Phương pháp quản lý nhà nước về xã hội

Một phần của tài liệu ĐỀ CƯƠNG ôn tập QUẢN LÝ XÃ HỘI ; TỔNG QUAN VỀ XÃ HỘI VÀ QUẢN LÝ XÃ HỘI; MỘT SỐ THIẾT CHẾ CƠ BẢN TRONG QUẢN LÝ XÃ HỘI; BIẾN ĐỔI XÃ HỘI ; QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ XÃ HỘI; (Trang 25 - 28)

Chương 4 QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ XÃ HỘI

4.2.2.Phương pháp quản lý nhà nước về xã hội

- Khái niệm phương pháp QLNN về XH: là tổng thể các cách thức tác động

có chủ đích và có thể có của Nhà nước đối với các hoạt động và quan hệ XH của các chủ thể XH nhằm đạt được mục tiêu QLXH đặt ra.

- Đặc điểm của QLXH của Nhà nước:

+ Tác động bao trùm, đa dạng trên toàn bộ lãnh thổ quốc gia

+ Luôn biến động, biến đổi và không ngừng hoàn thiện để phù hợp với tình hình thực tế của XH, môi trường quốc tế.

+ Phương pháp và hình thức QLXH của nhà nước phải gắn bó với các phương pháp và hình thức tác động tự phát của các thiết chế và tổ chức xã hội khác

- Các căn cứ lựa chọn phương pháp QLXH của nhà nước:

+ Tuân thủ pháp luật. + Bám sát mục tiêu xã hội

+ Phù hợp với thực trạng và tương quan của các phân hệ, giai tầng trong xã hội.

+ Phù hợp với các mối quan hệ đối ngoại.

Các phương pháp QLNN về XH:

Phương pháp hành chính

Phương pháp vận động tuyên truyền Các phương pháp tác động lên lợi ích Các phương pháp tự quản lý

26

Khái niệm: Là cách thức tác động mang tính pháp quyền của Nhà nước lên

các hoạt động và các quan hệ XH nhằm hướng các hành vi xã hội đạt tới các mục tiêu QLXH đề ra.

Đặc điểm cơ bản của phương pháp hành chính

- Xác định trật tự, kỷ cương, môi trường pháp lý XH ổn định - Giải quyết nhanh chóng các mâu thuẫn, xung đột hiệu quả

- Phát triển các nhân tố tích cực trong XH vì các mục tiêu phát triển XH - Liên kết, gắn bó với các phương pháp quản lý khác thành một thể thống nhất trong quản lý

Các điều kiện để sử dụng có hiệu quả các PP hành chính

- Hệ thống luật pháp về QLXH đồng bộ, đầy đủ, cụ thể, ổn định phù hợp với lợi ích của đông đảo công dân

- Hệ thống các cơ quan quản lý chức năng, đội ngũ CBCC đủ trình độ, kiến thức, tay nghề, nhân cách và lòng trung thành tuyệt đối với chế độ XH.

- Các cơ quan thanh tra, kiểm soát nhà nước công tâm, chuyên môn, đạo đức tốt để giám sát việc thực thi các phương pháp QLXH của các cơ quan chức năng nhà nước

4.2.2.2. Phương pháp vận động tuyên truyền

Khái niệm: Là các cách tác động về mặt tư tưởng, tình cảm, ý thức trách

nhiệm, niềm tin của Nhà nước đối với công dân trong XH để tạo ra sự đồng thuận và động cơ làm việc tích cực cho XH nhằm thực hiện thành công các mục tiêu quản lý được xác định trong khuôn khổ Hiến pháp, luật và thể chế XH

Vai trò của phương pháp vận động tuyên truyền:

- Tạo ra môi trường đồng thuận về mặt tinh thần cho sự tồn tại và phát triển xã hội.

