Danh ngữ phứ c– kết trị mở của danh từ tiếng Anh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích đối chiếu kết trị danh từ chung (common nouns) trong tiếng anh và tiếng việt (trên cơ sở các danh từ chung chỉ bộ phận trên khuôn mặt người) (Trang 26 - 29)

PHẦN A : MỞ ĐẦU

6. Bố cục của luận văn

2.1 Kết trị danh từ và danh ngữ tiếng Anh

2.1.2. Danh ngữ phứ c– kết trị mở của danh từ tiếng Anh

Danh ngữ phức (complex noun phrase), như đã nói trên, thường thể hiện cả hai loại kết trị của danh từ trung tâm – kết trị đóng và kết trị mở. Bởi lẽ, trong cấu trúc của danh ngữ phức, các thành tố phụ bổ nghĩa cho danh từ trung tâm có thể, thậm chí rất thường, thuộc cả hai lớp từ đóng và mở. Ví dụ:

A good boy (Cậu bé ngoan), quán từ a thuộc lớp từ đóng, tính từ good thuộc

lớp từ mở.

Trong phần này, việc phân tích chỉ tập trung dành cho kết trị mở của danh từ, do vậy sẽ chỉ đề cập tới những dạng thành tố phụ của danh ngữ phức có thể có, thuộc lớp từ mở ở các vị trí bổ ngữ trước (premodifier) và bổ ngữ sau (postmodifier). Kết trị mở của danh từ tiếng Anh thể hiện qua khả năng kết hợp của danh từ trung tâm trong danh ngữ phức với các thành tố này.

Theo “A University Grammar of English”, các thành tố của danh ngữ phức tiếng Anh có thể được mô tả bằng mô hình sau:

DANH NGỮ PHỨC

Định ngữ trƣớc Danh từ trung tâm Định ngữ sau

Hệ thống đóng Hệ thống mở Trạng từ, động từ giới ngữ

Mệnh đề

Tính từ Động từ Danh từ

Như mô hình đã chỉ ra, ở vi trí định ngữ trước (premodifier) của danh từ trung tâm trong danh ngữ phức là các từ loại thuộc lớp từ mở, đó là tính từ, động từ (thường là dạng V-ing hoặc dạng V-ed cuả động từ) và danh từ. Các ví dụ dưới đây minh họa cho các kết cấu này:

- Tính từ: big room (phòng to); beautiful girls (những cô gái xinh đẹp) - Động từ: singing birds (những chú chim đang hót); answered

questions (những câu hỏi đã được trả lời).

- Danh từ: world population (dân số thế giới).

Tuy nhiên, đây mới chỉ là những loại bổ ngữ trước chính, thường xuất hiện với tần số cao. Bổ ngữ trước, thể hiện kết trị mở của danh từ trung tâm trong danh ngữ phức tiếng Anh còn đôi khi xuất hiện ở một số dạng khác nữa. Đó là trạng từ, danh từ sở hữu cách và có thể là một mệnh đề:

- Trạng từ: the then president. (Vị tổng thống thời ấy)

- Mệnh đề: a would-be teacher (một người muốn trở thành thầy giáo). Vị trí định ngữ sau (postmodifier) cũng bao gồm các từ loại thuộc lớp từ mở như trạng từ, động từ, tính từ, (ở vị trí này chúng thường xuất hiện dưới dạng cụm từ); cụm giới từ các loại mệnh đề. Cụ thể:

- Trạng ngữ: the house there (ngôi nhà bên kia)

- Tính ngữ: a student good at English (cậu sinh viên giỏi tiếng Anh) - Động từ: an exercise to do (bài tập cần làm)

- Giới ngữ: the picture on the wall (bức tranh trên tường)

- Mệnh đề, có thể là mệnh đề không biến vị (nonfinite clause): the friend coming soon (anh bạn sắp tới); many exercises given today to the students (nhiều bài tập giao cho sinh viên hôm nay) hoặc mệnh đề biến vị (finite clause), và là mệnh đề quan hệ (relative clause): the picture which you

gave me (bức tranh mà bạn tặng mình).

Như thế ta có thể thấy, kết trị mở của danh từ rất đa dạng, danh từ không những có thể kết hợp với tất cả các từ loại thuộc lớp từ mở: tính từ, danh từ, động từ, trạng từ, mà còn có thể kết hợp với các đơn vị cú pháp lớn hơn từ, đó là các cụm từ và các mệnh đề, để thực hiện chức năng cú pháp, cũng như vai nghĩa của nó trong câu.

Kết trị mở có các hai nét khác biệt cơ bản so với kết trị đóng là:

Thứ nhất, tại cùng một vị trí, định ngữ trước (premodifier) hoặc định ngữ sau (postmodifier) có thể có hơn một thành tố cùng bổ nghĩa cho danh từ trung tâm, không có hạn chế ngữ pháp (grammatical limit) loại trừ lẫn nhau (reciprocally exclusive), như đã nhắc tới trong lĩnh vực kết trị đóng. Ví dụ: a

beautiful new black car in front of the house, catching our attension (chiếc xe mới, đẹp, màu đen trước nhà, thu hút sự chú ý của chúng tôi).

Thứ hai, các đặc tính ngữ pháp của danh từ như số ít, số nhiều, đếm được hay không đếm được, về cơ bản, không có ảnh hưởng tới kết trị mở. Ví dụ: (a) the useful lesson (bài học bổ ích - số ít), (b) the useful lessons (những bài học bổ ích - số nhiều), (c) the useful advice (lời khuyên bổ ích - không đếm được). Trong khi đó, như đã nói, các đặc tính này có liên quan nhất định tới kết trị đóng của danh từ. Chẳng hạn, thay vì dùng mạo từ xác định the ta dùng mạo từ không xác định a trong ví dụ trên; khi đó chỉ còn mỗi một khả năng duy nhất là a tồn tại: a useful leson. Quy tắc ngữ pháp tiếng Anh không cho phép danh từ số nhiều (lessons) và danh từ không đếm được (advice) đi với loại mạo từ này.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích đối chiếu kết trị danh từ chung (common nouns) trong tiếng anh và tiếng việt (trên cơ sở các danh từ chung chỉ bộ phận trên khuôn mặt người) (Trang 26 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(75 trang)