Sự phản tư – Tỷ suất và khối lượng giá trị thặng dư,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) lôgic học g w f hêghen và sự vận dụng của c mác trong tư bản (Trang 59 - 63)

2.2. “Quá trình sản xuất tƣ bản” – bản chất của tƣ bản

2.2.3. Sự phản tư – Tỷ suất và khối lượng giá trị thặng dư,

(sự gia tăng giá trị) và được bảo toàn trong tính bị “vượt bỏ” của mình. Bản chất trong sự “vượt bỏ” đó của cái không căn bản bởi cái căn bản là “ngoại hình” (tư bản bất biến và tư bản khả biến). Sự khác biệt giữa cái căn bản và cái không căn bản được bảo toàn nhưng dưới dạng đã bị cải biến. Như vậy sự khác biệt của “ngoại hình” là phủ định của phủ định. “vượt bỏ” của “vượt bỏ”. Phủ định thứ nhất là “vượt bỏ” sự thống nhất trực tiếp các mặt của tính hai mặt của bản chất. Phủ định thứ hai là “vượt bỏ” sự bất phân biệt, mối liên hệ bên ngoài của các mặt của bản chất hai mặt – “sự quay trở về” xuất phát điểm ở trình độ sâu sắc hơn.

2.2.3. Sự phản tư - Tỷ suất và khối lượng giá trị thặng dư, ngày lao động động

Tỷ suất giá trị thặng dư, ngày lao động, tỷ suất và khối lượng của giá trị thặng dư như là sự phản tư

Ở trên Mác đã phân tích tư bản bất biến và tư bản khả biến. Đến đây, Ông dừng lại khảo sát ở tư bản khả biến trong quan hệ của nó với chính mình. “Giá trị thặng dư, do tư bản ứng trước (c) sản sinh ra trong quá trình sản xuất, hay số tăng lên của giá trị tư bản ứng trước, biểu hiện ra trước hết như là một số dư trong giá trị của sản phẩm so với tổng số giá trị của những yếu tố sản xuất ra của sản phẩm đó” [15, 314].

Trong phần học thuyết về bản chất, Hêghen đề cập đến phạm trù sự phản tư, “Phản tư là ra khỏi chính mình để đi vào trong chính mình (như hình ảnh phản chiếu lại từ tấm gương hay khi ta “nghĩ đi nghĩ lại” để hiểu một đối tượng” [5, 423]. Đó là vận động nơi chính mình, sự tự vận động phản tư của bản chất, như Hêghen định nghĩa rõ hơn trong Đại Lôgic học: khác với tồn tại trực tiếp, bản chất là sự phản tư, tức là “vận động của sự trở thành và của sự chuyển sang cái khác mà vẫn ở trong chính mình, là nơi cái được phân biệt

chỉ được quy định một cách tuyệt đối như là cái phủ định tự mình, như là vẻ ngoài [hay ánh tượng]”; “Trong bản chất, sự quan hệ-với-chính mình là hình thức của sự đồng nhất, của sự phản tư-ở-trong-chính mình. Ở đây, hình thức này đã thế chỗ cho sự trực tiếp của tồn tại; [nhƣng] cả hai đều là các sự trừu tƣợng giống nhƣ nhau của sự quan hệ-với-mình” [5, 424].

Trong Tư bản, chương Tỷ suất giá trị thặng dư, Mác đã khảo sát tư bản khả biến (v) trong quan hệ với chính mình. Mác trừu tượng hoá khỏi tư bản bất biến (c), san bằng nó đến không, và ghi lại tư bản khả biến (v) trong sự tác động của nó: tư bản khả biến trong quá trình sản xuất là lao động sống, đại lượng động, biến đổi. Ví dụ về quá trình sản xuất một hàng hoá mà giá trị =

