BẢN CHẤT CỦA HOẠT ĐỘNG SÁNG TẠO
2.1 Sự hình thành yếu tố “mới” trong hoạt động sáng tạo
Yếu tố “mới” trong hoạt động sáng tạo được hiểu theo nghĩa rộng khơng chỉ là cái mới hình thành tồn tại dưới hình thái tư tưởng hay hình thái vật chất mà còn là cách thức mới của hoạt động của chủ thể để có được cái mới đó
(tồn tại dưới hình thái tư tưởng hay hình thái vật chất). Cho nên, nói sự hình thành yếu tố “mới” trong hoạt động sáng tạo chứ khơng nói sự hình thành “cái mới” trong hoạt động sáng tạo là có nguyên nhân ở đó. Cái mới tồn tại dưới hình thái tư tưởng là ý tưởng mới (hoặc là lời giải mới). Cái mới tồn tại dưới hình thái vật chất là kết quả của sự tác động của chủ thể làm biến đổi khách thể vật chất tạo nên những trạng thái mới, tính chất mới, kết cấu mới của khách thể vật chất. Cái mới dưới hình thái vật chất là hiện thực hóa cái mới trong tư tưởng. Tư tưởng là sự chỉ đạo hoạt động vật chất của chủ thể. Cho nên, hoạt động hình thành cái mới tồn tại dưới dạng vật chất đồng thời cũng là hoạt động hình thành cái mới tồn tại dưới dạng tinh thần. Ví dụ, một người thợ mộc muốn tạo ra một cái áo giáp bằng gỗ, thì trước hết người thợ mộc phải hình thành ý tưởng về cái áo giáp đó (hình thành cái “mới” tồn tại dưới dạng tinh thần), hình thành ý tưởng xong, người thợ mộc vật chất hóa ý tưởng đó, bắt tay vào làm theo ý tưởng mới đó, khi làm xong cái áo giáp thì nghĩa là cái mới tồn tại dưới dạng vật chất được hình thành. Nói cách khác, hoạt động sáng tạo hình thành cái “mới” dưới dạng vật chất là sự kết hợp thống nhất của những hoạt động tinh thần và hoạt động vật chất của chủ thể. Hoạt động tinh thần là cơ sở, xuất phát cho việc hình thành cái mới tồn tại dưới dạng vật chất. Hoạt động sáng tạo trước hết là hoạt động giải quyết vấn đề, nhưng người ta có thể giải quyết vấn đề bằng những cách, phương pháp đã có và hoạt động sáng tạo khơng phải chỉ có vậy. Hoạt động sáng tạo giải quyết vấn đề bằng những cách mới, phương pháp mới tối ưu hơn những cách, phương pháp đã có, hoặc giải quyết vấn đề nan giải bằng cách mới chưa ai tìm ra. Cho
nên, việc hình thành yếu tố “mới” là nhiệm vụ, yêu cầu rất quan trọng của hoạt động sáng tạo. Sự hình thành yếu tố “mới” và những vấn đề liên quan đến việc hình thành yếu tố “mới” là vấn đề quan trọng đặt lên hàng đầu trong các tài liệu lý luận về sáng tạo, phương pháp luận sáng tạo. Những luận điểm biểu hiện vấn đề này như: đặt suy nghĩ trong các hòan cảnh điều kiện khác nhau; nhìn nhận vấn đề dưới nhiều góc độ khác nhau; thay đổi cách đặt vấn đề; xem xét những điều tưởng như không thể; tạo ra các mối liên hệ của đối tượng đang xét; tìm ra các sự kiện có liên quan đến đối tượng; làm thế nào để hình thành nên một lượng lớn các ý tưởng; thấy được liên hệ giữa những cái trái ngược; Một cá nhân có khả năng cảm nhận sự tương đồng giữa hai lĩnh vực tồn tại hịan tịan tách rời là người có khả năng đặc biệt; tạo ra những kết hợp mới mẻ; kết nối những ý tưởng rời rạc nghĩa là thấy được mối liên hệ giữa những ý tưởng rời rạc; tạo càng nhiều kết nối thì cơ hội có được những ý tưởng độc đáo càng rõ ràng v.v.
Những vấn đề đặt ra cho việc tìm hiểu bản chất của sự hình thành yếu tố “mới” trong hoạt động sáng tạo bao gồm:
- Cơ sở nào mà từ đó ý tưởng mới nẩy sinh?
- Làm thế nào để có nhiều ý tưởng trong đó có khả năng chứa đựng ý tưởng sáng tạo?
- Những ý tưởng về cùng một vấn đề có quan hệ như thế nào? Giải quyết những vấn đề này được trình bày trong những mục sau.
