Một là, cần quan tâm hơn đến chất lượng giáo dục đại học, cao đẳng mà đầu tiên là ở chất lượng đầu vào. Giáo dục đại học cần hướng tới năng lực và kĩ năng mà sinh viên thu nạp được sau bốn năm học. Cần phải có sự gắn kết giữa đào tạo nguồn nhân lực và nhu cầu của xã hội. Phải xác định rõ các doanh nghiêp, nhà tuyển dụng cần gì, để hướng tới mục tiêu đào tạo. Việc đào tạo đại học, cao đẳng cần mang tính ứng dụng thực tế, tránh tình trạng sinh viên sau khi ra trường vẫn chỉ có một lượng kiến thức lý thuyết mà chưa biết áp dụng như thế nào? Để làm được điều đó, theo tôi,
28
nên tạo điều kiện cho sinh viên được tiếp xúc trực tiếp với công việc thực tiễn của các doanh nghiệp, tổ chức nhiều hơn. Phải có sự liên kết giữa nhà trường và doanh nghiệp, nhà trường nên dựa vào nhu cầu tuyển dụng trong tương lai của doanh nghiệp để đề ra chỉ tiêu tuyển sinh.
Hai là, phải có định hướng việc làm tương lai ngay trong thời gian học tập, để tìm cách tiệm cận với thực tế công việc đó, trau dồi cho bản thân những kĩ năng mà nhà tuyển dụng yêu cầu. Một trong những giải pháp đó là vấn đề làm thêm, thực tập, sinh viên làm quen dần với công việc tương lai, để biết bản thân thiếu, yếu những khía cạnh nào để tự khắc phục.
Ba là, tăng cường hơn nữa sự quan tâm của các chủ thể trong quản lý về vấn đề việc làm và thất nghiệp nói chung và với đối tượng là sinh viên nói riêng để có thể khắc phục tình trạng thất nghiệp một cách hiệu quả.
Bốn là, cần có những định hướng nghề nghiệp ngay từ khi còn là học sinh để xác định nhu cầu thị trường lao động cũng như đáp ứng các yêu cầu đó để có thể khắc phục tình trạng thất nghiệp sau khi tốt nghiệp của sinh viên.
Năm là, mỗi sinh viên cần tự nâng cao năng lực của bản thân, nghiêm túc học tập để có thể đáp ứng được nhu cầu của công việc, giải quyết được vấn đề việc làm và thất nghiệp sau khi tốt nghiệp.
Tiểu kết Chương 2
Trong Chương 2, tác giả đã trình bày đặc điểm của sinh viên nước ta hiện nay, thực trạng về vấn đề việc làm và thất nghiệp của sinh viên sau khi tốt nghiệp ở nước ta trong giai đoạn hiện nay. Tác giả đã đề cập đến số liệu sinh viên thất nghiệp qua kết quả của Bộ Giáo dục và Đào tạo đưa ra, đồng thời tác giả đã tìm hiểu nguyên nhân của vấn đề này, hậu quả của việc thất nghiệp sau khi tốt nghiệp của sinh viên. Tác giả đã đề cập đến việc giải quyết vấn đề này của chủ thể nhà nước, đánh giá và đề xuất một số giải pháp giải quyết vấn đề việc làm và thất nghiệp của sinh viên sau khi tốt nghiệp trong giai đoạn hiện nay.
29
KẾT LUẬN
Việc làm và thất nghiệp là vấn đề có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia nói chung và đối với cuộc sống của mỗi cá nhân, gia đình nói riêng. Vì vậy vấn đề giải quyết việc làm cho sinh viên sau tốt nghiệp hiện nay đang rất cấp thiết, đòi hỏi sự chung tay của nhiều Bộ, Ban, ngành liên quan nhằm phát huy thế mạnh cơ cấu dân số trẻ để thực hiện mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước dựa trên lợi thế và tiềm năng của nguồn nhân lực.
Vấn đề thất nghiệp của sinh viên có thể coi là một trong những vấn đề nan giải cần giải quyết. Để đối phó với tình trạng này cần có sự tham gia của từ nhiều phía, chính vì thế trong quá trình học sinh viên cũng cần tích cực học tập rèn luyện tiếp thu kiến thức chuyên môn nghiệp vụ của mình, tham gia các lớp đào tạo kỹ năng, các hoạt động xã hội. Bên cạnh đó, sinh viên cần có định hướng nghề nghiệp rõ ràng để phấn đấu học tập, rèn luyện phát huy những khả năng của mình về lĩnh vực nghề nghiệp, mở rộng các mối quan hệ với các cơ quan tuyển dụng, tạo thế mạnh khi tìm kiếm việc làm.
Cùng với đó các nhà trường cần rà soát cập nhật xây dựng lại nội dung chương trình đào tạo cho sát với thực tiễn nhu cầu xã hội, giảm lý thuyết, tăng thực hành nghề nghiệp. Gắn đào tạo với nhu cầu của thị trường lao động. Tạo điều kiện cho sinh viên có nhiều cơ hội để giao lưu, làm việc với các công ty, doanh nghiệp để họ có dịp tiếp xúc với các nhà tuyển dụng học hỏi kinh nghiệm, kiến thức nghề nghiệp, xác định mục tiêu phấn đấu rõ ràng hơn.
Về phía xã hội, Đảng và Nhà nước cần tiếp tục rà soát, hoàn thiện các chính sách về giáo dục, đào tạo, chính sách lao động - việc làm; tăng cường tổ chức thực hiện các nghiên cứu về lao động - việc làm của sinh viên tốt nghiệp, đánh giá về nhu cầu lao động, việc làm để xây dựng cơ cấu đào tạo cho các ngành nghề hợp lý.
30