c+v+m= 420p.xt (đơn vị tiền tệ của Anh) tư bản bất biến + 90p.xt tư bản khả biến + 90p.xt giá trị thặng dư. “trong bản thân quá trình sản xuất, thì thay cho 90p.xt ứng trước là một lao động đang hoạt động, thay cho lao động chết là lao động sống, thay cho một đại lượng tĩnh là một đại lượng động, thay cho một đại lượng bất biến là một đại lượng khả biến. Kết quả là tái sản xuất ra v

cộng với số tăng thêm của v” [15, 317]. Tỷ số m/v biểu hiện tỷ suất bóc lột sức lao động, hay gọi là tỷ suất giá trị thặng dư (m/v = lao động thặng dư/lao động cần thiết). Cả hai tỷ số này biểu thị cùng một tỷ lệ dưới các hình thái khác nhau: trong một trường hợp thì dưới hình thái lao động đã vật hoá, trong trường hợp khác thì dưới hình thái lao động đang vận động. Tỷ suất giá trị thặng dư là 90/90=100%. Do đó người công nhân làm nửa ngày cho bản thân, làm nửa ngày cho nhà tư bản.

“Nếu bao giờ cũng giả định rằng giá cả sản phẩm ngang với giá trị của nó, thì ở đây giá trị thặng dư bị phân thành những mục khác nhau: lợi nhuận, lợi tức, thuế thu nhập… Chúng ta đem cộng chúng lại và sẽ có một giá trị thặng dư, còn giá trị của hạt giống và phân bón, thì chúng ta coi chúng, với tư cách là bộ phận bất biến của tư bản, là bằng không. Còn lại số tư bản khả biến

đã ứng trước; thay thế cho số tư bản khả biến đó, thì một giá trị mới lớn hơn đã được sản xuất ra” [15, 326].

Như vậy, phương pháp tính tỷ suất giá trị thặng dư là như sau: chúng ta lấy toàn bộ giá trị sản phẩm và coi giá trị của tư bản bất biến, tức là giá trị chỉ tái hiện ra trong giá trị của sản phẩm, là bằng không. Tổng giá trị còn lại là sản phẩm duy nhất đã thực sự được sản xuất ra trong quá trình hình thành hàng hoá. Nếu giá trị thặng dư cho sẵn, thì chúng ta đem tổng số giá trị mới được sản xuất ra ấy trừ đi số giá trị thặng dư đó để tìm ra tư bản khả biến. Còn nếu như tư bản khả biến đã cho sẵn và chúng ta tìm giá trị thặng dư thì chúng ta phải tìm ngược lại. Nếu cả giá trị thặng dư và tư bản khả biến cho sẵn thì chỉ có việc làm con tính cuối cùng - tức là tỷ lệ giữa giá trị thặng dư với tư bản khả biến m/v. Nhưng cv trên bình diện lôgic cũng là cái được diễn đạt bằng phạm trù “ngoại hình”, bởi lẽ sự phân chia cv là đặc trưng của quá trình lao động nói chung từ giác độ quá trình gia tăng giá trị. Trong việc xác định mức độ bóc lột sức lao động tư bản không được chú ý đến. Như vậy đã gác lại một mặt của ngoại hình. Tuy nhiên v cũng là “ngoại hình”. Trong quan hệ v “ngoại hình” có quan hệ với chính mình. Quan hệ của “ngoại hình” với chính nó là “sự phản tư”. “Ngoại hình” không quan hệ với cái gì khác, mà với chính mình. Tư bản khả biến chỉ là như thế trong sự vận động, trong sự sinh ra giá trị thặng dư, trong sự tự gia tăng. Như vậy, tư bản khả biến trong sự phủ định bằng sự phủ định của mình, bởi giá trị tự gia tăng, tức là tư bản khả biến tồn tại trong chính tính phủ định của mình. Tư bản khả biến hiện hình, có tồn tại không đơn giản như cái trực tiếp, mà chỉ trong sự phủ định mình, trong sự tự gia tăng. Giá trị thặng dư là sự phủ định tư bản khả biến và suy ra, phủ định của cái bị phủ định. Sự gia tăng giá trị trong quá trình sản xuất là quan hệ của giá trị với chính mình trong sự phủ định nó bởi chính mình. Tư bản khả biến khởi điểm, ứng trước hoặc sau sự sản xuất giá trị thặng dư không là tư bản

