Đánh giá thực trạng quản lý xã hội về vấn đề việc làm và thất nghiệp của sinh viên ở Việt Nam hiện nay

Một phần của tài liệu VẤN ĐỀ VIỆC LÀM VÀ THẤT NGHIỆP CỦA SINH VIÊN SAU KHI TỐT NGHIỆP Ở VIỆT NAM HIỆN NAY (Trang 25 - 26)

của sinh viên ở Việt Nam hiện nay

2.3.1. Ưu điểm

Với những chính sách quản lý của nhà nước về vấn đề việc làm và thất nghiệp nói chung và của sinh viên sau khi tốt nghiệp nói riêng đã đạt được một số những ưu điểm như sau:

Một là, tỷ lệ thất nghiệp của sinh viên sau khi tốt nghiệp trong thời gian vừa qua đang có xu hướng giảm điều đó có ý nghĩa tích cực đối với sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước.

Hai là, việc quản lý về vấn đề việc làm và thất nghiệp của sinh viên sau khi tốt nghiệp là cơ sở để các nhà trường điều chỉnh chương trình đào tạo cho phù hợp với nhu cầu của thực tiễn và của xã hội, nhờ đó mà tỷ lệ sinh viên ra trường có việc làm ngày càng gia tăng và tỷ lệ thất nghiệp của sinh viên sau khi tốt nghiệp đã giảm. Ba là, các chủ thể của quản lý xã hội đã tham gia tích cực vào việc giải quyết vấn đề việc làm và thất nghiệp cho sinh viên từ đó đề xuất ra những giải pháp hữu hiệu phù hợp với thực tiễn đáp ứng nhu cầu giải quyết việc làm giảm tỷ lệ thất nghiệp cho sinh viên sau khi tốt nghiệp.

Bốn là, chủ thể nhà nước luôn phát huy vai trò tích cực và thường xuyên của mình trong quản lý vấn đề thất nghiệp và việc làm của sinh viên, chính vì thế mà luôn có các biện pháp khắc phục các nguyên nhân dẫn đến tình trạng thất nghiệp trong sinh viên sau khi tốt nghiệp.

2.3.2. Hạn chế

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được vẫn còn tồn tại những hạn chế như:

Một là, các chính sách về việc làm chưa thực sự đáp ứng các yêu cầu của phát triển kinh tế - xã hội, các chính sách còn mang tính chung chung chưa cụ thể phù hợp với khách thể sinh viên, đặc điểm của khách thể,…

25

Hai là, việc triển khai thực hiện các chính sách còn chậm, thiếu cán bộ cơ sở, sự phối hợp giữa các Bộ, ngành, địa phương chưa chặt chẽ; chất lượng lao động hạn chế, năng suất lao động thấp; chất lượng việc làm chưa cao; tình trạng mất cân đối cung - cầu lao động cục bộ diễn biến phức tạp; hệ thống thông tin thị trường lao động chưa đầy đủ, kịp thời, chính xác; hệ thống Trung tâm dịch vụ việc làm tư vấn, giới thiệu việc làm kém hiệu quả...

Ba là, công cuộc tạo ra việc làm, giải quyết vấn đề việc làm và thất nghiệp cho sinh viên sau khi tốt nghiệp của các chủ thể vẫn còn hạn chế, chưa phát huy được vai trò của mình trong giải quyết vấn đề.

Một phần của tài liệu VẤN ĐỀ VIỆC LÀM VÀ THẤT NGHIỆP CỦA SINH VIÊN SAU KHI TỐT NGHIỆP Ở VIỆT NAM HIỆN NAY (Trang 25 - 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(31 trang)