BẢN CHẤT CỦA HOẠT ĐỘNG SÁNG TẠO

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tìm hiểu bản chất của sáng tạo (Trang 50 - 51)

Sáng tạo và hoạt động sáng tạo là hai góc nhìn khác nhau của cùng một đối tượng. Cũng giống như giữa kinh tế và hoạt động kinh tế. Nói hoạt động sáng tạo là nói đến quá trình biểu hiện cụ thể của sáng tạo, là quá trình hoạt động đi tới đích. Nói đến sáng tạo là nói đến quá trình đó đã hoàn thành.

Không thể so sánh hoạt động sáng tạo với các hoạt động khác như hoạt động kinh tế, hoạt động chính trị, hoạt động văn hóa v.v. vì hoạt động sáng tạo là chỉ một góc độ, phương diện khác của các hoạt động kinh tế, hoạt động chính trị, hoạt động văn hóa v.v. chứ không phải là một loại hoạt động có cùng “cấp độ” như các hoạt động đó. Có hoạt động sáng tạo trong kinh tế, hoạt động sáng tạo trong chính trị, hoạt động sáng tạo trong văn hóa...

Hoạt động sáng tạo là hoạt động có mục đích tạo ra cái mới có giá trị giải quyết vấn đề sáng tạo hoặc giải quyết một cách sáng tạo vấn đề đặt ra. Hoạt động sáng tạo không phải là hoạt động tinh thần thuần túy mà hoạt động trong đó có sự kết hợp giữa hoạt động tinh thần với hoạt động của cơ thể tác động vào đối tượng vật chất nhất định (vật liệu, tư liệu, thiết bị, máy móc…) nhằm tạo ra sản phẩm sáng tạo.

Trong hoạt động sáng tạo của chủ thể có sự tái tạo, lặp lại, kế thừa những yếu tố, cái đã có của bản thân và xã hội, nhưng điều căn bản nhất và đồng thời cũng là nhiệm vụ quan trọng nhất của sáng tạo là hình thành yếu tố “mới” và yếu tố “giá trị”. Quá trình hình thành yếu tố “mới” và yếu tố “giá trị” không phải là hai quá trình riêng rẽ, tách rời nhau tuyệt đối mà cũng chỉ là một quá trình trong hoạt động của chủ thể. Nhưng về khách quan mà nói sự hình thành yếu tố “mới” và yếu tố “giá trị” có nét riêng biệt, khiến cho dựa vào nét riêng biệt này ta có thể tách chúng ra trong tư duy để nhận thức chúng sâu sắc hơn.

yếu tố “mới” và yếu tố “giá trị” để có được kết quả cuối cùng là “cái mới có giá trị” nghĩa là sản phẩm sáng tạo được tạo ra.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tìm hiểu bản chất của sáng tạo (Trang 50 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)