Quan điểm của Đảng về tạo việc làm

Một phần của tài liệu ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP 14 CÂU, QUẢN LÝ NGUỒN NHÂN LỰC XÃ HỘI, ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI (Trang 25 - 26)

- Quán triệt quan điểm đúng đắn về việc làm: Mọi hoạt động tạo ra nguồn thu nhập không bị pháp luật cấm đều được thừa nhận là việc làm.

- Vì thế, vấn đề bao trùm để giải quyết việc làm cho lao động xã hội là tiếp tục giải phóng triệt để tiềm năng sức lao động phù hợp với hệ thống các cơ chế, chính sách, pháp luật theo tinh thần đổi mới.

- Hình thành và phát triển thị trường lao động đầy đủ và hoàn hảo, có sự quản lý chặt chẽ của nhà nước.

- Người dân chủ động, tự lo việc làm là chính: Nhà nước sẽ tạo ra môi trường và các điều kiện để người lao động được tự do làm ăn, tự tạo việc làm cho mình và cho người khác theo đúng pháp luật, phát huy đến mức cao nhất nhân tố con người.

- Giải phóng triệt để tiềm năng sức lao động của con người, khai thác hiệu quả nguồn nhân lực xã hội, con người có tiềm năng gì đều được trọng dụng

- Giải quyết việc làm là trách nhiệm của Nhà nước, doanh nghiệp và toàn xã hội + Nhà nước có trách nhiệm chăm lo giải quyết việc làm cho người lao động. + Chính phủ có chương trình quốc gia về giải quyết việc làm

+ Nhà nước có chỉ tiêu về tạo việc làm trong chính sách kinh tế xã hội, có chính sách ưu đãi nhà đầu tư, người sử dụng lao động...

+ Bản thân người lao động phải thay đổi nhận thức về vấn đề việc làm, tự liên hệ và đăng ký tìm việc làm tại các tổ chức dịch vụ.

+ Doanh nghiệp có trách nhiệm đối với vấn đề việc làm của người lao động, phải lập quỹ dự phòng trợ cấp thất nghiệp theo quy định.

Câu 13. Các nhân tố ảnh hưởng tới vấn đề tạo việc làm. Liên hệ thực tế ?

Một phần của tài liệu ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP 14 CÂU, QUẢN LÝ NGUỒN NHÂN LỰC XÃ HỘI, ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI (Trang 25 - 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(29 trang)