- Biến các công dân thụ động thành các công dân chủ động, có ý thức tốt về các hành động của mình trong XH. Xử lý các khiếm khuyết, sai sót của PP hành chính trong QLXH

- Duy trì được sức mạnh của truyền thống dân tộc, tiếp nhận có chọn lọc các thành tựu khác của XH bên ngoài

Các điều kiện sử dụng các PP vận động tuyên truyền (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Có đường lối, thể chế chính trị đúng đắn. Bảo vệ và thể hiện được ý chí nguyện vọng của đại đa số công dân trong XH.

- Có hệ thống các cơ quan chức năng và đội ngũ CBCC có phẩm chất, nhân cách và trình độ phù hợp để tiến hành thực thi các phương pháp vận động và tuyên truyền.

27

4.2.2.3. Các phương pháp tác động lên lợi ích

Khái niệm: Là cách tác động có chủ đích và bằng các biện pháp chi phối

trực tiếp lên các lợi ích (vật chất và phi vật chất) của công dân để tác động lên các hoạt động và các mối quan hệ xã hội vì mục tiêu XH đã được đặt ra.

Vai trò các phương pháp tác động lên lợi ích:

Là PP bổ sung, có vai trò lớn trong QLXH.

- Chi phối lên một loại động cơ làm việc của con người (động cơ tính toán

hiệu quả) biến con người từ thụ động thành con người chủ động và sáng tạo.

- Phù hợp với các PP đã sử dụng trong quản lý kinh tế, đáp ứng tốt nhu cầu đời sống của công dân.

- Gắn kết các phương pháp quản lý khác thành một chỉnh thể có tính hiện thực cao.

Các điều kiện sử dụng phương pháp tác động lên lợi ích:

- Đảm bảo có sự cân xứng hợp lý giữa trách nhiệm, nghĩa vụ và lợi ích của công dân, các tổ chức XH.

- Đảm bảo công bằng, cân bằng giữa lợi ích vật chất và lợi ích phi vật chất; giữa lợi ích cá nhân, bộ phận với lợi ích của cả XH. Gắn kết hài hòa theo đúng nguyên tắc tập trung dân chủ và mục tiêu định hướng của XH.

- Hệ thống cơ quan QL và đội ngũ CBCC thích hợp. - Tài chính công

4.2.2.4. Các phương pháp tự quản lý

Khái niệm: là các phương pháp tác động gián tiếp của Nhà nước lên XH

bằng các chủ trương, đường lối, pháp luật lên các tổ chức XH để các tổ chức XH cùng Nhà nước thực hiện thành công các mục tiêu quản lý đề ra.

Vai trò của các phương pháp tự quản lý:

Phát huy tốt ý thức chịu trách nhiệm và khả năng tổ chức của các tổ chức, nhóm, phân hệ trong XH; có thể tác động lên nhiều hoạt động và quan hệ XH.

- Có thể tác động đồng thời lên nhiều hoạt động, quan hệ xã hội

- Phù hợp với xu thế mở rộng dân chủ và bình đẳng về thông tin trong các XH. Góp phần vào xây dựng Nhà nước của dân, do dân và vì dân, xã hội công bằng – dân chủ - văn minh.

Các điều kiện sử dụng phương pháp tự quản lý:

- Thể chế chính trị xã hội đúng đắn, hệ thống luật pháp hoàn thiện

- Các phương pháp tự quản lý của các tổ chức, phân hệ, phong trào xã hội phải phù hợp với các đặc trưng xã hội và trong khuôn khổ cho phép của thể chế chính trị, luật định xã hội.

28

4.3. Một số vấn đề xã hội cần quan tâm trong quản lý Nhà nước về xã hội ở Việt Nam hiện nay

Một phần của tài liệu ĐỀ CƯƠNG ôn tập QUẢN LÝ XÃ HỘI ; TỔNG QUAN VỀ XÃ HỘI VÀ QUẢN LÝ XÃ HỘI; MỘT SỐ THIẾT CHẾ CƠ BẢN TRONG QUẢN LÝ XÃ HỘI; BIẾN ĐỔI XÃ HỘI ; QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ XÃ HỘI; (Trang 25 - 28)