Sự biến đổi và sức sống của truyện trạng xứ Nghệ

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Một số đặc điểm của truyện trạng xứ Nghệ (Trang 64 - 71)

Chƣơng 4 : Truyện trạng xứ Nghệ từ góc nhìn so sánh

4.6 Sự biến đổi và sức sống của truyện trạng xứ Nghệ

Có thể nói mơi trường nơng thơn cổ truyền, cộng với đặc điểm ưa nói trạng của người Nghệ là cái nơi hình thành, phát sinh và phát triển của truyện trạng xứ Nghệ. Ở xứ Nghệ, sinh hoạt nói, kể truyện trạng đã trở thành một loại hình sinh hoạt văn hố đặc sắc và hết sức có ý nghĩa, một kiểu văn nghệ tự túc của người dân lao động nhiều đời khi mà cuộc sống của họ quanh năm suốt tháng gắn bó, quây quần trong luỹ tre làng. Tuy nhiên, cùng với q trình đơ thị hố, hiện đại hố nơng thơn, nếp sống với những tập quán truyền thống của người dân xứ Nghệ đã có nhiều biến đổi, trong đó khơng ngoại trừ việc các mơ hình sinh hoạt truyền thống bị phá vỡ và mai một đi. Một mặt, người dân với nhiều lo toan thường nhật, gánh nặng áo cơm, ngồi nghề nơng người ta phải làm nhiều

nghề khác để kiếm sống. Nhiều người trong số đó đã rời luỹ tre làng ra thành phố làm cửu vạn, ơ sin… và họ khơng có nhiều thời gian ngồi bên nhau để mà “đồng quang sang đồng rậm” như xưa nữa nên loại hình sinh hoạt văn nghệ cộng đồng “kể truyện trạng” dần cũng bị nhạt và khơng có điều kiện để phát triển nữa. Mặt khác, nếu như trước kia, khi mà các loại hình giải trí khác chưa xuất hiện và khơng phát triển như hiện nay, thì loại hình nói, kể, sinh hoạt truyện trạng rất được coi trọng, rất phổ thông nếu khơng muốn nói là độc tơn ở xứ Nghệ. Ngày nay, người dân Nghệ đã có nhiều loại hình sinh hoạt giải trí khác như xem vơ tuyến, đài, báo… thì có lẽ “thời hồng kim” của truyện trạng đã đi qua. Thay vì chen chân ra đầu đê, đầu cổng làng, tìm đến một khơng gian công cộng, được hồ vào khơng khí chung để được mua vui, giải trí thì họ có thể ngồi chễm chệ ở nhà bật đài, ti vi để nghe, xem các tiết mục hài của các nghệ sĩ chuyên nghiệp. Và điều đó dường như cũng đã đủ thoả mãn nhu cầu giải trí của người dân theo cái cách “mì ăn liền”.

Thiết nghĩ, trong bối cảnh ấy, dường như khơng cịn có mơi trường, có chỗ để truyện trạng phát triển nữa, thậm chí có thể là loại hình sinh hoạt này có nguy cơ bị diệt vong và trở thành quá vãng. Thế nhưng, với phong cách, bản tính ưa vui vẻ, hài hước và thích nói trạng dường như là chất keo gắn kết và duy trì sức sống cho truyện trạng ngày hơm nay. Ngày nay, dù nhiều làng ở nông thôn đã khơng cịn đình, chùa, luỹ tre, cổng làng nữa, khơng gian sinh hoạt cộng đồng dường như bị thu hẹp đến mức tối thiểu song sức sống truyện trạng vẫn được khẳng định, vẫn từng ngày len lỏi vào đời sống thường nhật của mỗi người dân. Ngày nay, sinh hoạt kể truyện trạng vẫn được duy trì và tồn tại trong đám cưới, các cuộc họp của thanh niên, họp xóm, họp hội phụ lão, các buổi tụ tập trong các ngày lễ, tết, việc cơng…, thậm chí trong các chuyến đi chơi xa của tập thể, ngồi trên ô tơ là họ lại tổ chức một buổi ngoại khố về truyện trạng và truyện trạng lại nổ râm ran. Đặc biệt, cho đến nay người dân xứ Nghệ vẫn còn lưu giữ những nét sinh hoạt cộng đồng như uống nước chè xanh, hay đám cưới đám tang cả làng cùng tập trung vào một gia đình để làm cỗ, có người đi xa về thì bà con xóm làng tập trung đến để nói chuyện… và đó cũng là “giá đỡ” để cho truyện trạng, sinh hoạt truyện trạng có “đất” để tồn tại và phát triển trong đời sống hôm nay.

