Kết quả đạt đƣợc qua 10 năm Đảng bộ Từ Liêm tổ chức chỉ đạo phát triển kinh tế nông nghiệp (1986 – 1995)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đảng bộ huyện từ liêm lãnh đạo phát triển nông nghiệp trong những năm 1986 2005 (Trang 56 - 62)

1 Năm 993, mức bình quân của Thành phố đạt 2,3 triệu/ha Lịch sử Đảng bộ thành phố Hà Nội, tr 685,

2.4. Kết quả đạt đƣợc qua 10 năm Đảng bộ Từ Liêm tổ chức chỉ đạo phát triển kinh tế nông nghiệp (1986 – 1995)

phát triển kinh tế nông nghiệp (1986 – 1995)

Trong 10 năm đổi mới (1986 - 1995), Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều chính sách khuyến khích, tạo điều kiện cho nông nghiệp phát triển: Nghị quyết 10 của Bộ Chính trị, Nghị quyết Trung ương 5, Chương trình 06 của Thành uỷ,… đặc biệt là thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp. Với sự tập trung chỉ đạo của các cấp uỷ Đảng, chính quyền, cùng với sự nỗ lực của các ngành, các địa phương, nhân dân trong huyện đồng thuận tiến hành đổi mới và tiến hành sản xuất có hiệu quả. Phong trào nông nghiệp nông thôn đô thị của huyện đã phát triển đúng hướng, bộ mặt nông thôn có những đổi thay rõ nét, đời sống nhân dân được cải thiện, hộ giàu phát triển, hộ khó khăn giảm.

Về tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế:

Kinh tế Từ Liêm đạt tốc độ tăng trưởng bình quân là 7,51%/ năm, riêng năm 1994 tốc độ tăng trưởng đạt 10%. Theo tinh thần của Đại hội lần thứ XVIII của Đảng bộ huyện: “Việc phát triển kinh tế trong những năm trước mắt nhằm tạo tiền đề cho những bước chuyển biến quan trọng trong việc hình thành cơ cấu kinh tế công nghiệp - nông nghiệp những năm sau”.

Xu hướng kinh tế nông nghiệp đang giảm dần, kinh tế công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ du lịch tăng nhanh: Tỷ trọng kinh tế ngành nông nghiệp trong cơ cấu kinh tế huyện năm 1995 giảm 51,4% so với năm 1986; Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp tăng 29,2%; Thương mại- dịch vụ tăng 20,6%.

Cơ cấu ngành kinh tế: Ngành kinh tế Năm 1986 (%) Năm 1995 (%) Nông nghiệp 92,3 40,9

Công nghiệp -Tiểu thủ công nghiệp 2,3 33,1

Thương nghiệp – Dịch vụ 5,4 26

Nguồn: Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội năm 1986 và năm 1995 Phòng thống kê huyện Từ Liêm

Cùng với chuyển dịch về cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động cũng từng bước được phân công theo hướng tích cực. Lao động sản xuất công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp chiếm 43%; Thương mại - dịch vụ chiếm 40%; sản xuất nông nghiệp chiếm 17% (theo điều tra ngày 01-7-1994). [79]

Đây là sự chuyển dịch tất yếu đối với một huyện đang trong quá trình đô thị hoá như huyện Từ Liêm.

Riêng về nông nghiệp

Theo tinh thần của Đại hội Đảng bộ huyện “Nông nghiệp là mặt trận hàng đầu, chú trọng cây lương thực nhưng cần chú ý phát triển cây con khác có giá trị hàng hoá cao”, huyện uỷ đã chỉ đạo sản xuất nông nghiệp và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo phân vùng kinh tế, xây dựng nông thôn đạt kết quả:

