“Toàn bộ quá trình sản xuất của tƣ bản” – hiện thực

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) lôgic học g w f hêghen và sự vận dụng của c mác trong tư bản (Trang 91 - 107)

bản

Hêghen quan niệm “Hiện thực là sự thống nhất - đã trở thành trực tiếp - của bản chất và hiện hữu, hay của cái bên trong và cái bên ngoài. Sự bộc lộ ra bên ngoài của cái hiện thực là bản thân cái hiện thực, khiến cho cái hiện thực vẫn mãi là cái gì-có tính-bản chất ở trong sự biểu lộ ra này, và, chỉ là cái gì-có tính-bản chất trong chừng mực nó tồn tại trong sự hiện hữu bên ngoài, trực tiếp” [5, 568].

Sự tái tạo đã hoàn chỉnh đối tượng vào trong tư duy là khách thể lý tưởng cho khảo sát lôgíc khách quan. Vì thế ta chỉ có lôgíc khách quan của tập 3 ở dạng chung, ít chi tiết hơn nữa so với lôgíc khách quan được trình bày ở tập 2. Ngay ở tập 2 đã bộc lộ sự thống nhất bản chất và hiện tượng. Trên đây chúng ta đã đề cập đến tính chưa hoàn chỉnh của sự thống nhất đó: sản xuất và lưu thông, bản chất và hiện tượng đã được hiểu trong sự thống nhất phủ định lẫn nhau. Ở cuối sự khảo sát lôgíc phần 2 của tập 2 đã ghi nhận lại sự đồng nhất cái bên trong và cái bên ngoài. Như vậy là đã thực hiện bước chuyển sang hiện thực. Hiện thực là sự thống nhất hoàn toàn của bản chất và hiện tượng. Hiện thực của tư bản là sự thống nhất khẳng định của quá trình sản xuất và quá trình lưu thông, tức là toàn bộ quá trình sản xuất tư bản.

Trong tập 3, Mác tái tạo lại hiện thực của tư bản. “Trong quyển III này, không thể nào lại cứ nói những điểm chung về sự thống nhất ấy nữa. Trái lại, cần phải tìm ra và mô tả được những hình thái cụ thể đẻ ra từ quá trình vận động của tư bản với tư cách là một chỉnh thể. Chính dưới những hình thái cụ thể ấy mà các tư bản đã đối diện với nhau trong sự vận động hiện thực của chúng, còn hình thái của tư bản trong quá trình sản xuất trực tiếp, cũng như hình thái của nó trong quá trình lưu thông, thì chỉ là những giai đoạn cá biệt nếu đem so với những hình thái cụ thể đó” [17, 48].

Nếu lấy toàn bộ sự vận động của tư bản từ khía cạnh đồng nhất giản đơn của sản xuất và lưu thông, thì toàn bộ tư bản đó thể hiện với tư cách là “cái tuyệt đối”. Trên thực tế, bản chất và hiện tượng khá khăng khít từ khía cạnh đồng nhất giản đơn của chúng, hoà nhập nhau và là “cái tuyệt đối” trong đối tượng. Hêghen đã thần bí hoá tình hình đó gấp đôi: thứ nhất, ông giả định phạm trù cái tuyệt đối (trong sự thống nhất với các phạm trù khác) là khởi điểm của sự phát triển thực, còn thế giới thực là sự tồn tại tha hoá của các phạm trù. Thứ hai, ngược với Mác, Hêghen không xác lập được rằng, sự thống nhất bản chất và hiện tượng như là cái chỉnh thể, mà ở đó bản chất và hiện tượng như là các thời đoạn, luôn là sự thống nhất xác định về mặt lịch sử, và do đó là sự phủ định chính mình.

Ý nghĩa lớn lao của sự phân tích của Mác về sự vận động của tư bản là ở chỗ sự phân tích ấy vạch rõ sự thống nhất giữa sản xuất và lưu thông và khắc phục được những quan niệm phiến diện của các nhà kinh tế tư sản trước đó. Mác viết “Tổng quá trình biểu hiện ra là sự thống nhất của quá trình sản xuất và lưu thông; quá trình sản xuất làm môi giới cho lưu thông và ngược lại” [Trích theo 23, 148]

Sự mô tả trong tư tưởng toàn bộ tư bản thì trước hết đã cố định lại sự đồng nhất của nó với chính mình. Nói khác, giản đơn là các quá trình sản xuất và lưu thông được xét như là những thời đoạn từ khía cạnh đồng nhất giản đơn của chúng với nhau là khởi điểm nghiên cứu trong tập 3. Sau đó, Mác mới dõi theo sự xuất hiện của các hình thức từ sự vận động của toàn bộ tư bản. Phần A (“sự triển khai cái tuyệt đối”) của chương về cái tuyệt đối trong

Khoa học lôgic của Hêghen là tương ứng với sự phát triển đó.

