- Tổng đàn lợn trên 2 tháng tuổi con 31013 39288 42000 4,80 1,
3.3.1. Kết quả tổ chức thực hiện
Với việc vận dụng đường lối, chủ trương của Đảng, chủ động, sáng tạo trong điều kiện hoàn cảnh của địa phương, Đảng bộ Từ Liêm đã lãnh đạo nhân dân trong huyện phát triển kinh tế nông nghiệp đạt được nhiều thành tựu đáng khích lệ qua 20 năm đổi mới:
Một là, trong những năm 1986 - 2005, dưới sự lãnh đạo có hiệu quả của Đảng bộ huyện Từ Liêm và sự nỗ lực vượt qua những khó khăn của bà con nông dân, kinh tế nông - lâm - thuỷ sản có sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế và sự tăng trưởng rõ rệt qua từng năm.
Về trồng trọt: Trong những năm qua, diện tích đất nông nghiệp liên tục giảm qua các năm do quá trình đô thị hoá nhanh ở huyện và việc Nhà
nước thu hồi đất để xây dựng nhiều công trình trọng điểm của Quốc gia nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội. Tuy nhiên không vì thế làm cho giá trị của ngành trồng trọt giảm sút mà ngành vẫn giữ được tốc độ tăng trưởng của mình. Sự phát triển ở đây không phải là sự tăng trưởng về số lượng qua từng năm mà là sự phát triển về chất lượng các sản phẩm trồng trọt theo hướng tập trung phát triển các loại cây trồng mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Về cây lúa: Diện tích trồng lúa của huyện liên tục giảm qua từng năm: từ 7560 ha (năm 1986) giảm xuống còn 3.600 ha (năm 2005). Từ thực tế đó, Huyện đã chỉ đạo bà con nông dân đưa các giống lúa lai: DH 85, Bắc thơm 7, T2, T5,…có hiệu quả và năng suất cao vào sản xuất thay thế cho các giống lúa địa phương nhưng hiệu quả kinh tế thấp. Hơn thế nữa, huyện còn chú trọng đến đầu tư khoa học và công nghệ trong quá trình chăm sóc cây lúa từ những khâu cấy trồng đến lúc thu hoạch. Nhờ vậy, năng suất của cây lúa tăng: nếu như năm 1986 năng suất của cây lúa là 66,8 tạ/ ha thì năm 2005 năng suất cây lúa đạt 90 tạ/ ha.
Về cây rau: Diện tích trồng tuy tăng giảm theo từng năm: năm 1986 là 1.863 ha thì năm 2005 chỉ còn 1015 ha. Nhưng trên thực tế cho thấy cây rau vẫn là cây trồng đem lại thu nhập cao cho người nông dân. Bởi người trồng rau đã đưa các loại rau mới mà thị trường tiêu thụ đang cần vào sản xuất. Người nông dân còn tích cực áp dụng các tiến bộ trong quá trình sản xuất nhất là sản xuất rau an toàn nên năng suất cây rau tăng từ 149,8 tạ/ ha lên 195 tạ/ ha. Do đó, giá trị thu nhập trên một đơn vị diện tích canh tác không ngừng được nâng lên, chất lượng rau cũng từng bước được cải thiện.
Về cây hoa: Nếu như trước đây diện tích cho trồng hoa còn khá khiêm tốn thì nay diện tích đang dần tăng lên do quá trình chuyển đổi cơ cấu trong ngành nông nghiệp của Đảng bộ huyện Từ Liêm trong những năm qua. Diện tích trồng hoa tính đến năm 2005 là 1.500 ha. Mô hình
trồng hoa trong nhà lưới, công nghệ cao, quy trình sản xuất hiện đại với các giống hoa mới được đưa vào trồng rộng rãi như: hoa cúc, hoa đồng tiền, hoa hồng,…được nhập về từ Pháp, Hà Lan, Trung Quốc….với nhiều chủng loại, màu sắc phong phú đa dạng. Do đó, huyện đã chỉ đạo đẩy mạnh ứng dụng và nhân rộng tạo ra được những giống, sản phẩm hoa có năng suất cao, chất lượng tốt, giá trị kinh tế cao đáp ứng được nhu cầu ngày càng nhiều của thị trường ở trong nước và từng bước hướng tới xuất khẩu.