Có thể nói, truyện trạng xứ Nghệ hơm nay vẫn đang trên con đường vận động, hồn thiện và khơng ngừng tiếp thu những yếu tố mới. Vì vậy, bên cạnh những nét đặc trưng truyền thống, truyện trạng của người Nghệ hơm nay đã có thêm một số đặc điểm phát sinh, thể hiện sự biến đổi của sinh hoạt truyện trạng trong đời sống đương đại.

Thứ nhất, trên phương diện đề tài, truyện trạng đương đại một mặt thừa hưởng những mảng đề tài truyền thống, mặt khác lại bổ sung, tiếp thu những mảng đề tài mới

xuất hiện trong cuộc sống thực tại. Như vậy, đề tài của truyện trạng hôm nay rất đa dạng và phong phú, khơng chỉ có các đề tài truyền thống, mang tính kinh điển mà cịn có đa dạng các đề tài thời sự với những vấn đề nóng hổi của cuộc sống đương đại. Tuy nhiên, sự kế thừa mảng đề tài truyền thống của truyện trạng khơng phải là sự bê ngun tồn bộ mà có sự chọn lọc. Dường như, chỉ có những đề tài mn thuở mà đến hơm nay vẫn cịn nguyên giá trị như quan hệ bố mẹ - con cái, vợ chồng, thầy trị… vẫn có một vị trí xứng đáng trong sinh hoạt truyện trạng hơm nay, cịn những đề tài mang tính thời điểm, bị “cũ”, lạc hậu so với hiện tại thì gần như đã biến mất và nhường chỗ cho những mảng đề tài mang tính thời sự của cuộc sống đương đại.

Thứ hai, trên phương diện nhân vật, nếu như truyện trạng truyền thống chỉ xoay quanh hệ thống nhân vật là những đối tượng sống ở mơi trường nơng thơn cổ truyền thì nhân vật trong truyện trạng hiện đại lại rất đa dạng, vượt ra “cái khung” hệ thống nhân vật sống ở vùng nông thôn truyền thống lẫn hiện đại và vươn ra các khu vực ở đô thị, thành phố. Vì thế, trong sinh hoạt truyện trạng đương đại, bên cạnh hệ thống nhân vật quen thuộc trong xã hội cũ, còn xuất hiện rất nhiều loại nhân vật mới như gái mại dâm, thư ký, sếp, bác sĩ, vệ sĩ, ôsin… với những quan hệ xã hội hiện đại như thư ký - sếp, bác sĩ - bệnh nhân, ôsin - ông chủ…

Thứ ba, trên phương diện không gian, xét cả không gian nghệ thuật và không gian diễn xướng thì khơng gian của truyện trạng hiện đại rộng hơn không gian của truyện trạng truyền thống. Đặt sinh hoạt truyện trạng hôm nay bên cạnh sinh hoạt truyện trạng truyền thống, chúng tơi nhận thấy có sự thay đổi về mặt khơng gian diễn xướng. Nếu như sinh hoạt truyện trạng truyền thống lấy nông thôn làm điểm tựa, không gian nông thôn bao trùm và phủ kín tồn bộ truyện trạng thì khơng gian diễn xướng của truyện trạng hiện đại lại rất đa dạng, khơng chỉ có nơng thơn mà cịn cả nhiều chốn của thành thị. Truyện trạng hôm nay không chỉ được kể tại những địa điểm có tính cơng cộng ở các miền q xứ Nghệ mà còn theo chân những người nông dân ra phố làm thuê, giúp việc, làm xe ôm, xây dựng… Và những lúc rảnh rỗi ngồi đợi việc ở ngã tư một nẻo đường nào đó, nơi gầm cầu, bên cạnh cổng chợ trời hay trong những xóm trọ nghèo…, những người dân quê lại cùng nhau hàn huyên mọi chuyện và truyện trạng lại diễn ra rất sôi nổi. Với những người dân di cư ra phố này, người ta không chỉ kể những truyện xảy ra ở làng quê mà còn là những câu chuyện hài hước của họ ở cuộc sống thành thị. Vì vậy mà, khơng gian nghệ thuật trong những truyện trạng hơm nay khơng chỉ gói gọn ở nơng thơn nữa mà nó có đủ mọi loại khơng gian, từ những xó xỉnh ở nơng thơn đến những ngóc ngách khác nhau của đời sống thành thị, khơng chỉ là những câu chuyện về các đối tượng sống ở nơng thơn mà

cịn có cả cuộc sống của những người sống ở thành phố mà người nông dân ra phố học được, nghe được, biết được rồi kể lại cho nhau.

