2.2. Ảnh hƣởng đến việc thực hành nghi lễ trong việc thờ cúng tổ tiên
2.2.1. Ảnh hưởng đến việc thực hành nghi lễ qua các ngày trong năm
Nghi lễ thờ cúng là hành vi hoặc hệ thống hành vi của cá nhân hoặc tập thể, tuân theo một quy tắc nhất định, lặp đi lặp lại, nhằm đạt tới một mục đích tín ngưỡng tôn thờ một thế lực siêu nhiên nào đó. Nghi lễ thờ cúng thường được thể chế hóa có thể thành văn bản hoặc không.
Ở người Việt, cùng với quá trình phát triển của xã hội, các hình thức và nghi lễ thờ cúng tổ tiên được thừa nhận rộng rãi và nhiều ý nghĩa mới đã được gán cho tục thờ cúng này, cũng giống như người Trung Quốc, người Việt thường lưu giữ gia phả của tổ tiên và để lên bàn thờ như một cách tưởng nhớ về những người đã khuất.
Thờ cúng tổ tiên có cội nguồn từ trong kinh tế, xã hội, tư tưởng, tâm lý của cộng đồng người, trong đó có vai trò quan trọng của quan niệm về sự tồn tại của linh hồn con người sau khi thể xác mất đi.
Thờ cúng tổ tiên là hình thức tín ngưỡng mà thông qua nghi lễ thờ cúng nhằm xác lập “mối liên hệ” giữa người sống với người chết, giữa người ở thế giới hiện tại và thế giới tâm linh. Là sự thể hiện quan niệm về nhân sinh của
người Việt Nam: “Sự tử như sự sinh, sự vong như sự tồn”. Với người Việt
Nam, chết chưa phải là hết, tổ tiên lúc nào cũng ở bên cạnh người sống, “như tại” trên bàn thờ mỗi gia đình, động viên, trợ giúp cho con cháu trong cuộc sống thường ngày. Nếu như tôn giáo thường tuyệt đối hóa đời sống tinh thần, hướng con người về thế giới siêu thoát, thì tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, tuy có hướng con người về với quá khứ, song lại rất coi trọng hiện tại và tương lai.
Vong hồn của người đã khuất luôn ngự trị trên bàn thờ để gần gũi con cháu, theo dõi họ trong công việc hàng ngày và giúp đỡ (phù hộ) họ trong những trường hợp cần thiết. Và người Việt còn tâm niệm: “trần sao âm vậy” – người sống cần gì, sống như thế nào thì người chết cũng như vậy. Bởi tin thế, nên việc lập bàn thờ để thờ cúng Tổ tiên là điều không thể thiếu trong đời sống con người. Bàn thờ Tổ tiên là điểm hội tụ truyền thống tốt đẹp của gia đình, gợi lên một chiều sâu tâm linh “cây có gốc, nước có nguồn biểu hiện nếp sống văn hóa soi cho con cháu bước vào tương lai”, “tại mỗi gia đình Việt Nam theo Phật giáo, Khổng giáo và lão giáo, tin ở sự bất diệt của linh hồn, lấy sự thờ phụng tổ tiên làm điều hiếu, trong nhà đều có bàn thờ gia tiên kê ngay ở chính giữa nhà”[5; tr74].
Công cuộc dựng nước và giữ nước của người Việt trên lưu vực ba con sông: sông Cầu, sông Thương, sông Lục Nam ở Bắc Giang đã hình thành nên các làng như làng Mèn, làng Ngò, làng Chũ...đây là những làng cổ có cư dân nông nghiệp và làm thêm nghề săn bắt, đánh cá. Do trình độ nhận thức còn thấp kém, các cư dân này đều có quan niệm các đối tượng tự nhiên xung quanh đều có linh hồn. Trước khi có sự du nhập của Phật giáo, trong tín ngưỡng hàng ngày người Việt ở Bắc Giang thờ vật tế, vật linh, thờ đá thiêng (ở Tiên Lát), thờ thần cây (ở Hoàng Vân), họ thờ cúng với mục đích cảm thấy yên tâm hơn trong cuộc sống, trong việc thờ cúng chưa có những lời kinh Phật, chưa có giáo lý Phật giáo.
Bàn thờ tổ tiên là một yếu tố không thể thiếu trong tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên. Với người Việt ở Bắc Giang cũng vậy, theo khảo sát ở huyện Tân Yên, gần như 100% các gia đình người Việt ở đây đều có bàn thờ tổ tiên. Một số gia đình theo đạo Thiên chúa cũng làm các nghi thức thờ cúng tổ tiên. Nếu như “ở Hà Nội 64% gia đình giáo dân có bàn thờ tổ tiên”[76; tr267], thì ở Bắc Giang là 87%.