Sản xuất cây ăn quả: Là những cây trồng được Huyện chú trọng phát triển. Đến năm 2005, diện tích trồng cây ăn quả đã đạt 515 ha. Điều đó phản ánh khả năng phát triển cây ăn quả của Huyện là khá lớn. Vì vậy, Huyện cần có biện pháp để đáp ứng về nhu cầu cây con của nhân dân. Tuy nhiên, giá trị của cây ăn quả chiếm tỉ trọng chưa cao trong tổng giá trị trồng trọt do gần 40% diện tích mới trồng chưa cho thu hoạch.
Như vậy, trong những năm qua ngành trồng trọt của huyện Từ Liêm đã từng bước có sự chuyển dịch cơ cấu cây trồng. Sự chuyển dịch này phù hợp với sự biến động về diện tích trồng trọt đang ngày càng bị thu hẹp ở huyện. Đây cũng phù hợp với sự phát triển của ngành kinh tế nông nghiệp của đất nước trong thời kì mới: Tập trung cho các giống cây trồng có năng suất và đem lại giá trị kinh tế cao, cải thiện và nâng cao đời sống của người nông dân.
Đối với ngành chăn nuôi: Trong quá trình đô thị hoá, ngành chăn nuôi có xu hướng giảm dần. Chủ trương phát triển chăn nuôi của huyện trong bối cảnh đô thị hoá đang diễn ra nhanh và mạnh là: nạc hoá đàn lợn và đàn gia cầm; gắn ngành chăn nuôi với công nghiệp chế biến. Năm 2003, Huyện đã xây dựng xong khu lò mổ tập trung ở xã Trung Văn để nâng cao chất lượng, giá trị sản phẩm và đảm bảo vệ sinh môi trường.
Về thuỷ sản: Nguồn thuỷ sản tự nhiên ngày càng cạn kiệt dần, sản lượng khai thác giảm do việc san lấp mặt bằng để lấy đất phục vụ cho xây
dựng. Thực tế đó đã đặt ra những yêu cầu đối với Huyện trong việc phát triển thuỷ sản. Huyện phải áp dụng tiến bộ khoa học kĩ thuật về giống, thức ăn, phương thức nuôi là một hướng đi phù hợp với huyện trong tình hình này. Xác định được hướng đi, Huyện đã chỉ đạo nhân dân tận dụng các ao hồ, ruộng trũng không canh tác để đưa vào nuôi trồng thuỷ sản. Huyện cũng đưa vào nuôi các loại thuỷ sản mới: cá rô phi, cá tra, cá chim trắng,…Do vậy, mặc dù diện tích nuôi trồng giảm nhưng giá trị sản xuất tăng: năm 2005, ngành thuỷ sản chiếm 5,1% trong cơ cấu ngành kinh tế nông nghiệp của Huyện.
Hai là, quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp đã dần hình thành các vùng sản xuất hàng hoá tập trung.
Xuất phát từ thực tế của Huyện là quỹ đất dành cho kinh tế nông nghiệp tỉ lệ nghịch với tốc độ đô thị hoá nên Đảng bộ huyện Từ Liêm xác định: phải tiến hành chuyển dịch cơ cấu trong kinh tế nông nghiệp cho phù họp với tình hình mới. Đây chính là yếu tố giúp phá thế độc canh trong sản xuất truyền thống, phát huy được tính năng động, nhạy bén của người nông dân, tận dụng được nguồn nguyên liệu, lao động tại chỗ thúc đẩy sản xuất phát triển. Qua đó hình thành các vùng chuyên canh trong sản xuất nông nghiệp. Huyện Từ Liêm đã từng bước hình thành các vùng chuyên canh tập trung vào trồng rau, hoa và cây ăn quả.
- Vùng trồng cây ăn quả: Minh Khai, Phú Diễn, Xuân Phương.
- Vùng trồng rau an toàn: Minh Khai; Liên Mạc.
- Vùng trồng hoa: Tây Tựu, Thượng Cát.