Thứ tư, trong tương quan mối quan hệ với các thể loại khác, nếu như truyện trạng truyền thống có mối quan hệ với các thể loại truyền thống khác như: truyện cười, truyện cổ tích, truyện cổ thế sự, ngụ ngơn, giai thoại… thì truyện trạng hơm nay lại có mối quan hệ với cả truyện cười hiện đại lẫn truyền thống, thể loại vè hiện đại, thậm chí là thơ, đặc biệt là thơ trào phúng và thơ bút tre. Đồng thời, nó cũng chịu ảnh hưởng của các thể loại truyện kể dân gian khác nhưng về mức độ thì ít hơn nhiều so với truyện trạng truyền thống.

*Tiểu kết chƣơng 4

Để có cái nhìn tồn diện và thấy được những nét đặc sắc riêng của truyện trạng xứ Nghệ, người viết đã đặt truyện trạng trong thế so sánh với những người bạn mà trên một phương diện nhất định, có sự gặp gỡ với truyện trạng.

Với hệ thống truyện về các ông Trạng như Trạng Lợn, Trạng Quỳnh, Trạng Cờ, Trạng Vật…, về cơ bản, truyện trạng xứ Nghệ khác hoàn toàn với loại truyện này và được thể hiện trên nhiều phương diện khác nhau, đặc biệt là về mặt nguồn gốc, kết cấu và hệ thống nhân vật.Truyện trạng xứ Nghệ và chùm truyện về các nhân vật lưu truyền trong dân gian mà nhân dân tôn xưng là các ông Trạng là hoàn toàn khác nhau, một hiện tượng đồng âm dị nghĩa. Mặt khác, truyện trạng với truyện ở các làng cười rất gần gũi nhau ở khá nhiều phương diện dù cách xa nhau về mặt địa lý. Tuy vậy, về phạm vi lưu hành thì truyện trạng xứ Nghệ là truyện cười vùng (bao gồm tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh) thì lớn hơn rất nhiều so với các làng (đơn vị hành chính nhỏ nhất thời phong kiến). Và có lẽ, đấy cũng là nguồn gốc của nhiều điểm khác biệt giữa truyện trạng với truyện ở các làng cười. Trong hành trình đi tìm “thương hiệu” của truyện trạng xứ Nghệ trong làng cười của cả nước, người viết đã đặt truyện trạng bên cạnh truyện cười ở một số vùng khác. Quả thực, mỗi vùng có một kiểu cười, tiếng cười riêng song khó có nơi nào, tiếng cười lại độc đáo và đặc sắc như truyện trạng xứ Nghệ. Không chỉ khác với những truyện cười ở các vùng cách xa Nghệ Tĩnh về mặt địa lý như Nam Bộ mà ngay cả với những truyện cười ở các vùng đất tương đối gần gũi như xứ Huế, xứ Quảng, truyện trạng xứ Nghệ vẫn xây dựng cho mình một bản sắc riêng mà dường như khơng thể trộn lẫn, pha tạp với bất kỳ vùng đất nào trên đất nước ta. Đồng thời, cũng là một dạng truyện cười vùng (xứ Nghệ), truyện trạng chịu tác động và thừa hưởng nhiều đặc điểm của thể loại truyện cười nói chung song với những đặc điểm mang đậm màu sắc bản địa, truyện trạng vẫn khẳng định vị trí độc đáo của mình trong làng cười Việt Nam, làm nên bản sắc nụ cười riêng của Nghệ Tĩnh.

Truyện trạng hiện vẫn đang trong quá trình vận động và biến đổi và trên hành trình khẳng định mình trong bối cảnh thời đại ngày nay. Quá trình biến đổi đó có thể làm cho một số đặc điểm truyền thống của truyện trạng, sinh hoạt truyện trạng biến đổi, mất đi và làm phát sinh nhiều đặc điểm mới song đó cũng là thế vận động tất yếu của nhiều thể loại văn học cũng như các loại hình sinh hoạt văn hố dân gian ở xứ Nghệ nói riêng, cả nước nói chung dưới tác động của q trình đơ thị hố hiện nay.