khả biến thực sự, nó chỉ là như thế trong quá trình sản xuất giá trị thặng dư. Do đó, giá trị tự gia tăng trong quá trình sản xuất xuất hiện một cách trực tiếp chỉ như là mối tương quan với chính mình, sự quay trở về với chính mình. Vì không thể trực tiếp bắt đầu từ giá trị tự gia tăng. Tính trực tiếp vốn tồn tại chỉ như là mối tương quan, như là sự quay trở lại, như là tính được giả định.

Như vậy, việc miêu tả tỷ suất giá trị thặng dư trong Tư bản kế tiếp sự trình bày vấn đề về tư bản bất biến và tư bản khả biến, nổi lên hàng đầu là phạm trù phản tư giả định chính mình. Tại đây chúng ta xem xét trong tương quan của nó với nó.

Khi nghiên cứu quan hệ của tỷ suất giá trị thặng dư, Mác giả định phải có đại lượng tư bản khả biến ứng trước từ đầu và sự phân chia quá trình lao động làm hai phần; thời gian lao động cần thiết và thời gian lao động thặng dư. Ông đã nghiên cứu ngày lao động như là sự phản tư bên ngoài, ngày lao động theo kiểu tư bản chủ nghĩa là thời gian tự gia tăng giá trị. Ranh giới tối thiểu của nó là thời gian bằng thời gian lao động cần thiết. “Nhưng trong phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa, lao động cần thiết bao giờ cũng chỉ có thể là một phần của ngày lao động không bao giờ rút ngắn tối thiểu đó được” [15, 343]. Giới hạn của ngày lao động do giới hạn thể lực của sức lao động và tinh thần quy định. Sự gia tăng giá trị xét về bản tính riêng của nó là vô hạn. Giới hạn do độ dài ngày lao động và số lượng công nhân đặt ra cho nó là cái gì đó bên ngoài so với sự tự gia tăng của giá trị. Tuy nhiên, cùng một ngày lao động cũng là sự tự gia tăng giá trị xác định về lượng. Do đó, một mặt lao động là bề ngoài so với sự tự vận động của giá trị, với sự phản tư, mặt khác, chính là cái bên ngoài đó là sự phản tư, tức là sự gia tăng của giá trị. Như vậy, không phải mọi bối cảnh ngẫu nhiên, bên ngoài đều được xét, mà chỉ cái ở mặt không bản chất của bản chất mang tính hai mặt, là cái đặt ra giới hạn của sự phản tư làm giả định bản chất và là cái tiền đề trực tiếp cho sự phản tư đó.

“Mà tư bản chỉ có một nguyện vọng sống còn duy nhất, đó là nguyện vọng làm tăng thêm, tạo ra giá trị thặng dư, sử dụng phần bất biến của nó, tức là các tư liệu sản xuất, để cố hút lấy một khối lượng lao động thặng dư nhiều nhất” [15, 344].

Sau khi nghiên cứu ngày lao động, trong chương Tỷ suất giá trị thặng dư và khối lượng giá trị thặng dư, Mác chuyển sang xem xét giá trị thặng dư tuyệt đối, ở đây trình bày sự thống nhất cuối cùng của sự phản tư làm giả định (tỷ suất giá trị thặng dư) với sự phản tư bên ngoài (độ dài ngày lao động và số lượng công nhân). Trên bình diện lôgic thể hiện ở hàng đầu là sự phản tư xác định, trên bình diện kinh tế - là sự vạch mở toàn diện mối liên hệ, sự thống nhất tỷ suất giá trị thặng dư, độ dài ngày lao động và số lượng công nhân.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) lôgic học g w f hêghen và sự vận dụng của c mác trong tư bản (Trang 59 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)