Thông qua quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp đã tạo điều kiện để ứng dụng, chuyển giao tiến bộ kĩ thuật, công nghệ hiện đại vào sản xuất. Trong nhiều năm qua, nhiều tiến bộ kĩ thuật, công nghệ đã được Huyện đưa vào ứng dụng trong sản xuất mà trước hết là đưa các loại giống cây ăn quả, cây hoa và con giống mới tạo động lực cho chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp và ngược lại.
Ba là, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp đã làm chuyển biến nhận thức của người dân về sản xuất hàng hoá và tạo động lực cho các thành phần kinh tế đầu tư vào sản xuất nông - lâm - thuỷ sản.
Có thể nhận thức thấy, thông qua chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp đã từng bước thay đổi nếp nghĩ, cách làm của đại bộ phận nông dân: gắn sản xuất với thị trường, sản xuất theo phương thức công nghiệp, tập trung hoá và dần tiến tới chuyên môn hoá. Năng suất, sản lượng cây trồng, vật nuôi, giá trị sản xuất nông nghiệp từng bước thay đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp, góp phần ổn định kinh tế - xã hội của Huyện.
Ngoài các dự án đầu tư từ ngân sách của Huyện, các thành phần kinh tế khác và hộ nông dân cũng tích cực đầu tư vào phát triển nông - lâm - thuỷ sản. Các lĩnh vực thu hút vốn đầu tư vào là trồng rau an toàn, trồng hoa, trồng cây ăn quả, chăn nuôi gia súc, gia cầm,...
Những kết quả mà nhân dân huyện Từ Liêm đạt được trong kinh tế nông nghiệp giai đoạn 1986 - 2005, đã phản ánh sự lãnh đạo của Đảng bộ huyện Từ Liêm là đúng đắn, đúng hướng và hợp lí. Đó là do, Đảng bộ huyện Từ Liêm đã nắm vững đường lối chỉ đạo của Đảng và khai thác có hiệu quả lợi thế của mình, biết kế thừa và chọn lọc kết quả đạt được trong giai đoạn trước. Những kết quả đó vừa là cơ sở vừa là điều kiện thuận lợi và có ý nghĩa quan trọng để Đảng bộ Huyện vững vàng lãnh đạo nhân dân trong Huyện tiếp tục phát triển kinh tế nông nghiệp nói riêng, thực hiện các nhiệm vụ kinh tế - xã hội nói chung trong những năm tiếp theo.
. Bên cạnh những thành tích mà Đảng bộ và nhân dân huyện Từ Liêm đã đạt được trong 20 năm qua (1986 - 2005) như trình bày ở phần trên, ngành kinh tế nông nghiệp huyện vẫn còn một số tồn tại cần phải khắc phục đó là:
Sản xuất nông nghiệp còn nhỏ lẻ, manh mún; đầu tư cho phát triển ngành nghề thiếu đồng bộ, nên chưa đủ sức tích luỹ, cạnh tranh còn yếu;
quy mô sản xuất còn nhỏ, do vậy năng suất lao động chưa cao, hiệu quả kinh tế còn thấp; vấn đề đời sống nông thôn còn những khó khăn.
Cơ cấu cây trồng được chuyển dịch theo hướng tiến bộ nhưng chưa đáp ứng được yêu cầu của thị trường và nguyện vọng của người dân. Diện tích đất nông nghiệp giảm mạnh chủ yếu là do quá trình đô thị hoá nhanh và các công trình xây dựng của Quốc gia. Diện tích cây trồng có giá trị kinh tế cao như cây hoa, cây ăn quả đặc sản có tăng do được chú ý phát triển nhưng tốc độ còn chậm, quy mô còn nhỏ, chưa phát huy hết điều kiện thuận lợi về đất đai và tài nguyên thiên nhiên.
Việc ứng dụng khoa học kĩ thuật, quy trình công nghệ mới trong sản xuất đã được chú ý, nhưng vẫn ở mức độ thấp so với yêu cầu phát triển của ngành. Đặc biệt là trong sản xuất hoa tập quán canh tác còn lạc hậu, giản đơn. Việc bảo quản sản phẩm sau thu hoạch còn hạn chế. Do vậy, chất lượng sản phẩm thấp, hiệu quả kinh tế không cao, khả năng mở rộng thị trường gặp khó khăn.
