- Tài trợ: Huy động và phân bổ nguồn vốn cần thiết để dự trữ, vận chuyển, bán hàng và thanh toán các chi phí hoạt động của kênh phân phối.
7. Ấn phẩm công ty
Các ấn phẩm giúp chiến lược quảng bá thương hiệu ra bên ngoài thêm hiệu quả đồng thời vun đúc thêm cho thương hiệu của doanh nghiệp càng vững chắc. Ngoài ra, các ấn phẩm còn kết nối các nhân tố quan trọng vào tiến trình phát triển chung của toàn công ty. Các nhân tố đó là nhà cung cấp, khách hàng, nhà đầu tư, cơ quan truyền thông và nhân viên công ty. . Ấn phẩm còn được xem như một kênh thông tin chính thức của doanh nghiệp nhằm cung cấp, đối chiếu và bổ sung trong bộ tư liệu truyền thông cho cơ quan thông tấn báo chí.
Ảnh hưởng của ấn phẩm của doanh nghiệp đối với từng đối tượng rất khác nhau. Với khách hàng, nhất là những công ty có mạng lưới khách hàng rộng khắp, ấn phẩm như cầu nối cung cấp thông tin thường xuyên cho khách hàng về giá cả, sản phẩm mới, chính sách khuyến mãi… Nhà đầu tư có thể tìm hiểu về tình hình kinh doanh, những dự án mới mà doanh nghiệp sắp triển khai. Nhà cung cấp tìm hiểu thêm được nhu cầu nguyên liệu của khách hàng trong từng thời điểm. Nhân viên thông qua ấn phẩm có thể hiểu rõ hơn về công ty, những chiến lược mà công ty đang triển khai.
Việc FPT phát hành những ấn phẩm không những đã giới thiệu được văn hóa của FPT, kết nối được nội bộ FPT ngày càng chặt chẽ mà còn có thể quảng bá hình ảnh của công ty đến với công chúng. Có thể lấy ví dụ về các ấn phẩm của FPT như nội san “Cóc đọc”, nội san “ Chúng ta”, bản tin nội bộ “người phân phối”, bản tin nội bộ “ người tiên phong”… Những ấn phẩm này được in ấn công phu dưới dạng nội san hay bản tin với hình thức và nội dung hấp dẫn đã làm rút ngắn khoảng cách của công ty đối với công chúng.
III- VÍ DỤ VỀ THÀNH CÔNG THẤT BẠI CỦA HÃNG BỘT GIẶT
OMO
Unilever là một trong những tập đoàn đa quốc gia cung ứng hàng tiêu dùng hàng đầu thế giới với các ngành hàng thực phẩm và sản phẩm chăm sóc vệ sinh cá nhân và gia đình.
Có mặt tại Việt Nam từ năm 1995, tới nay công ty đã đầu tư hơn 120 triệu đô la Mỹ và đã trở thành một trong các nhà đầu tư thành công nhất ở Việt Nam với 2 doanh nghiệp: Công ty Liên doanh Unilever Việt Nam chuyên về các sản phẩm chăm sóc cá nhân và gia đình (bột giặt OMO, Viso, xà bông và sữa tắm Lux, Lifebuoy, Dove, dầu gội Sunsilk, Clear, Lifebuoy, các loại nước vệ sinh gia đình Vim, nước rửa chén bát Sunlight, các loại sữa rửa mặt và kem dưỡng da Pond"s, Hazeline...) và Công ty TNHH Unilever Việt Nam chuyên về các sản phẩm thực phẩm, trà và các đồ uống từ trà, các sản phẩm chăm sóc vệ sinh răng miệng (trà Lipton nhãn vàng, Lipton Icetea, nước mắm và bột nêm Knorr). Và Omo là một trong những sản phẩm nổi tiếng của công ty Unilever. Đối với thị trường Việt Nam, omo là sản phẩm xuất hiện sau sản phẩm bột giặt tide của P&G. Tuy nhiên, omo đã đẩy mạnh chiến dịch quảng bá của mình và đã đạt được những hiệu quả bất ngờ mà “đàn anh” Tide trước đó đã không làm được. Omo xây dựng cho mình một hệ thống nhận diện rất hiệu quả.
- Tên thương hiệu omo ngắn gọn, đơn giản, dễ đọc, dễ viết.
- Logo với màu sắc đẹp, hài hòa, đơn giản nhưng vẫn mang nét độc đáo
- Slogan: sử dụng một số slogan như: “chuyên gia giặt tẩy vết bẩn”; “học hỏi điều hay, ngại gì vết bẩn”; “đánh bật 99 vết bẩn khó giặt”…
- Bao bì: rất sặc sỡ, nổi bật và rất bắt mắt. Omo sử dụng mẫu bao bì chung cho tất cả các sản phẩm thuộc dòng “thông dụng” ở các loại trọng lượng. Điều khác biệt ở mẫu bao bì mới này là hình ảnh thể hiện trên hai mặt chính của bao bì. Tất cả được thiết kế theo phong cách mới lạ, hài hòa, thân thiện, gần gũi và sống động hơn.
Tất cả những điều này đã giúp người tiêu dùng dễ dàng nhận biết, phân biệt sản phẩm omo với các sản phẩm cùng loại của các hãng khác. Đồng thời cũng giúp cho thương hiệu omo tạo được ấn tượng mạnh hơn, sâu sắc hơn và giúp cho khách hàng có thể biết được những tính năng công dụng cũng như những thông điệp mà hãng này muốn truyền tải.
Ngoài việc xây dựng được hệ thống nhận diện thương hiệu hiệu quả, omo còn xây dựng được hệ thống đối thoại thương hiệu khá tốt. Điều này đã làm rút ngắn được khoảng cách giữa hãng này và khách hàng cũng như giúp cho vị thế của thương hiệu này càng ngày càng vững mạnh.
