Hiện tình sáng tác của tiểu thuyết Nguyễn Huy Thiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Tiểu thuyết của Nguyễn Huy Thiệp dưới góc nhìn thể loại (Trang 43)

4. Cấu trúc luận văn

2.2. Hiện tình sáng tác của tiểu thuyết Nguyễn Huy Thiệp

Giữa những yêu cầu về thi pháp thể loại, con đường sáng tạo của nhà văn thực tế không chỉ dừng ở những khao khát nghệ thuật thuần túy mà mà phải trả lời trực tiếp bằng chính giá trị thực tế của nội dung và hình thức tác phẩm. Cuộc thử nghiệm tiểu thuyết của Nguyễn Huy Thiệp cũng không nằm ngoài nguyên tắc ấy. Khi 4 cuốn tiểu thuyết lần lượt ra đời, nó là hành trình nhà văn hiện thực hóa, cụ thể hóa quan điểm nghệ thuật và quan niệm sáng tác của mình đã đưa ra trước đó. Khả năng phản ánh phạm vi hiện thực, cách kiến tạo thế giới nhân vật và các hình thức tổ chức cấu trúc tác phẩm được xem là những phương diện cơ đặt ra cho nhà văn khi bước vào cuộc thử nghiệm nghệ thuật này.

2.2.1. Phạm vi hiện thực trong tiểu thuyết Nguyễn Huy Thiệp

Nói đến vấn đề về phạm vi hiện thực phản ánh thực chất là đề cập tới các phương diện nội dung như đề tài, chủ đề, tư tưởng của các tác phẩm. Tiểu thuyết cũng như mọi thể loại văn học đều khơi nguồn cảm hứng từ bức tranh về con người và cuộc sống. Tuy nhiên, tiểu thuyết lại có bản chất đặc biệt (là thể loại duy nhất nảy sinh và được nuôi dưỡng bởi thời đại mới của lịch sử thế giới) nên nó thân thuộc và sâu sắc với thời đại ấy. Chính vì thế mà loại tác phẩm tự sự cỡ lớn này có khả năng bao chứa và bám sát hiện thực cuộc sống hơn so với các thể loại văn học khác.

Trở lại với những tiểu thuyết của Nguyễn Huy Thiệp, nếu xét từ góc độ phạm vi phản ánh, ở mỗi sáng tác ấy nhà văn đều đã cố gắng đưa ra một vấn đề, một mảng hiện thực gắn liền với con người, cuộc sống. Văn học và nhân thế là hai vùng nhận thức nổi bật được ông tập trung khai thác trong các tiểu thuyết mang tính thử nghiệm của mình.

Trong câu chuyện nửa đùa nửa thật, thực thực, hư hư về những cuộc giao tranh giữa các bang phái võ lâm trong Võ lâm ngoại sử, người đọc quan tâm đến các binh pháp võ học thì ít mà ám ảnh bởi những truân chuyên được mất, những chi tiết bóng gió “ngoại sử” của bao người nghệ sĩ trong hơn nửa thế kỉ của văn học nước nhà thì nhiều. Trong đó, tài năng và sự xuất hiện của đa phần các tác giả văn học một thời (các cao thủ võ lâm trong giang hồ) đều được Nguyễn Huy Thiệp mô tả bằng một giọng điệu bỡn cợt mỉa mai. “Thần đồng thơ ca” Trần Đăng Khoa, mới 8 tuổi đã nổi danh với tác phẩm Hạt gạo làng ta được tác giả hư cấu thành nhân vật Trần Đăng Tài - “thần đồng võ hiệp”- danh nổi như cồn là nhờ học lỏm được bài “quyền thuật tung hạt gạo” của một tên cái bang. Xuân Diệu - ông hoàng của thơ ca tình yêu vào vai của Ngô Xuân luôn cặp kè với Huy Viễn (Huy Cận), tính nết thất thường, ưa tự do bay nhảy và là thần tượng của những thanh niên còn trẻ. Nguyên Ngọc, một cây bút nổi tiếng có rất nhiều tác phẩm hay về mảnh đất và con người Tây Nguyên được nhắc đến trong vai của Nhất Thốn Ngọc Kỳ Khôi, là một đại cao thủ trong giang hồ nhưng khôi hài ở chỗ không bao giờ chịu giễu võ ở đất lạ, đồng