Mác đã nghiên cứu sự vận động và biến đổi của giá trị thặng dư để mô tả được những hình thái cụ thể đẻ ra từ chính nó với tư cách là một chỉnh thể.

Thông qua những hình thái này chúng ta sẽ dần dần nắm được nội dung cơ bản cũng như yếu tố cốt lõi làm nên sự phát triển của toàn bộ hệ thống.

Sau khi đã nghiên cứu toàn bộ chi phí, những tính toán của nhà tư bản cho quá trình sản xuất để làm sao tạo ra được giá trị thặng dư cao nhất, Mác đã tìm thấy một hình thái cụ thể của giá trị thặng dư là lợi nhuận – “giá trị thặng dư, được quan niệm là con đẻ của toàn bộ tư bản ứng trước, mang hình thái chuyển hoá là lợi nhuận” [17, 65]. Nếu như trước đó giá trị hàng hoá được tính bằng tổng tư bản ứng trước (c+v) và giá trị thặng dư thì bây giờ giá trị hàng hoá được tính bằng tổng chi phí sản xuất và lợi nhuận. Như vậy, mới nhìn qua “ta thấy rằng giá trị thăng dư và lợi nhuận là một, lợi nhuận chẳng qua là một hình thái thần bí hoá của giá trị thặng dư, hình thái mà phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa phải đẻ ra” [17, 65]. Nhưng vấn đề không đơn giản vậy, bản chất của nó nằm sau những công thức đó.

Như đã biết, nhà tư bản sản xuất hàng hoá không phải vì bản thân nhu cầu của nhà tư bản và cũng không phải là vì giá trị sử dụng, điều mà nhà tư bản quan tâm không phải là bản thân sản phẩm cụ thể mà là phần giá trị dôi ra so với giá trị tư bản đã tiêu dùng để sản xuất ra sản phẩm đó. Trên thực tế, giá trị hàng hoá được đo bằng thời gian lao động cần thiết để sản xuất ra hàng hoá, tổng số thời gian lao động này bao gồm cả thời gian lao động được trả công và lao động không được trả công (lao động thặng dư). Tuy nhiên, nhà tư bản không quan tâm đến điều đó, đối với ông thì hao phí chỉ bao gồm lao động đã được vật hóa trong hàng hoá mà ông đã trả công. Còn lượng lao động thặng dư không làm cho nhà tư bản lo lắng gì cả vì nó không làm nhà tư bản hao phí gì. Không phải mất gì cho lao động thặng dư nhưng bản thân nó lại mang lại một lượng giá trị, giá trị này cũng ra nhập vào giá trị của hàng hoá “Giá trị thặng dư hay lợi nhuận, chính là phần giá trị dôi ra ấy của hàng hoá so với chi phí sản xuất của nó, nghĩa là phần dôi ra của tổng số lượng lao

động chứa đựng trong hàng hoá so với số lượng lao động được trả công chứa đựng trong hàng hoá” [17, 74]. Có thể thấy bằng cách này, nhà tư bản đã hợp lý hoá được khoản mà ông ta đã được lời lãi, nhà tư bản không còn bị tiếng xấu là bóc lột giá trị thặng dư từ việc kéo dài thời gian lao động mà không trả công cho khoảng thời gian thặng dư đó. Mác đã chỉ ra rằng, dù bắt nguồn từ đâu đi nữa thì giá trị thặng dư vẫn là phần dôi ra so với tổng tư bản ứng trước. Tỷ lệ giữa giá trị thặng dư và tổng tư bản ứng trước đó, Mác gọi là tỷ suất lợi nhuận (m/c, trong đó c=m+v). Nếu so sánh tỷ suất lợi nhuận với tỷ suất giá trị thặng dư (m/v) thì có thể thấy đây là hai cách đo lường khác nhau của cùng một lượng, hay chúng biểu hiện hai tỷ lệ khác nhau của cùng một lượng.

Mác đã phân tích và chứng minh được lợi nhuận là hình thái chuyển hoá của giá trị thặng dư, thông qua hình thái lợi nhuận, bản chất của giá trị thặng dư đã bị nhà tư bản che dấu đi. Mác đã vén tấm màn bí ẩn của lợi nhuận để hiểu được bản chất của nó. Thực chất nó cũng chính là sự bóc lột lao động của nhà tư bản. Như vậy bản chất trực tiếp của giá trị thặng dư đã bị che mờ dần qua hình thái gián tiếp của nó là lợi nhuận.