2.1.1 Giả thiết về “tập hợp khả dĩ”, “vật liệu khả dĩ
Để giải quyết những vấn đề của sự hình thành yếu tố “mới” trong hoạt động sáng tạo chúng tôi đề ra những giả thuyết về những khái niệm có tính chất làm cơng cụ của tư duy đó là những giả thuyết về tập hợp khả dĩ, vật liệu khả dĩ, về hệ kín và hệ kín khả dĩ.
Tập hợp khả dĩ là tập hợp những ý tưởng, những phương án khác nhau giải quyết cùng một vấn đề tại một thời điểm nhất định trong đó mỗi ý tưởng, mỗi phương án là một phần tử khả dĩ.
Phần tử khả dĩ trong tập hợp khả dĩ có thể là lời giải, có thể là khơng phải là lời giải, có thể là lời giải tối ưu, có thể khơng phải là lời giải tối ưu.
Phần tử khả dĩ trong tập hợp khả dĩ có thể là phần tử khả dĩ đã có (ý tưởng đã có, phương án cũ được chủ thể tiếp nhận từ xã hội), có thể là phần tử khả dĩ mới nảy sinh (ý tưởng mới, phương án mới)
Ký hiệu
Tập hợp khả dĩ: Ka
Phần tử khả dĩ với những nội dung nhất định là phương án giải quyết vấn đề a: ki (i n)
Cho nN (N: Tập số tự nhiên; n: tập con của N) Tập hợp khả dĩ của vấn đề a: Ka : = {k1, k2, k3….kn}
Gọi Ga là tập hợp tất cả “nghiệm” (lời giải) của vấn đề a. Ga là sự giả định về những lời giải của vấn đề a.
Ga: = {g1, g2, g3…gm} trong đó mN. Trong Ga có thể có lời giải tối ưu, lời giải khơng tối ưu…
- Ka = khi đó n = 0: khơng có phương án nào cho vấn đề a. (“”: tập rỗng)
- Ga = khi đó m = 0: Vấn đề a vốn dĩ khơng có lời giải. - Trong trường hợp: Ka ≠ , Ga ≠
Nếu: Ka Ga = thì trong tập hợp Ka khơng chứa lời giải. (“”: phép hợp)
Nếu: Ka Ga ≠ và Ga Ka thì trong tập hợp Ka khơng chứa hết lời giải có thể có. (“ ”: phép giao)
Nếu: Ga Ka thì trong tập hợp Ka chứa tịan bộ lời giải có thể có. Nếu: Ga = Ka thì trong tập hợp ka là tập hợp các lời giải.
n j
, kj Ka với Ka Ga = kj thì ta nói tập hợp Ka có một lời giải. Cho Ua Ga Khi Ka Ga = Ua thì tập hợp Ka có một số lời giải.
Khái niệm tập hợp khả dĩ có ý nghĩa là cơng cụ tư duy cho việc giải quyết những vấn đề khác có liên quan đến ý tưởng.
* Vật liệu khả dĩ
Trong tập hợp khả dĩ bao gồm những phần tử khả dĩ về cùng một vấn đề. Một câu hỏi đặt ra là những phần tử khả dĩ đó có cơ sở hình thành từ đâu, bắt nguồn từ đâu. Khái niệm vật liệu khả dĩ sẽ trả lời câu hỏi đó. Những phần tử khả dĩ có cơ sở hình thành từ những vật liệu khả dĩ. Vật liệu khả dĩ như là điều kiện để hình thành nên ý tưởng, “có bột mới gột nên hồ”, có vật liệu khả dĩ thì mới xây dựng nên ý tưởng.
Vậy, vật liệu khả dĩ là toàn bộ những tri thức, hình ảnh, biểu tượng, thông tin… của chủ thể làm kho nguyên liệu để tạo nên phần tử khả dĩ. Phần tử khả dĩ là kết quả của việc liên kết, “nhào nặn”, lựa chọn từ những nguyên liệu trong kho nguyên liệu đó.
Vật liệu khả dĩ là yếu tố động, khơng phải là cái đã ổn định, sẵn có của chủ thể mà nó sẽ ngày càng được bổ sung phong phú đa dạng thêm, được bổ sung trong hoạt động sáng tạo và trong các hoạt động sống của chủ thể. Vật liệu khả dĩ không chỉ là cơ sở cho phần tử khả dĩ giải quyết một vấn đề mà có thể là cơ sở cho những phần tử khả dĩ giải quyết những vấn đề khác nhau.
