Kết trị của danh từ và danh ngữ tiếng Việt

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích đối chiếu kết trị danh từ chung (common nouns) trong tiếng anh và tiếng việt (trên cơ sở các danh từ chung chỉ bộ phận trên khuôn mặt người) (Trang 33 - 37)

PHẦN A : MỞ ĐẦU

6. Bố cục của luận văn

2.2 Kết trị của danh từ và danh ngữ tiếng Việt

2.2.1 Danh ngữ tiếng Việt

Cũng như danh ngữ tiếng Anh, danh ngữ của tiếng Việt thể hiện khả năng kết hợp danh từ trung tâm với các thành tố phụ xung quanh nó, và là cơ sở để phân tích kết trị của danh từ tiếng Việt. Theo mô tả trong cuốn “ Nghiên cứu đối chiếu trật tự từ Anh Việt trên một số cấu trúc cú pháp cơ bản”, (1996) của tác giả Vũ Ngọc Tú , mô hình danh ngữ tiếng Việt,có thể được trình bày như sau:

DANH NGỮ TIẾNG VIỆT

4a 3a 2a 1a 0 1b 2b

Thành tố phụ trước Trung

tâm

Thành tố phụ sau

Mô hình có ba vị trí lớn cho các thành tố : trung tâm, phụ trước, phụ sau. Các vị trí chi tiết được kèm theo mã số (1a, 1b...) trong mô hình. Cụ thể là : Thành tố trung tâm : Vị trí 0 : Danh từ trung tâm (chính tố)

Thành tố phụ trƣớc :

Vị trí 1a : Loại từ chỉ người : thằng, gã, đứa... ; chỉ động, thực vật :

con,cây, quả... ; chỉ sự vật : cái,chiếc, ngôi... Vị trí 2a : Từ chỉ xuất CÁI

Vị trí 3a : Các từ chỉ số lượng : một, hai, ba,... mỗi, những

Thành tố phụ sau :

Vị trí 1b : Vị trí bổ nghĩa sau, kết trị mở, thường là các cụm tính từ, động

từ, danh từ... , hoặc là một mệnh đề. Vị trí 2b : Các từ chỉ chỏ : ấy, này, kia...

Mô hình danh ngữ tiếng Việt này còn có thể được chi tiết hóa, liệt kê các biến thể có thể có thể có, qua sơ đồ dưới đây.

2.2.2 Sơ đồ biến thể cấu trúc biểu hiện kết trị của danh từ tiếng Việt Sơ đồ biến thể cấu trúc danh ngữ tiếng Việt Sơ đồ biến thể cấu trúc danh ngữ tiếng Việt

STT

Thành tố phụ trước

TT Thành tố

phụ sau Ví dụ

1. Danh ngữ đơn lập – không có thành tố phụ

4a 3a 2a 1a + 1b 2b 1 - - - - + - - Sách, bút, nhà, bác sĩ 2. Danh ngữ có 1 vị trí thành tố phụ 2. + - - - + - - Toàn bộ gia đình 3. - - + - + - - Mỗi gia đình 4. - - - + + - - Cái nhà, cái bút 5. - - - - + + - Nhà rộng 6. - + - - + - - Đôi tai 3. Danh ngữ có 2 vị trí thành tố phụ 7. + + - - + - - Tất cả mấy gia đình 8. + - + - + - - Tất cả cái sách 9. + + - - + - - Tất cả những bác sĩ

11. - + + - + - - Những cái bút 12. - + - + + - - Những gia đình nhỏ 13. - + - - + - + Những gia đình ấy 14. - - + + + - - Cái cuốn sách 15. - - + - + - + Cái bút ấy 16. - - - + + - + Ngôi nhà ấy 4. Danh ngữ có 3 vị trí thành tố phụ 17 + + + - + - - Tất cả những cái bút 18 + + - + + - - Toàn bộ những bó hoa 19 + + - - + - + Toàn bộ những sách 20 + + - + + - - Tất cả những hòn đá 21 + - + - + - + Tất cả cái nhà kia

22 + - - + + - + Toàn bộ mái tóc ấy

23. - + + + + - - Những cái con gà

24. - + + - + - + Những cái con gà kia

25. - + - + + - + Những con gà kia

26. - - + + + - + Hai cái bút ấy

5. Danh ngữ có 4 vị trí thành tố phụ

27. + + + + + - - Tất cả những cái con gà

28. + + + - + - + Tất cả những cái cặp ấy

29. + + - + + - + Toàn bộ những ngôi nhà

30. + - + + + - + Toàn bộ cái ngôi làng đó

31. - + + + + - + Những cái con mắt đẹp ấy

6. Danh ngữ có đủ cả 5 vị trí thành tố phụ

32. + + + + + + + Tất cả những cái bộ tóc vàng ấy

Việc mô tả cấu trúc danh ngữ tiếng Việt theo mô hình và sơ đồ trên cũng là theo góc nhìn ngôn ngữ học tiếng Việt nói chung, thể hiện trong nhiều tài liệu có liên quan, đặc biệt là trong các sách giáo khoa. “Ngữ pháp tiếng Việt – Từ loại” của tác giả Đinh Văn Đức, (2001) đã nói lên điều này.

Như vậy, nếu áp dụng cách phân loại danh ngữ tiếng Anh cho danh ngữ tiếng Việt, thì trong tiếng Việt ta cũng có thể có các cấu trúc danh ngữ cơ sở và danh ngữ phức: danh ngữ cơ sở được cấu tạo bởi danh từ trung tâm và các thành tố phụ chỉ thuộc hệ thống từ đóng, đó là các vị trí 1a, 1b, 2a,3a, 4a; danh ngữ phức có các thành tố phụ thuộc lớp từ mở, nghĩa là sự có mặt của vị trí 1b, trong mô hình nêu trên.

DANH NGỮ CƠ SỞ TIẾNG VIỆT

4a 3a 2a 1a 0 2b

Thành tố phụ trước Trung

tâm

Thành tố phụ sau

Tất cả những cái ngôi nhà ấy

DANH NGỮ TIẾNG VIỆT (PHỨC)

4a 3a 2a 1a 0 1b 2b

Thành tố phụ trước Trung

tâm

Thành tố phụ sau

2.3 Những tƣơng đồng và dị biệt về kết trị của danh từ chung tiếng Anh và tiếng Việt

Như đã trình bày trên, kết trị của danh từ được thể hiện qua kết cấu của danh ngữ. Trên cơ sở kết cấu danh ngữ tiếng Anh và tiếng Việt như đã mô tả, ta có thể rút ra những nét cơ bản tương đồng và dị biệt về kết trị của danh từ chung tiếng Anh và tiếng Việt như sau:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích đối chiếu kết trị danh từ chung (common nouns) trong tiếng anh và tiếng việt (trên cơ sở các danh từ chung chỉ bộ phận trên khuôn mặt người) (Trang 33 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(75 trang)