Đối với ngành trồng trọt: trong những năm qua, mặc dù diện tích gieo trồng đã bắt đầu bị thu hẹp do quá trình đô thị hoá (diện tích gieo trồng năm 1990 là 7.746ha, năm 1995 còn 7.550ha), tuy nhiên năng suất và giá trị hàng hoá các loại cây trồng ngày càng tăng. Đặc biệt, việc chuyển dịch cơ cấu cây trồng theo hướng giảm diện tích lúa, tăng diện tích hoa, cây ăn quả diễn ra rõ nét và mang lại hiệu quả kinh tế cao, thể hiện ở các mặt:

- Diện tích cây lương thực có xu hướng giảm dần, riêng diện tích trồng lúa đặc sản (nếp, tẻ thơm) lại tăng dần. Năm 1995, cả hai vụ đạt được 300 ha lúa tẻ thơm, so với năm 1993 tăng 200ha, có những HTX như Mễ

Trì Thượng đưa diện tích lúa thơm lên 60% diện tích của toàn HTX. Các hợp tác xã khá như Hồng Tiến Mễ Trì, Đại Thắng Tây Mỗ, Xuân Phương là những HTX có diện tích lúa thơm tương đối cao. Từ đó góp phần tăng giá trị thu nhập trên đơn vị diện tích.

- Diện tích trồng hoa - cây cảnh - cây ăn quả tăng lên. Diện tích trồng hoa - cây cảnh năm 1995 là 270ha so với năm 1990 tăng 200ha, tức là tăng 174%. Diện tích cây ăn quả tăng mạnh: năm 1990 là 194ha, năm 1995 tăng lên 250 ha.

Năng suất các loại cây trồng ngày càng được tăng lên do áp dụng tiến bộ kỹ thuật, cải tiến giống, phòng trừ sâu bệnh tốt. Năm 1990, năng suất lúa là 69,4 tạ/ha, năm 1995 là 80 tạ/ha; năng suất rau năm 1990 là 179 tạ/ha, năm 1995 là 186 tạ/ha [76].

Kết quả chuyển dịch cơ cấu cây trồng nông nghiệp đã thay đổi giá trị sản lượng trong ngành trồng trọt. Những cây trồng có giá trị kinh tế cao đang có tỷ trọng tăng dần: giá trị sản lượng hoa, cây ăn quả tăng từ 35% (năm 1990) lên 40% (năm 1992) và 47% (năm 1994), so với năm 1990 tăng 12%; giá trị cây lương thực từ 47% (năm 1992) xuống còn 38% (năm 1994). Giá trị thu nhập trên một héc ta canh tác tăng hàng năm: năm 1994 đạt 36,6 triệu đồng/ha, tăng 5,8 triệu đồng so với năm 1993; năm 1995, đạt 39 triệu đồng/ha[76].

Đối với ngành chăn nuôi: Tuy chiếm tỷ trọng thấp trong nông nghiệp nhưng chăn nuôi của huyện cũng có tỷ lệ cao hơn tỷ trọng bình quân của toàn quốc 2% [79]. Chăn nuôi của huyện vẫn duy trì và phát triển.

Chăn nuôi lợn năm 1995 là 31.013 con (tăng 134,4% so với năm 1990). Chăn nuôi lợn đang phát triển theo hướng trang trại, nuôi theo phương pháp áp dụng công nghệ và nuôi lợn có tỷ lện nạc cao. Nhiều hộ nuôi quy mô 15 – 20 con lợn trở lên đặc biệt có nhà ông Đỗ Xuân Hoa ở xã Xuân Đỉnh đã nuôi hàng trăm con lợn.

Chăn nuôi gia cầm cũng được phát triển theo quy mô lớn. Nhiều hộ gia đình ở Phú Diễn, Mỹ Đình... đã nuôi hàng nghìn con gà 1 lứa như bà Nguyễn Thị Tẹo ở Mỹ Đình, ông Đức ở xã Phú Diễn,...

Chăn nuôi thuỷ đặc sản: đây là một nghề chăn nuôi, mới có ở huyện song mức độ phát triển tương đối nhanh. Nhiều hộ ở Tây Mỗ, Đại Mỗ, Liên Mạc, Minh Khai đã nuôi nhiều và đã thu được kết quả khá cao như nhà anh Vân ở xã Minh Khai đã nuôi nhiều và đã thu được vài chục triệu đồng trong 1 năm nghề nuôi ba ba bán giống.