Vật liệu khả dĩ qui mơ càng lớn thì càng có khả năng tạo ra nhiều phần tử khả dĩ. Tùy từng loại phần tử khả dĩ mà có những kho nguyên liệu khác nhau. Có kho vật liệu khả dĩ khơng đồng nghĩa với việc có những phần tử khả dĩ. Muốn có những phần tử khả dĩ phải có năng lực liên kết, “nhào nặn”, lựa chọn từ những nguyên liệu trong kho nguyên liệu đó.
Vật liệu khả dĩ ví như nguyên liệu trong sản xuất vật chất. Khơng có ngun liệu thì khơng thể có sản phẩm. Vật liệu khả dĩ vừa là điều kiện vừa là yếu tố cấu thành nên phần tử khả dĩ. Khơng có vật liệu khả dĩ thì dĩ nhiên là khơng thể nẩy sinh phần tử khả dĩ mới. Trong hoạt động sáng tạo, điều tất yếu của chủ thể sáng tạo là phải có được những vật liệu khả dĩ đủ để có thể tạo ra sản phẩm. Nguồn vật liệu khả dĩ càng phong phú đa dạng về số lượng và chất
lượng thì càng có khả năng có được những phần tử khả dĩ đúng đắn giải quyết vấn đề một cách hiệu quả.
Vật liệu khả dĩ như là những nguyên liệu để chế biến món ăn, như là hệ thống chữ cái tạo nên các từ ngữ. Có những vật liệu trong kho vật liệu khả dĩ có thể dùng trực tiếp không nhất thiết phải “gia công” “chế biến” giống như người thợ cơ khí đang chế tạo một động cơ khi thiếu một bộ phận nào đó anh ta có thể vào kho lấy ra bộ phận đang bị thiếu đó lắp vào động cơ.
Trong nhận thức của con người về sáng tạo, có những biểu hiện của vật liệu khả dĩ như:
Trong phương pháp sáng tạo 6 bước của Samm.S.Baker ở cuốn “Luyện trí sáng tạo”, bước thứ ba của phương pháp là “tìm ra các sự kiện và dồn cho đầy đầu óc bạn” [15, tr.48] đó là những sự kiện thơng tin liên quan đến vấn đề cần giải quyết. Có thể nói đó là cách thức nhằm tạo ra những vật liệu khả dĩ.
Trong phương pháp các câu hỏi kiểm tra của T.Eiloart dùng cho lĩnh vực sáng chế cũng đưa ra gợi ý cho việc khai thác, sưu tầm vật liệu khả dĩ: “Đi dạo ở những nơi gợi ý sáng tạo: nghĩa địa máy móc, bãi rác sắt vụn, các bảo tàng kỹ thuật, các cửa hàng bán những đồ vật rẻ. Đọc lướt các tạp chí, tập san hài hước”.
Trong phương pháp phân tích hình thái có 5 bước: bước 1: Phát biểu bài tóan một cách chính xác; bước 2: Xác định các bộ phận – chức năng (thông số) chủ yếu của đối tượng; bước 3: Kể ra tất cả các hình thái có thể có của các bộ phận chức năng (thông số), liệt kê ở giai đoạn 2; bước 4: Lập cơng thức hình thái của đối tượng xem xét; bước 5: Phân tích, đánh giá những phương án thu được ở giai đoạn 4 và lựa chọn những lời giải tốt nhất. Thì ở bước 3 “kể ra tất cả các hình thái có thể có của các bộ phận chức năng (thông số), liệt kê ở giai đoạn 2” là sự biểu hiện của việc tạo ra vật liệu khả dĩ cho vấn đề cần giải quyết.
Ở phương pháp đối tượng tiêu điểm, cũng có thao tác cần thiết để xây dựng vật liệu khả dĩ cho vấn đề cần giải quyết. Phương pháp này có 6 bước
gồm: bước 1, chọn đối tượng tiêu điểm; bước 2, chọn từ 3 đến 4 đối tượng một cách tình cờ (lật hú họa từ điển, báo, tạp chí, danh mục…); bước 3, lập danh sách những dấu hiệu của những đối tượng chọn ở bước 2; bước 4, kết hợp những dấu hiệu nói trên với đối tượng tiêu điểm; bước 5, phát các ý tưởng dựa trên những kết hợp ở bước 4 bằng sự liên tưởng tự do, khơng có bất kỳ sự hạn chế nào; bước 6, đánh giá những ý tưởng thu được và lựa chọn những ý tưởng có triển vọng khả thi. Phần này thường giao cho các chuyên viên thực hiện. Như vậy, ở bước 2 và bước 3 là những bước tạo ra vật liệu khả dĩ cho vấn đề cần giải quyết.