Thông thường, bàn thờ tổ tiên chiếm một khoảng không gian nhất định trong nhà, có thể ở gian giữa hoặc gian đầu. Qua quan sát, bản thân tôi thấy ở địa phương có điểm chung là gian thờ được chia thành 3 lớp:
Lớp ngoài cùng là chiếc phản để làm lễ, có thể để trống hoặc để bàn ghế.
Lớp thứ hai để hương án, trên có lư hương, lọ lục bình hoặc đèn, Lớp trong cùng là bàn thờ.
Chỉ những nhà giàu có mới có thể có riêng một ngôi nhà thờ. Tại những gia đình bình thường, bàn thờ được thiết lập ngay tại nhà ở.
Tùy điều kiện kinh tế của từng gia đình mà cách bài trí bàn thờ cũng như những đồ thờ có sự khác nhau, nhưng đa số đều có những đồ vật có ý nghĩa như:
Cái tam sơn tượng trưng cho Tam giáo
Cái lư hương tròn tượng trưng cho bàn Thái cực Hương được thắp lên tượng trưng cho các vị tinh tú Đôi đèn tượng trưng cho mặt trăng, mặt trời
Lọ hoa(thường là lọ lục bình) tượng trưng cho tâm thanh tịnh.
Lễ vật cúng tổ tiên thường không bắt buộc, có một điều đặc biệt là nhiều gia đình lễ vật cúng tổ tiên thường có một quả trứng luộc bóc vỏ, quả trứng biểu hiện sự tưởng nhớ về cội nguồn tổ tiên theo sự tích bà Âu Cơ sinh trăm trứng nở trăm con, đồng thời quả trứng cũng là lễ vật nguyên vẹn nhất, không ai có thể thêm nếm vào đó.
Ngay từ khi xây nhà mới, ở Bắc Giang, hầu như gia đình người Việt nào cũng đã chú ý đến việc dành một nơi để đặt ban thờ, họ coi đây là nơi linh hồn ông bà tổ tiên thường xuyên lui tới, là nơi kiêng kị và cung kính nhất trong gia đình, đây là nơi con cháu khấn vái trong những ngày tuần, ngày giỗ tết để mong nhận được sự phù hộ của tổ tiên.
Trải qua nhiều thế hệ, có nhiều gia đình đã lập các chi họ, viết gia phả hoặc có điều kiện thì xây một nhà thờ họ. Đối tượng thờ phụng là ông bà tổ tiên, những người ruột thịt cùng huyết thống.
Không gian thờ cúng tổ tiên bao giờ cũng là nơi sạch sẽ và trang trọng nhất của ngôi nhà. Bàn thờ tổ tiên lúc nào cũng đặt ở nơi cao ráo và phần lớn quay về hướng Nam với hàm ý con cháu tôn vinh bậc hiền tài theo tinh thần “Thánh nhân nam diện nhi thính nhân thiên hạ” (Ý muốn nói rằng vua quay mặt về hướng Nam để cai trị thiên hạ).
Theo quan niệm của người xưa, bàn thờ là biểu tượng của bầu trời tinh khiết. Ở hai góc ngoài có hai cây đèn hoặc nến tượng trưng cho mặt trời (phía bên trái bàn thờ) và mặt trăng (bên phải bàn thờ). Bát hương ở giữa biểu hiện cho vì tinh tú. Đèn hương đóng vai trò rất quan trọng vì đó là cầu nối duy nhất giữa con người và thần linh. Con người nhờ hương khói để truyền ước vọng của mình lên các đấng thiêng thiêng ở trên trời. Ngoài bàn thờ thông thường còn có bàn thờ vọng, là một loại bàn thờ mà người sống xa quê ít có điều kiện về nhà con trưởng lập nên
Qua khảo sát một số gia đình người Việt ở tỉnh Bắc Giang, tôi thấy hầu như gia đình người Việt nào cũng có một nơi trang trọng để thờ cúng tổ tiên, ông bà, cha mẹ (tất cả những người trong gia đình đã mất). Bàn thờ trong gia đình của người Việt là một không gian nhỏ bé nhưng chứa đựng những ý nghĩa văn hóa cực kỳ rộng lớn và có một sức mạnh tinh thần siêu thế. Nơi đây
quanh năm được giữ gìn sạch sẽ và hương khói chu đáo với tinh thần “lễ bạc
lòng thành”, đặc biệt vào các dịp lễ tết, giỗ chạp, tang ma...mỗi đồ vật trên bàn thờ, từ bát hương cho đến di ảnh của người đã khuất đều có ý nghĩa sâu sắc đối với mỗi thành viên của gia đình. Chiếc bàn thờ nhỏ bé là hiện thân của
ý thức “uống nước nhớ nguồn”, “ăn quả nhớ kẻ trồng cây”, là “nhân” là
riêng. Nó là sức mạnh vô hình cố kết cộng đồng, tăng cường tình đoàn kết, tương thân tương ái giữa các thành viên trong gia đình, dòng họ, xóm làng, đất nước.