bằng mà luôn dẫn dụ đối thủ lên Tây Nguyên đất đỏ, mảnh đất sở trường của mình rồi mới đánh. Hay hình ảnh nhà thơ lục bát hiện đại Đồng Đức Bốn lại được nhắc đến trong câu chuyện về Đồng Đức Tứ - nhân vật thành danh một cách hoang đường nhất trong giới giang hồ. Bản chất quê mùa, thất học, ít chữ nghĩa nên trong võ lâm y chỉ học được mỗi thuật dùng ám khi ném phi tiêu “lục bát phi tiêu đại pháp” mà thôi… Với cách nói bóng gió vô thưởng vô phạt ấy, tác giả lại tung ra một cái nhìn “giải thiêng thần tượng” giống như trong các truyện ngắn viết về danh nhân lịch sử của ông trước đó. Những nhân vật, nghệ sĩ nổi tiếng phút chốc trở nên bình thường, thậm chí tầm thường, những thành quả và công danh họ có dưới ngòi bút của tác giả đa phần không được công nhận bởi thực tài mà chỉ nhờ vào thời thế, cơ may, tiểu xảo. Vụ án “Nhân văn giai phẩm” đình đám một thời gắn với những tên tuổi như Lê Đạt, Trần Dần, Hoàng Cầm…tư tưởng chống cộng trong văn chương Dương Thu Hương, những cây bút trẻ nổi loạn như Phan Huyền Thư, Vi Thùy Linh cũng được nhắc tới trong tác phẩm như một bức kí họa đầy ẩn ý về những hỷ, nộ, ái ố trên văn đàn.

Hơn nửa thế kỉ văn học (tính từ 1945 trở lại đây), khoảng thời gian ấy chưa phải quá dài với một nền văn học lớn nhưng đó là cả quá trình vận động, từng bước hiện đại hóa của nền văn học dân tộc. Trong câu chuyện bông đùa, mua vui nấp trong bộ cánh của một cuốn tiểu thuyết võ hiệp mà Nguyễn Huy Thiệp đã viết, ta chưa vội bàn về vấn đề có hay không chiều sâu tư tưởng hay sáng tạo nghệ thuật trong đó. Nhưng điều dễ nhận thấy rằng lật lại để nhìn nhận về cả một thời đại văn học không phải là một phạm vi phản ánh hạn hẹp và dễ bề khai thác. Nó đòi hỏi người viết vừa phải nắm vững về tiến trình văn học sử, vừa phải có sự táo bạo quyết liệt vượt ra ngoài những tri thức, giá trị định hình trước đó của đối tượng để mang về một góc tiếp cận, một cái nhìn mới về đối tượng ấy.

Ở vùng nhận thức thứ hai là viết về nhân thế, tiểu thuyết của Nguyễn Huy Thiệp ít nhiều có cách khai thác hiện thực mang đậm tư duy của tiếu thuyết. Nghĩa là những chủ đề đặt ra mang tính thời sự nhất, thời đại nhất đều được nhà văn soi chiếu từ góc độ của con người cá nhân. Qua hành trình phưu lưu cát bụi của Khuê

