực lượng lao động với thị trường gần 54 triệu lao động phù hợp với điều kiện mới, thời thời kỳ mới của đất nước góp phần làm tăng năng xuất lao động, tăng năng lực cạnh tranh quốc gia, ổn định xã hội và giảm tỷ lệ tệ nạn, tội phạm trong xã hội.
- Thách thức trước sự đòi hỏi tính linh hoạt, cấp bách đáp ứng kịp thời đồng thời 2 nhiệm vụ hết sức lớn lao do đặc trưng của cuộc CMCN 4.0 đặt ra, đó là phải đào tạo được những nghề mà việc làm chưa từng tồn tại trước đó và nghề mà việc làm sử dụng công nghệ chưa từng được phát minh.
c. Một số giải pháp giải quyết việc làm trong bối cảnh cách mạng 4.0
- Tiếp tục cơ cấu lại nền kinh tế, hướng tới phát triển bền vững: Chính phủ cần có lộ trình cụ thể, khả thi xử lý dứt điểm các dự án đầu tư kém hiệu quả, thua lỗ kéo dài, không có khả năng cơ cấu lại nhằm hạn chế hậu quả lâu dài, nâng cao năng lực ngành sản xuất chế tạo, chế biến.