Đàn bò sữa của huyện cũng đã được quan tâm song mới chỉ ở bước đầu, ở Thuỵ Phương hiện có 40 con đang được khai thác sữa [79].

Về củng cố hợp tác xã

Quy mô của các HTX nông nghiệp được điều chỉnh phù hợp với điều kiện sản xuất của từng địa phương. Sau điều chỉnh, Từ Liêm có 20 hợp tác xã quy mô thôn, liên thôn, 13 hợp tác xã quy mô toàn xã. Các HTX tiến hành đại hội xã viên, củng cố Ban quản lý, xác định rõ chức năng, nhiệm vụ. Bộ máy quản lý ở các hợp tác xã giảm so với trước, nhưng hoạt động thiết thực, giảm bớt mức đóng góp của nông dân. Nhiều hợp tác xã làm tốt các khâu dịch vụ sản xuất, kinh doanh ngành nghề có lãi, đảm bảo ba loại quỹ của hợp tác xã (trích từ 35 - 45% lãi xây dựng quỹ công ích, quỹ dự trữ từ 8 - 10% và quỹ phát triển sản xuất), thực hiện tốt chính sách xã hội, một số hợp tác xã có khả năng giúp các gia đình vay vốn trả dần để phát triển sản xuất, điển hình như xã Đại Mỗ: điều hoà cho thân nhân liệt sĩ được mua 115kg thóc/vụ, thương binh 120kg/vụ, các gia đình có khó khăn được mua với giá giảm 30% so với giá thị trường; trợ cấp cho các gia đình khó khăn; có khả năng giúp các gia đình vốn để mua trâu bò, máy móc nhỏ trả dần sau 4 vụ sản xuất[75].

Huyện Từ Liêm được Thành phố đánh giá cao là huyện đi đầu trong việc quy hoạch xây dựng nông thôn mới (hết năm 1994, 100% số xã đã được qui hoạch). Trong những năm qua, Huyện chú trọng đầu tư cơ sở hạ tầng nông thôn với tổng số vốn đầu tư là trên 100 tỷ đồng gồm:

Giao thông nông thôn: tổng số vốn đầu tư gần 20 tỷ đồng bằng nguồn vốn của Thành phố là 3,284 tỷ đồng, ngân sách huyện là 11,2 tỷ đồng, vốn huy động là 5,5 tỷ đồng, kết quả nâng cấp được 85,4km đường liên xã.

Thuỷ lợi: xây dựng được 3 trạm bơm tiêu lớn: Đồng Bông 1- 2; Cầu Giát với tổng kinh phí đầu tư là 3.425 triệu đồng, đã tu sửa nâng cấp hệ thống kênh mương nội đồng, xây 18km kênh mương gạch góp phần nâng cao hiệu quả hệ thống tưới tiêu, đưa diện tích tưới tiêu chủ động lên 95% và tiêu chủ động 75%.

Ngoài ra, huyện đã đầu tư cho các công trình ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất như: Chương trình cấp 1 hoá giống lúa, ứng dụng các giống có chất lượng cao, bón phân hợp lý NPK, vi sinh, vi lượng, chương trình rau sạch, đặc biệt dự án chuyển dịch cơ cấu kinh tế đã góp phần thay đổi hẳn cơ cấu trong nông nghiệp.