Có thể kể đến đầu tiên là hệ thống kênh phân phối của omo. Tại Việt Nam, các sản phẩm của omo được phân phối rộng rãi từ thành thị đến nông thôn, từ các siêu thị, nhà bán buôn đến nhà cửa hàng bán lẻ. Việc phát triển được hệ thống phân phối khổng lồ như vậy không những đã giúp cho thương hiệu omo nổi tiếng, ăn sâu vào tâm trí người tiêu dùng mà còn có thể hạn chế được việc hàng giả, hàng nhái gây ảnh hưởng đến uy tín của mình.
Quảng cáo là một trong những hoạt động góp một phần quan trọng vào thành công của omo. Với chiến lược quảng cáo rầm rộ cùng với hình ảnh quảng cáo đặc sắc, giàu ý nghĩa đã giúp omo tạo được những ấn tượng tốt đối với công chúng. Những ngày đầu tiên xâm nhập thị trường Việt Nam, Omo mở đầu bằng những mẩu quảng cáo nêu bật tính năng giặt tẩy vượt trội của mình. Mẫu quảng cáo đặc trưng nhất là phỏng vấn người tiêu dùng về những trải nghiệm của họ khi dùng bột giặt Omo. Omo đã sử dụng mẫu quảng cáo này trong một thời gian dài làm cho người xem cảm thấy nhàm chán tuy nhiên lại khá "hiệu nghiệm" vì sau đó hầu hết người tiêu dùng đều nhớ nằm lòng nhãn hiệu Omo. Chưa dừng ở điều đó, năm 2002, omo bắt đầu triển khai chiến dịch PR cho sản phẩm của mình. Chương trình “ Omo áo trắng ngời sáng tương lai” đã được đánh giá rất cao và đem đến những thành công bất ngờ.
Từ cuối năm 2005, Omo đã có những bước chuyển mình mới trong việc thực hiện các hoạt động mang tính cộng đồng. Omo đã nỗ lực không ngừng để củng cố thương hiệu và xây dựng tình cảm của khách hàng đối với thương hiệu. Hàng loạt chương trình ra đời đều hướng đến mục tiêu nhất quán này: tổ chức các chương trình hướng về cộng đồng như "ngày hội những chiếc túi tài năng", "OMO áo trắng ngời sáng tương lai, ngày hội "Triệu tấm lòng vàng", "Tết làm điều phúc sung túc cả năm", khuyến mãi "Vạn tim vàng cho triệu tấm lòng vàng", chương trình sơn trường học tại 6 tỉnh vùng sâu vùng xa, hỗ trợ 3000 sinh viên về quê ăn tết... Các chương trình đã thực sự mang lại lợi ích thiết thực cho xã hội và Omo nhanh chóng "ghi điểm" trong mắt với khách hàng.
Tuy nhiên bên cạnh những thắng lợi đạt được thì omo cũng gặp phải một số những thất bại trong việc xây dựng hệ thống nhận diện và đối thoại thương hiệu. Như chúng ta đã biết, omo thực hiện quảng cáo trên các phương tiên đại rất rầm rộ. Các chương trình quảng cáo này hầu như là rất hay, hấp dẫn và có ý nghĩa. Nhưng có một clip quảng cáo của omo mà đã khiến người xem phải giật mình vì chiếc ô tô sử dụng để quay quảng cáo được mang biển xanh tức là biển xe công vụ, với số đăng ký rất rõ ràng, từ mã vùng cho đến dãy số phía sau. Chiếc xe công này xuất hiện trong clip quảng cáo, phục vụ cho một mục đích rất riêng tư là: “đi đón người nhà từ bệnh viện sản về.” Sau khi clip quảng cáo này được phát song thì đã gây
ra không ít tranh cãi vì Chính phủ nước ta đang cấm không được sử dụng xe công với mục đích riêng tư, không công vụ. Sự việc này đã gây ảnh hưởng đến uy tín cũng như hình ảnh của Omo.
Không những Omo có sai sót trong hoạt động quảng cáo mà còn mắc một thất bại trong việc thực hiện các hoạt động PR. Tiêu biểu là event gần đây nhất của dòng "Omo tẩy an toàn" với việc giặt sạch chiếc áo ngắn tay khổng lồ trên sân vận động Quân khu 7. Đây là một chương trình hoành tráng rất tốt kém nhưng dư luận lại đánh giá không cao. Lý do là người Việt theo truyền thống của người Á Đông, đa số không thích những gì giật gân, phi thực tế nên việc may chiếc áo đó là một sự xa xỉ không cần thiết. Chính vì vậy mà chương trình này đã không gây được ấn tượng của công chúng. Rất may hãng này đã "chữa cháy" kịp thời bằng việc cắt chiếc áo ra làm nhiều mảnh để may áo tặng trẻ em nghèo nên đã tự cứu mình một bàn thua trông thấy. Đây là bài học cho Unilever nói chung và Omo nói riêng về việc phải cân nhắc thật kỹ yếu tố văn hoá khi tổ chức một hoạt động nào đó.
IV- KẾT LUẬN
Để xây dựng lên một thương hiệu mạnh, các nhà quản trị cần chú ý đến hệ thống nhận diện và đối thoại thương hiệu để từ đó đưa ra những lựa chọn cũng như những chiến lược phù hợp với doanh nghiệp mình. Việc đưa ra một lựa chọn thích hợp có thể làm nên nét riêng biệt, không những gây ấn tượng sâu sắc đến khách hàng mà còn tạo được vị thế nhất định trên thị trường kinh doanh.