Việc khảo sát của Mác trong Tư bản sự chuyển hoá giá trị thặng dư thành lợi nhuận, tỷ suất giá trị thặng dư thành tỷ suất lợi nhuận, còn lợi nhuận thành lợi nhuận trung bình là bước chuyển sang các hình thức vận động trong toàn bộ tư bản. Trong lợi nhuận, sự vận động của toàn bộ tư bản có được tính xác định của hình thức. Lợi nhuận là hình thức vận động của toàn bộ tư bản. Như vậy, lợi nhuận là bản tính của tư bản. Bản tính là hình thức đồng nhất hoàn toàn của bản chất và hiện tượng. Trong bản tính, sự đồng nhất hoàn toàn của bản chất và hiện tượng có được hình thức. Toàn bộ tư bản vận động trong hình thức lợi nhuận. Do đó, bây giờ bản tính tạo thành sự đồng nhất của bản chất và hiện tượng. Tính độc lập, tính trực tiếp của sản xuất và lưu thông của tư bản trong lợi nhuận bị biến mất, sản xuất và lưu thông tư bản chỉ là những

thời đoạn của toàn bộ tư bản. Như vậy, các mặt của quan hệ bản chất trong lợi nhuận mất đi tính trực tiếp của mình. Thứ nhất, bản tính là sự đồng nhất hoàn toàn của bản chất và hiện tượng, thứ hai, là sự đồng nhất xác định của bản chất và hiện tượng. Bản tính được hiểu như bản tính trên cơ sở con đường mà tư duy đã trải qua từ cái trực tiếp đến cái bản chất ở dạng “thuần tuý”, từ nó đến hiện tượng và cuối cùng đến hiện thực.

Trong sự vận động của mình lợi nhuận bị phân ra thành tư bản kinh doanh hàng hoá và tư bản kinh doanh tiền tệ (dưới sự thống lĩnh của chủ nghĩa tư bản thì cả cái này và cái kia đều là bộ phận của lợi nhuận) thành lợi tức, thành thu nhập kinh doanh, thành địa tô. Bản thể biến thành các môdus. Ngay bản thể đã là sự thống nhất của bản chất và hiện tượng, do đó, nó có tính xác định, có yếu tố phủ định. Sự phân chia lợi nhuận thành các môdus là các hình thức, mà trong đó sự vận động của toàn bộ tư bản biểu lộ ra trên bề mặt xã hội tư bản chủ nghĩa. Môdus là sự thống nhất của bản chất và hiện tượng, như nó tồn tại từ bên ngoài trên bề mặt. Chẳng hạn, khái niệm môdus của tư bản kinh doanh hàng hoá. Thứ nhất, vận động của tư bản kinh doanh hàng hoá là sự vận động của toàn bộ tư bản. Thứ hai, nó cũng là hình thức của vận động của toàn bộ tư bản. Thứ ba, tư bản kinh doanh hàng hóa là hình thức vận động bị chia tách và được thể hiện trên bề mặt của toàn bộ tư bản. “Nếu khi trở thành tư bản kinh doanh hàng hóa, tư bản – hàng hoá mang hình thái loại tư bản độc lập, vì thương nhân đã ứng tư bản tiền tệ, tư bản tiền tệ này chỉ tự mình làm tăng thêm giá trị với tư cách là tư bản trong chừng mực nó chuyên làm cầu nối cho sự biến hóa hình thái của tư bản hàng hoá, làm cầu nối cho chức năng tư bản hàng hoá của nó, nghĩa là sự chuyển hoá của nó thành tiền; nó thực hiện được chức năng đó bằng việc không ngừng mua và bán hàng hoá” [17, 416].