Đến năm 1995, toàn huyện có 15/24 xã được công nhận nông thôn mới (Quảng An, Nhật Tân, Tứ Liên, Nhân Chính, Phú Diễn, Thượng Cát, Xuân Phương, Tây Mỗ, Đông Ngạc, Trung Văn, Thuỵ Phương, Trung Hoà, Yên Hoà, Cổ Nhuế, Xuân Đỉnh). [78]

Sau 10 năm chỉ đạo đổi mới, sản xuất nông nghiệp của huyện đã đạt được những kết quả cả về năng suất, sản lượng và giá trị thu nhập trên đơn vị diện tích. Được các ngành Thành phố xếp loại là huyện có nhiều khó khăn nhưng đã nắm bắt chủ trương kịp thời chuyển hướng kinh tế có kết quả. Tổng giá trị sản lượng thực tế nông nghiệp tăng từ 163,972 tỷ đồng năm 1993 lên 550,5 tỷ đồng (theo giá hiện hành) năm 1995 (tăng 56% so với năm 1994), chiếm 58% giá trị sản xuất địa phương quản lý; bình quân

thu nhập một khẩu nông nghiệp đạt 2,78 triệu đồng/năm; bình quân một hộ đạt 9,4 triệu đồng/năm. Đời sống và thu nhập của người dân được nâng lên rất nhiều, giá trị sản lượng nông nghiệp/1ha đất canh tác nông nghiệp đạt 39 triệu đồng, tăng 30% so với năm 1990 [76].

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đã đạt được nông nghiệp của huyện còn bộc lộ một số tồn tại:

Một là, cơ cấu kinh tế trong ngành chưa phát triển cân đối với tiềm năng sẵn có. Tỷ lệ phát triển giữa trồng trọt và chăn nuôi còn chưa hợp lý. Ngành chăn nuôi chậm phát triển.Tính riêng ngành trồng trọt chiếm khoảng 72,3% tỷ trọng cơ cấu kinh tế nông nghiệp năm 1995, trong khi chăn nuôi chỉ chiếm 26,4% [76].

Hai là, phong trào phát triển nông nghiệp của các địa phương chưa đồng đều. Hiện tượng không cấy hết diện tích đã bắt đầu xuất hiện như: Yên Hoà, Xuân Đỉnh, Phú Thượng,…

Ba là, việc chuyển dịch cơ cấu ở một số địa phương như: Tây Tựu, Minh Khai,…còn mang tính tự phát do thiếu quản lý ở các cơ sở dẫn đến ảnh hưởng tới qui hoạch chung và sản xuất của các vùng lân cận.

Tiểu kết

Vượt qua mọi khó khăn, thử thách, và cả những hạn chế, khiếm khuyết, Đảng bộ và nhân dân Từ Liêm đã hoàn thành nhiệm vụ được giao, góp phần xứng đáng vào việc xây dựng và bảo vệ vững chắc Thủ đô. thực hiện có kết quả các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế nông nghiệp của Thành phố; đồng thời chủ động, sáng tạo, tìm tòi, thể nghiệm trong tổ chức sản xuất và đời sống, tháo gỡ khó khăn, tìm đường đi lên. Công cuộc đổi mới đã đưa Từ Liêm từng bước khởi sắc và phát triển: Cơ cấu kinh tế nông nghiệp chuyển dịch nhanh. Giá trị sản xuất nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương mại - dịch vụ tăng nhanh, vượt chỉ tiêu kế hoạch đề ra. Từ Liêm là điểm sáng xây dựng nông thôn mới của ngoại thành. Gương mặt và tầm vóc của Từ Liêm đã đổi thay và lớn mạnh sau 10 năm đổi mới. Trong

quá trình đô thị hoá, Từ Liêm đã trưởng thành, tạo nên những vùng phát triển để mở rộng nội đô. Mặc dù còn những hạn chế, nhưng mỗi người dân Từ Liêm đều phấn khởi, tự hào về thành quả lao động của mình, phát triển đổi thay của quê hương. Nhân dân Từ Liêm càng thêm vững tin vào sự lãnh đạo của Đảng, đường lối đổi mới, hăng hái phát triển sản xuất theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, vì mục tiêu dân giầu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.

CHƢƠNG 3

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đảng bộ huyện từ liêm lãnh đạo phát triển nông nghiệp trong những năm 1986 2005 (Trang 56 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)