Trong chăn nuôi, mặc dù đã có sự đầu tư và xuất hiện những vật nuôi mới. Nhìn chung, ngành chăn nuôi của huyện cũng mới chỉ dừng lại ở kinh tế hộ gia đình nhỏ lẻ, thiếu tập trung, vốn đầu tư chưa cao, chưa theo quy trình sản xuất hiện đại. Do đó hiệu quả kinh tế do ngành chăn nuôi đem lại chưa thực sự phát huy hết thực lực của địa phương gây ra sự lãng phí.
Vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp còn thấp, chưa kêu gọi được nguồn đầu tư từ các lĩnh vực kinh tế khác cho nông nghiệp. Cơ sở vật chất kĩ thuật cho phát triển nông nghiệp còn thiếu, yếu và chưa đồng bộ. Trong khi đó, việc tích tụ ruộng đất để tiến hành sản xuất hàng hoá tập trung cũng gặp nhiều khó khăn do quỹ đất dành cho nông nghiệp của huyện không cho phép. Điều đó đã gây cản trở rất lớn cho huyện trong quá trình chỉ đạo phát triển kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá.
Nguyên nhân chủ yếu của những hạn chế trên là: Trong thời gian qua, huyện Từ Liêm có tốc độ đô thị hoá nhanh. Điều đó làm cho diện tích đất nông nghiệp của huyện ngày càng bị thu hẹp. Ngoài ra, trình độ quản lí trong ngành nông nghiệp của một số bộ phận cán bộ huyện còn hạn chế. Kĩ thuật canh tác của người nông dân còn thô sơ chưa đáp ứng được sự phát triển chung của ngành.
Để tiếp tục lãnh đạo đẩy mạnh công cuộc CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn đạt được những thành tựu to lớn và toàn diện hơn trong các giai đoạn sau, Đảng bộ Từ Liêm phải giải quyết tốt những vấn đề đặt ra:
Trong những năm tới, tốc độ đô thị hoá của Huyện vẫn diễn ra nhanh, đất đai sản xuất nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp. Do vậy, sử dụng đất đai cần phải tiết kiệm và nâng cao hiệu quả sử dụng.
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp phải phù hợp với cơ cấu kinh tế nông thôn của Huyện, theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Chú trọng chuyển dịch sang nuôi, trồng cây con có giá trị và hiệu quả kinh tế cao theo các vùng tập trung. Giảm mạnh diện tích trồng lúa, tăng cơ cấu lúa thơm, năng suất cao. Tăng diện tích trồng hoa, cây ăn quả và rau an toàn. Chú trọng tận dụng các ao hồ, ruộng trũng nuôi thuỷ đặc sản. Tăng cường, đẩy mạnh ứng dụng KHKT mới vào sản xuất nông nghiệp, tạo sản phẩm hàng hoá sạch, có chất lượng, từng bước chuẩn hoá sản phẩm. Đẩy mạnh cơ giới hoá, hiện đại hoá trong nông nghiệp. Tích cực khai thác mở rộng thị trường. Quan tâm nghiên cứu, ứng dụng công nghệ bảo quản sản phẩm sau thu hoạch.
Tăng cường đầu tư cho các vùng sản xuất nông nghiệp tập trung. Đẩy nhanh tiến độ và hoàn thành dự án phát triển vùng hoa Tây Tựu. Phát triển sản xuất hoạt công nghệ cao nhằm tạo ra những sản phẩm có chất lượng, đáp ứng thị trường trong nước và hướng tới xuất khẩu. Nghiên cứu triển khai các dự án phát triển vùng cây ăn quả đặc sản cam canh, bưởi diễn, chú trọng bảo tồn, bồi dục, nhân giống và phát triển giống gốc.
Phát triển nông nghiệp theo hướng du lịch sinh thái. Khuyến khích tích tụ ruộng đất tăng quy mô sản xuất tập trung.
Phát triển sản xuất nông nghiệp gắn với củng cố quan hệ sản xuất nông thôn. Tiếp tục củng cố và phát triển các HTX nông nghiệp. Hoàn thành xây dựng và đưa doanh nghiệp nông nghiệp tại xã Tây Tựu vào hoạt động.