Trên bàn thờ thì bày bát hương, chân đèn, bài vị hay hình ảnh người quá cố. Đồ cúng cơ bản không thể thiếu hương, hoa, chén nước lã. Ngoài ra có thể có thêm thức ăn, trà rượu, và có khi có cả đồ vàng mã (quần áo đồ dùng làm bằng giấy), tiền âm phủ... Sau khi tàn tuần hương, đồ vàng mã và tiền âm phủ được đem đốt, được gọi là "hóa vàng", còn chén rượu cúng thì đem rót xuống đống tàn vàng. Tục truyền rằng phải làm như vậy người chết mới nhận được đồ cúng tế, vì hương khói bay lên trời, nước (rượu) hòa với lửa mà thấm xuống đất. “người chết chỉ có thể yên ổn trong phần mộ của mình hay trên ban thờ gia đình nếu con cháu dâng lễ vật theo nghi thức, ngược lại, người sống chỉ sung sướng khi được bao bọc bởi những ảnh hưởng tốt lành của người chết đang che chở cho họ một cách bí ẩn”[22; tr184].
Khi con người đối diện với linh hồn tổ tiên thông qua các biểu tượng (ảnh, tranh vẽ...về tổ tiên được đặt trên ban thờ) đã được thần thánh hóa, con người cảm nhận được sự đối lập giữa cái thiêng và cái tục, giữa cái phi thường với cái tầm thường. Con người tin rằng, dù linh hồn tổ tiên là vô hình nhưng vẫn có thể hiểu được suy nghĩ, hành vi, cử chỉ cũng như có khả năng can thiệp, tác động đến cuộc sống của con cháu ở thế giới trần tục. Do vậy, khi tiến hành hành vi thờ cúng tổ tiên, con cháu rất thành tâm, thành khẩn nói lên những uẩn khúc chất chứa và những mong muốn của mình trong lòng và mong tổ tiên thấu hiểu và ra tay giúp đỡ. Với mục đích như vậy, hành vi thờ cúng như là một phương thức để giải tỏa tâm lý. Trong suốt quá trình thực hiện hành vi cúng tế, con người luôn cảm thấy thanh thản, nhẹ nhõm, dẹp bỏ được mọi lo toan, ưu tư phiền muộn và tìm được trạng thái tâm lý cân bằng trước khó khăn của cuộc sống.
Đạo lý biết ơn và tiếp tục nối dõi truyền thống tổ tiên chỉ trở thành nội dung bên trong của tín ngưỡng khi đạo lý được bộc lộ thông qua các nghi thức có tính chất huyền bí, thiêng liêng. Các nghi thức thờ cúng tổ tiên ở nước ta tuy phần lớn phỏng theo nghi lễ Nho giáo, nhưng lại có những yếu tố rất gần gũi với Phật giáo.
Mục đích của việc thờ cúng tổ tiên là gìn giữ đạo lý “uống nước nhớ nguồn”, tạo nên giá trị đạo đức truyền thống là lòng hiếu thảo, nhân ái, tính cần cù, siêng năng. Các nghi lễ trong việc thờ cúng tổ tiên của người Việt ở tỉnh Bắc Giang được hình thành từ lâu, khi du nhập vào, Phật giáo đã dung hợp và ảnh hưởng đến các nghi lễ này. Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên xuất phát từ một nhóm người có cùng huyết thống, thờ cúng một ông tổ của mình để tỏ lòng hiếu thảo, thương nhớ những người đã mất đi, việc làm này nhằm thể hiện mong muốn của con cháu là được bình an, vạn sự tốt lành. Dần dần, việc thờ cúng tổ tiên được thể hiện ở việc thờ cúng ông bà, cha mẹ trong gia đình. Việc thờ phụng tổ tiên được diễn ra ở cấp độ gia đình, dòng họ và quốc gia.
Nền sản xuất lúa nước của người Việt ở tỉnh Bắc Giang được diễn ra theo chu kỳ của thời tiết, gồm nhiều công đoạn, theo sự phát triển của cây lúa. Giữa các công đoạn sản xuất đó có những thời kỳ nông nhàn, người nông dân được nghỉ ngơi. Đây chính là cơ sở của các lễ tiết trong năm.