trong Tuổi hai mươi yêu dấu ta thấy câu chuyện của một lớp thanh niên bơ vơ mất phương hướng về lẽ sống trong xã hội. Gia đình và nhà trường thường được xem là hai môi trường lý tưởng để hình thành nên đạo đức và nhân cách cho con người trong thời niên thiếu để ta có định hướng lối sống đúng đắn khi bước vào tuổi trưởng thành. Nhưng ở trong xã hội hiện đại, nguyên lý ấy đã có phần xa lạ và lạc điệu. Khuê sẵn sàng bỏ nhà đi bụi, bỏ cả tương lai của một chàng sinh viên đại học thực chất là một hành động nổi loạn để chống lại chính gia đình và nhà trường, nơi mà cậu cho là đầy thói đạo đức giả, ngục tù và khủng bố về mặt tinh thần. Nó phản ánh diện mạo của một thế hệ trẻ sống trong sự no đủ về vật chất nhưng lại hao khuyết về tinh thần, là sản phẩm từ những mặt trái của một nền giáo dục áp đặt chạy đua thành tích và là hình ảnh ngày càng phổ biến của những cậu ấm cô chiêu trong sự bao bọc vô lối, trưởng giả của các gia đình.

Hay trong tiểu thuyết Tiểu long nữ Gạ tình lấy điểm cũng vậy, trường nhìn của tác phẩm cũng được nhà văn mở rộng ra thành những vấn nạn, sự xuống cấp của xã hội hiện đại từ những câu chuyện giật gân của những con người cá thể, cá nhân. Về bản chất, Lương không phải người xấu. Y từng là một người lính trở về từ chiến trường máu lửa, từng có một cuộc hôn nhân hạnh phúc suốt 10 năm bởi sự cảm mến đức độ dù biết bà Quỳnh hơn mình 6 tuổi. Nhưng cũng như rất nhiều con người khác trong xã hội hiện đại, dục vọng chốn quan trường và ma lực của đồng tiền đã khiến Lương dần dần tha hóa trở nên ích kỉ, cộc cằn và nguy hiểm. Sự xuống cấp về đạo đức và luân lý, tìm mọi cách tiến thân bằng con đường tham nhũng phi pháp của một bộ phận quan chức như Lương đã trở thành một vấn nạn nhức nhối mà Nguyễn Huy Thiệp đã đặt ra trong tác phẩm của mình. Hạn “tiểu long nữ” với kết cục thân bại danh liệt của nhân vật như một quả nghiệp tất yếu của những kẻ “gieo gió”, bất chấp tất cả để thỏa mãn ham muốn ích kỉ của bản thân. Còn trong câu chuyện thầy giáo gạ sinh viên đổi tình lấy điểm, vấn đề về tiêu cực trong giáo dục, sự xống cấp về đạo đức trong mối quan hệ thầy - trò lại được Nguyễn Huy Thiệp cắt nghĩa, nhìn nhận từ hai con người cá thể là ông thầy Đỗ Thư Công và cô học trò Vân Dung. Họ đều chỉ như những con người đi trong cõi mê

của nhân gian: một người lầm lạc vì không thể kiểm soát mình trước sức cám dỗ của bản năng và dục vọng để thú tính trỗi dậy, một người thì quá ngây thơ đến độ dường như bơ vơ, lạc lõng, mất cả khả năng phân tích, nhìn nhận giữa cái bề bộn, tạp nham, thậm chí nhơ nhớp của cuộc đời.