Nhiều tài liệu về sáng tạo đều coi học vấn, tri thức rộng là điều cần thiết cho hoạt động sáng tạo. Trong cuốn “Khơi dậy tiềm năng sáng tạo” các tác giả Nguyễn Cảnh Toàn, Nguyễn Văn Lê và Châu An đã coi học vấn cần cho sáng tạo. Hay trong cuốn “Hãy trở thành người thông minh sáng tạo” của tác giả Lê Nguyên Long quan niệm học vấn sâu rộng là hành trang vô cùng quan trọng để trở nên thông minh sáng tạo.
Trong nghiên cứu khoa học việc am hiểu không chỉ lĩnh vực chuyên môn mà ở những lĩnh vực khác là điều quan trọng để có được những ý tượng sáng tạo, những phát minh lớn. Người ta đưa ra lời khun, khuyến khích việc tìm kiếm những tư liệu ở những lĩnh vực khác nhau, thậm chí hịan tịan khác với lĩnh vực đang nghiên cứu. Hoặc trong nghệ thuật nhất là văn học để có được những tác phẩm suất sắc, nghệ sĩ, nhà văn, nhà thơ phải có vốn tri thức rộng, có kinh nghiệm thực tế phong phú. Những yêu cầu này nhằm tập hợp những vật liệu khả dĩ cần thiết cho việc tạo ra những ý tưởng sáng tạo.
Vấn đề quan trọng của vật liệu khả dĩ là trong kho nguyên liệu tạo nên phần tử khả dĩ loại nguyên liệu nào giữ vai trò quan trọng, là cơ sở trực tiếp từ đó hình thành nên ý tưởng.
2.1.3 Hệ kín khả dĩ
Một trong các yếu tố bản chất của hoạt động sáng tạo là quá trình hình thành yếu tố “mới” điều này cũng có nghĩa là q trình tìm ra ý tưởng mới,
cách mới để đi tới ý tưởng đó. Tìm ra ý tưởng mới, cách mới để đi tới ý tưởng là tính đến trường hợp có thể diễn ra. Chúng tôi đưa ra giả thuyết về khái niệm hệ kín nhằm tính đến tất cả những hợp có thể diễn ra, khi đó sẽ bao hàm trong đó ý tưởng sáng tạo.
Hệ kín là sự liệt kê của chủ thể tất cả những trường hợp có thể (xẩy ra, diễn ra) của một sự kiện hay đối tượng trong điều kiện nhất định.
Khi nói rằng một vật chuyển động theo hướng nào mà ta chỉ ra tất cả những hướng chuyển động có thể của vật đó nghĩa là ta có được hệ kín.
Khi hỏi rằng một vật trong cái hộp đó có màu gì mà chỉ ra tất cả những màu có thể có của vật đó thì ta đã đi tới hệ kín.
Khi thực hiện một phản ứng hóa học nhất định tạo ra sản phẩm và hỏi rằng sản phẩm tạo thành có trạng thái vật lí như thế nào, nếu ta chỉ ra được tất cả những trạng thái vật lí có thể của đối tượng đó thì ta đã đi đến hệ kín.
Khi hỏi rằng liệu ta tiếp cận đối tượng ở phương diện, góc độ nào thì ta giải đáp được vấn đề đặt ra. Ta chỉ tất cả những phương diện, góc độ có thể có của đối tượng thì ta đã đi đến hệ kín.
Có một người đã vào trong tòa nhà này, tòa nhà này duy nhất chỉ có 20 phịng biệt lập, hỏi rằng hiện tại người đó ở phịng nào. Ta chỉ ra người đó có thể vào phịng 1, phịng 2… phịng 20 thì ta đã đạt đến hệ kín.
Ta phân biệt, tất cả những hợp có thể xảy ra có tính khách quan, nghĩa là tất cả những trường hợp đó là những trường hợp có thể xảy ra đối với đối tượng đó khơng phụ thuộc vào khả năng nhận thức của con người.
Và tất cả những trường hợp “có thể xẩy ra” có tính chủ quan, nghĩa là những trường hợp xẩy ra là nhận định của chủ thể về đối tượng.
Gọi A là tập tất cả những trường hợp “có thể xẩy ra” có tính chủ quan. Gọi B là tập tất cả những trường hợp “có thể xẩy ra” có tính khách quan. Có những tình huống sau:
1/ Nếu A B, A ≠ B thì chủ thể chưa đạt tới hệ kín, khi đó có những trường hợp có thể xẩy ra của đối tượng trong điều kiện nhất định mà chủ thể chưa tính đến.
2/ Nếu B A, A ≠ B thì chủ thể đã bao quát hết tất cả những trường hợp mà đối tượng trong điều kiện nhất định có thể xẩy ra, thậm chí vượt ra khỏi những trường hợp có thể xảy ra đối với đối tượng về mặt khách quan.