Dấu hiệu thứ ba làm khác trên bình diện lôgic lợi nhuận với tư bản kinh doanh hàng hoá. Lợi nhuận không là hình thức của toàn bộ tư bản khác với các hình thức khác, mặc dù lợi nhuận là hình thức vận động của toàn bộ tư

bản, nhưng nó chỉ là hình thức trong quan hệ với sự thống nhất bản chất và hiện tượng được xét trong chỉnh thể của chúng. Nhưng lợi nhuận không là hình thức vận động của toàn bộ tư bản, hình thức tương đối độc lập so với hình thức khác. Lợi nhuận chính là sự vận động của toàn bộ tư bản ở hình thức xác định. Bản thể là hình thức thống nhất của bản chất và hiện tượng, nhưng hình thức đó không là gì đó bên ngoài, cách ly với sự thống nhất của bản chất và hiện tượng được cố định lại trong chỉnh thể của chúng. Trong môdus hình thức, dạng phương thức tồn tại của sự thống nhất bản chất và hiện tượng trở thành bên ngoài với sự thống nhất. Nhưng cho dù có là toàn bộ bên ngoài với sự thống nhất bản chất và hiện tượng đi chăng nữa, thì môdus vẫn là hình thức, dạng phương thức vận động của sự thống nhất đó.

Tập 3 đã kết thúc bằng sự khảo sát các môdus mà giá trị thặng dư trong sự vận động của toàn bộ tư bản đã phân ra. Mác đã không kịp hoàn thành tác phẩm to lớn này.

Tóm lại, lôgic của Tư bản còn là sự tái tạo trong các phạm trù sự phủ định đối tượng lịch sử xác định bởi chính nó, là lôgic của sự phản ánh vào tư duy các tiền đề lịch sử của đối tượng phát triển hơn so với đối tượng đang có. Trong học thuyết về bản chất nó đã được xác định hoàn toàn trực tiếp và hiện ra như đối tượng đơn nhất điển hình cùng tồn tại bên cạnh những đối tượng khác cũng trực tiếp như thế. Trong bản chất tự nó đối tượng là đối tượng đơn nhất điển hình. Trong hiện tượng bản chất rọi sáng các hiện tượng khác nhau, đối tượng thể hiện như là đối tượng đặc thù. Trong sự thống nhất bản chất và hiện tượng, tức là trong hiện thực, tất cả các đối tượng đều thể hiện như là đối tượng phổ biến. Trên thực tế, trong Tư bản, bắt đầu từ việc trình bày riêng tư bản, tức là bao gồm cả hàng hóa và tiền (phần thứ nhất), đã xuất hiện cơ sở cho việc chia tác phẩm ra thành những phần lớn. Tập 1 nghiên cứu quá trình sản xuất tư bản riêng biệt trung bình điển hình; Tập 2 về sự lưu thông các loại tư bản khác nhau: tư bản hàng hóa, tư bản tiền tệ, tư bản công nghiệp. Tư bản công nghiệp điển hình được nghiên cứu cùng với tư bản hàng hóa và tiền, tuy

nhiên hai loại cuối được xét chỉ như biểu hiện của loài đầu. Từng tư bản trong quan hệ với tư bản khác đều là tư bản đặc thù; Tập 3 nghiên cứu sự thống nhất cả ba hình thái của tư bản và đồng thời tư bản riêng biệt đã được phân tích ở tính cách là một mặt của tổng tư bản. Suy ra, tư bản được khảo sát ở tư cách là đối tượng phổ biến. Cơ sở phân chia này là dẫn xuất từ việc phân chia thành riêng bản chất, hiện tượng và hiện thực. Sự phân chia ở vòng xoáy ốc nhỏ cũng có cơ sở như vậy. Hàng hóa được xét trước sự khảo sát các hình thức biểu hiện của nó là hàng hóa đơn nhất điển hình. Các hình thái giá trị chỉ ra bước chuyển từ hàng hóa đơn nhất điển hình đến hàng hóa ở tư cách là hàng hóa đặc thù đứng cạnh những hàng hóa khác và, cuối cùng, đến hàng hóa phổ biến, tức là tiền.

Sự vận động của tư duy từ cái trực tiếp đến bản chất, rồi từ nó đến hiện tượng và sau đó đến hiện thực là “cơ chế” vận động từ trừu tượng đến cụ thể. Như vậy là sự “đi” đó diễn ra không phải theo đường thẳng, mà theo đường xoáy ốc. Hệ thống các phạm trù lôgic và kinh tế học đã được tạo ra theo cách đó. Nổi lên hàng đầu ở từng đoạn của vòng xoáy ốc là những quy luật khác nhau của phép biện chứng. Nếu các phạm trù là yếu tố của hệ thống các phạm trù, thì quy luật lôgic là sự liên hệ, sự thống nhất, hình thức vận động của chúng.

Như vậy, hệ thống lôgic của Tư bản được xây dựng trước hết trên sự thống nhất của hai nguyên tắc cơ bản là đi từ trừu tượng đến cụ thể và thống

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) lôgic học g w f hêghen và sự vận dụng của c mác trong tư bản (Trang 91 - 107)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)