Như vậy, nếu xét ở góc độ nội dung, những sáng tác nêu trên của Nguyễn Huy Thiệp đều có sự đáp ứng nhất định yêu cầu về khả năng khám phá hiện thực của thể loại. Dung lượng thực tế của các tác phẩm đó không lớn (đều chỉ dưới 500 trang văn bản) nhưng bức tranh đời sống và vấn đề mà nhà văn đặt ra đều có sự gắn bó rất gần gũi, mật thiết và đặc biệt có tính “thời sự” với thời cuộc. M.Bakhtin từng quan niệm: “Những đặc điểm khu vực tiếp xúc của tiểu thuyết biểu hiện một cách khác nhau trong từng biến tướng thể loại khác nhau. Tiểu thuyết có thể hoàn toàn không đặt ra vấn đề gì cả” nhưng “tự ta có thể bị cuốn vào trong tiểu thuyết” bởi chính sự tiếp xúc gần gũi và hiện thực ấy [46; 64]. Nếu như dựa trên quan điểm này, với dòng tiểu thuyết ba xu mà Nguyễn Huy Thiệp đã thử nghiệm, các sáng tác trên hoàn toàn có thể vượt qua rào cản lý thuyết về vấn đề phạm vi phản ánh hiện thực. Bởi từ bối cảnh, nhân vật đến vấn đề khai thác trong đó đều không hề xa lạ mà rất đời thường, hiện thực. Nhưng cái khó mà nhà văn và tác phẩm của ông chưa thực sự đáp ứng được chính là sức hấp dẫn, thuyết phục và ám ảnh của bức tranh hiện thực mà người viết khai thác và thể hiện. Điều này sẽ được chúng tôi đề cập rõ và chi tiết hơn trong những nội dung tiếp theo.

2.2.2. Nhân vật trong tiểu thuyết của Nguyễn Huy Thiệp

Nhân vật trong tác phẩm tự sự được xem là linh hồn, là phương tiện nghệ thuật đắc lực của nhà văn trong việc truyền tài ý đồ, tư tưởng của mình qua từng trang viết. Do đó, dù muốn hay không cuộc thử nghiệm về thể loại của Nguyễn Huy Thiệp thực tế cũng phải trả lời câu hỏi đặt ra về việc xây dựng thế giới nhân vật trong các tiểu thuyết của ông.

Nhìn nhận một cách khách quan, bức tranh tổng thể về thế giới nhân vật trong tiểu thuyết Nguyễn Huy Thiệp hiện lên khá phong phú và sinh động với đủ tầng

lớp, loại người, độ tuổi… Có những con người thuộc những tầng lớp cao trong xã hội có đủ tiền, tài, danh vọng như Nguyễn Quốc Lương, Đỗ Thư Công; có những người ma cô, tú bà lọc lõi như Thúy Vinh (Vinh “chọi”), Quỳnh; lại có những người hồn nhiên vô tư như Vân Dung, cô bé Chi; có người luôn lo gìn giữ âm đức, kẻ đầy giục vọng thấp hèn, người bồng bột, kẻ lọc lõi sự đời… Từ quan chức, kĩ sư, nhà văn đến lớp học sinh, sinh viên, những cậu ấm cô chiêu đến những người sống ngoài vòng pháp luật… tất cả đều góp mặt trong bức tranh hiện thực trong những tiểu thuyết ba xu của Nguyễn Huy Thiệp.

Đặc biệt hơn, ở mỗi một sáng tác nhà văn đều cố gắng tìm tòi một cách xây dựng, thể hiện nhân vật rất riêng. Trong Tuổi hai mươi yêu dấu bức chân dung tinh thần của Khuê được tái hiện bằng chính dòng ý thức miên man, những suy tưởng và giác ngộ của chính mình trong quãng đời đi bụi của cậu. Tác giả chủ ý đưa ra các sự kiện, biến cố trong cuộc đời nhân vật (sự kiện hiểu lầm, bỏ nhà ra đi, bị nghiện ma túy, cứu huyện đảo…) nhưng thường miêu tả rất ít về hoàn cảnh, diễn biến hành động mà tập trung hướng vào dòng suy tưởng của nhân vật trước cuộc đời. Điều này rất phù hợp với tâm lý của lứa tuổi hai mươi, lớp người tuổi trẻ luôn khao khát khẳng định cái tôi của mình nhưng quá bồng bột nên đa phần đều rơi vào trạng thái bơ vơ, ngộ nhận và lầm lạc giữa vòng xoáy khắc nghiệt của cuộc đời. Ở Võ lâm ngoại sử bức tranh nhân vật hiện lên rất rộng lớn nhưng Nguyễn Huy Thiệp lại tỏ ra tỉnh bơ không ráo riết tạo dựng xem ai là nhân vật chính của câu chuyện mà thả nổi toàn bộ hệ thống hình tượng ai cũng nhắc đến nhưng kì thực chẳng muốn khắc họa điển hình một ai. Hay kì lạ hơn đến tiểu thuyết Gạ tình lấy điểm người thầy là điểm mấu chốt của mọi xung đột, sự kiện nhưng tác giả lại chưa từng để nhân vật ấy trực tiếp lộ diện trong câu chuyện của mình. Đỗ Thư Công trở thành một ẩn số và hoàn toàn vắng mặt… Chọn những lối đi “không giống ai” như vậy dường như đã trở thành một nét cá tính đặc thù của Nguyễn Huy Thiệp. Ông luôn hấp dẫn độc giả và những người như chúng tôi bởi chính vẻ tài tử, dám mày mò, thử nghiệm ở mọi góc độ!