Đối với việc thờ cúng tổ tiên ở gia đình, đa số các gia đình người Việt ở Bắc Giang, ông bà tổ tiên được mời về tham gia vào những sự kiện trong gia đình như: Ông bà tổ tiên được mời về đón năm mới: ngày 30 tết, ngày cuối cùng của năm cũ, mọi người “rước ông bà” về với con cháu và vong hồn của họ ở lại trong gia đình cho tới ngày mùng ba hoặc mùng bảy Tết; Ông bà tổ tiên còn được mời về để thông báo chuyện đính ước, hôn lễ hay sinh đẻ, và tất cả những sự kiện quan trọng khác của gia đình. Và đặc biệt là ngày Rằm tháng Bảy (Tết Trung nguyên), là ngày “xá tội vong nhân”, các gia đình làm
lễ cúng gia tiên, mua các đồ vàng mã (quần áo, mũ, giày dép…) để đốt cho người đã khuất, đây cũng là dịp để người dân báo hiếu cha mẹ, báo hiếu công ơn sinh thành, nuôi dưỡng của tổ tiên ; Tết 10-10 (tết Trùng thập) diễn ra vào dịp đã kết thúc vụ mùa. Các gia đình làm lễ xôi gà cúng gia tiên.
Trong năm, có hai ngày được đặc biệt dành cho những người đã mất: Ngày viếng mộ (Tết Thanh Minh) và ngày 15-7 (Lễ Vu Lan). Lễ Vu Lan vừa là một nghi lễ truyền thống của Phật giáo vừa là nghi lễ thể hiện sự tương đồng giữa giáo lý của Phật giáo với ý nghĩa của tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên. Lễ Vu Lan diễn ra vào ngày 15 tháng 7 âm lịch, đây là nghi lễ cúng cô hồn và phổ độ chúng sinh, trong ngày này, người dân dâng phẩm vật cúng chư Tăng để cầu xin cho vong hồn người thân và tổ tiên của mình thoát khỏi nơi địa ngục. Ngày lễ Vu Lan không phải chỉ là ngày lễ của Phật giáo mà trước khi Phật giáo du nhập trong tín ngưỡng của người Việt đã có ngày lễ này, khi đạo Phật du nhập vào thì ngày lễ này được dung hợp cùng với Phật giáo và nâng tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên nên một mức độ cao hơn: “rằm tháng Bảy gọi là tết Trung nguyên. Ta tin theo sách Phật, thường cho hôm ấy là ngày vong nhân xá tội, nghĩa là người dưới âm phủ được tha tội một ngày hôm ấy. Bởi vậy, nhiều nhà mua vàng mã cúng gia tiên”[8; tr59]. Phần lớn trong các gia đình người Việt, vào ngày lễ Vu Lan đã diễn ra những nghi lễ cúng bái để dâng lễ chư Phật, chư Bồ Tát, cầu nguyện giải thoát cho vong linh tổ tiên, ông bà, cha mẹ, vì họ coi đây chính là ngày xá tội vong nhân.
Khi thắp hương, người Việt thắp theo số lẻ, thường là 1 nén, 3 nén hoặc 5 nén, đa phần là thắp 3 nén vì theo quan niệm của người phương Đông đó là nguyên lý phổ quát vũ trụ, vạn vật tương ứng, tương cảm là: Thiên –Địa – Nhân. Trong quan niệm của người Việt khi thắp ba nén hương lên thì Trời – Đất –Người đều có sự cảm ứng, linh thông, còn theo quan niệm của đạo Phật, thắp 3 nén hương tượng trưng cho Phật, Pháp, Tăng (Tam bảo).
Những khi trong nhà có việc quan trọng như dựng vợ, gả chồng, sinh con, làm nhà, đi xa, thi cử… người Việt ở tỉnh Bắc Giang cũng dâng hương làm lễ cúng tổ tiên để báo cáo và để cầu tổ tiên phù hộ hay tạ ơn,
Kết hôn và sinh con là những việc thể hiện cốt lõi của lòng hiếu thảo vì nó cho phép đảm bảo tính liên tục của việc thờ cúng tổ tiên, vì vậy mà việc thông báo tin vui với ông bà tổ tiên là việc cần thiết phải làm.
Chị Hà (Việt Yên) “Gia đình tôi thường hay thắp hương mời ông bà tổ tiên vào tất cả các dịp như: cưới xin, giỗ chạp, ngày tết...”
Ở tất cả những ngày lễ, tết trong năm, và ở những sự kiện quan trọng trong gia đình, ông bà tổ tiên luôn được con cháu nhớ đến. Bên cạnh đó, để thể hiện sự “giải thoát” trong triết lý Phật giáo, một số người Việt ở tỉnh Bắc Giang còn ăn chay trong ngày 15 và mùng 1 hàng tháng. Việc làm này là một cách thực hiện quy định về việc không sát sinh của đạo Phật. Người Việt quan niệm ăn chay để cho tâm và thân được trong sạch, nhằm nhắc nhở bản thân làm nhiều việc thiện, tránh xa việc ác. Đối với tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, việc ăn chay, làm việc thiện của người dân còn nhằm mục đích tu nhân tích