Thiệp đều ít nhiều đều khơi nguồn cảm hứng từ những con người thật, việc thật hay có những nguyên mẫu ngoài đời. Khuê trong Tuổi hai mươi yêu dấu lấy ý tưởng từ cậu con trai của nhà văn (theo lời ông tâm sự), Nguyễn Quốc Lương trong Tiểu long nữ , thầy Đỗ Thư Công, cô học trò Vân Dung trong Gạ tình lấy điểm đều có nguyên mẫu ngoài đời. Hay những nhân vật giang hồ cổ quái trong Võ lâm ngoại sử

hầu như nhân vật nào cũng có thể gọi tên bằng một gương mặt nhà văn, nhà thơ nổi tiếng trong giới văn nghệ một thời. Tiểu thuyết không đặt ra yêu cầu phải xây dựng thế giới nhân vật bằng những con người thật, việc thật. Tuy nhiên, khi lấy nguyên mẫu ngoài đời nó lại đòi hỏi người viết phải kiến tạo cho những nhân vật ấy một đời sống phong phú, sinh động, hấp dẫn hơn và đặc biệt phải có những đặc điểm tính cách điển hình hơn so với nguyên mẫu đời thường [10; 247]. Ở đây, ta có thể ghi nhận về Nguyễn Huy Thiệp ở phương diện nhà văn đã nỗ lực tạo ra một bức nhân vật phong phú với những hướng thử nghiệm, khắc họa riêng nhưng tính chất điểm hình, độc đáo của những hình tượng ấy lại rất mờ nhạt và chưa thuyết phục. Lương hiện thân cho những vị quan chức “cá mập” trong xã hội hiện đại như thế nào; Bản chất của Đỗ Thư Công bộc lộ ra sao; Hay cá tính của những kiếm khách giang hồ trong bức tranh Võ lâm ngoại sử có gì đáng nói… Tất cả những câu hỏi ấy đều là một ẩn số trong tiểu thuyết của tác giả. Thực tế, nhà văn chỉ chủ ý đưa ra thông tin gián tiếp về đối tượng còn dường như đều bỏ ngỏ sự va chạm, nếm trải, tiếp xúc bằng hành vi, thái độ trực tiếp của nhân vật với hoàn cảnh và các mối quan hệ xung quanh.

Tiểu thuyết là thể loại có khả năng bao trọn và đi sâu vào khám phá mọi góc cạnh, ngóc ngách của bức tranh hiện thực đời sống và con người. Trong đó, nhân vật trong loại tác phẩm này thường hiện lên có tính toàn vẹn, đầy đặn, sinh động hơn sử thi và truyện ngắn bởi nó không bị giới hạn bởi không gian, thời gian hay khoảng cách của người trần thuật. Chính vì vậy, ở một thể loại dài hơi, nếu người viết chỉ

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Tiểu thuyết của Nguyễn Huy Thiệp dưới góc nhìn thể loại (Trang 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)