PHẦN KẾT LUẬN

Truyện trạng là một loại hình sinh hoạt văn hố, văn nghệ độc đáo ở xứ Nghệ mà hiện vẫn chưa lan toả ra những vùng khác. Loại hình sinh hoạt truyện trạng rất phổ biến, bình dân trong sinh hoạt hàng ngày của người dân Nghệ Tĩnh song những câu chuyện được kể trong buổi sinh hoạt đó lại hầu như chỉ lưu truyền ở một vùng quê, một xã, một huyện nào chứ không phải “thịnh hành” trên cả xứ Nghệ. Vì thế mà ngay cả những truyện trạng được cố định bằng văn bản, cốt truyện đã được tổng hợp và ghi lại theo hướng khái qt hố thì tính bản địa của chúng vẫn cịn đậm nét. Có những chuyện chỉ lưu truyền ở huyện Nghi Lộc như “Dụng Nghi Lộc ngữ”, có truyện lại chỉ lưu hành ở huyện Thanh Chương, huyện Nam Đàn hay huyện Diễn Châu… Sinh hoạt truyện trạng là loại hình sinh hoạt văn hố mang tính ngun hợp và điều đó thể hiện rõ nhất trong nghệ thuật gây cười của người kể chuyện. Người kể chuyện có thể huy động mọi hình thức thập cẩm khác nhau để tạo ra sự giòn giã tối đa của tiếng cười. Tài năng đó của người kể chuyện làm nên sự hấp dẫn, khơng khí vui vẻ, sảng khối của truyện trạng. Chính vì vậy, khả năng cuốn hút và tập hợp mọi đối tượng càng cao và làm nên tính cộng đồng của truyện trạng. Có lẽ khơng một khơng gian diễn xướng của loại hình sinh hoạt văn hố dân gian nào lại tự do và thoải mái như truyện trạng, người tham gian sinh hoạt truyện trạng có thể nói cười, hành động một cách vơ tư mà khơng có bất kỳ một sự chi phối, ràng buộc nào cả.

Trên phương diện văn bản, truyện trạng là những truyện được kể trong các buổi sinh hoạt truyện trạng, được người sưu tầm cố định bằng văn bản và giới thiệu cùng bạn đọc. Đời sống tồn vẹn của truyện trạng là mơi trường diễn xướng và nó là cái nơi sinh thành, mơi trường sống thiết yếu của truyện trạng mà nếu tách rời ra, bộ mặt và bản chất của truyện trạng sẽ có những thay đổi, thẩm chí là mất đi rất nhiều giá trị văn hóa và khơng thể nào tránh khỏi sự phiến diện, chủ quan trong việc đánh giá vai trị, vị trí và giá trị của truyện trạng. Nếu chỉ nhìn nhận truyện trạng một cách đơn thuần trên bề mặt văn bản thì nó chỉ là một loại truyện cười vùng, có nhiều nét gặp gỡ với truyện các làng cười ở chỗ tiếng cười quy tụ theo kết cấu của không gian địa lý và sự khác nhau giữa truyện trạng với truyện cười chẳng qua là khác về phạm vi lưu hành giữa vùng (khu vực địa lý rộng lớn) với làng (đơn vị hành chính nhỏ nhất) mà thôi. Dù biết rằng, truyện trạng không thể nào tách ra khỏi môi trường diễn xướng song để thấy được giá trị văn học của truyện trạng tồn tại trong sinh hoạt truyện trạng thì sự phân tách ở đây lại là việc làm cần thiết. Lý do là, không phải người đọc nào cũng có điều kiện để tiếp cận được diễn biến đời sống thực hành của truyện trạng và việc làm rõ những giá trị văn học của truyện trạng

đọc. Mặc dù vậy, trong quá trình đánh giá các giá trị văn học của các truyện trạng, người viết cũng luôn cố gắng lồng ghép những giá trị đặc sắc của truyện trạng gắn liền với những yếu tố quan trọng của môi trường diễn xướng truyện trạng. Không đồng nhất truyện trạng với truyện cười xứ Nghệ nhưng trên phương diện văn bản, người viết nhận định truyện trạng là một dạng truyện cười vùng, là một bộ phận không thể thiếu trong kho tàng truyện cười dân gian Việt Nam. Theo đó, truyện trạng cũng thừa hưởng một cách đầy đủ và toàn vẹn những đặc điểm chung của thể loại truyện cười, bên cạnh đó cịn bảo lưu những nét bản sắc cá thể của vùng đất xứ Nghệ. Và không giống với bất kỳ một vùng văn hoá nào trên cả nước, thiên nhiên, môi trường tự nhiên đặc thù và con người xứ Nghệ đã tạo nên một nền văn hoá mang đậm bản sắc xứ Nghệ và truyện trạng là đứa con tinh thần hấp thụ trực tiếp nền văn hố độc đáo này. Chính vì vậy, cả về mặt nội dung lẫn nghệ thuật, truyện trạng có nhiều những nét đặc sắc riêng và không thể trộn lẫn với truyện cười ở những vùng khác. Trong quá trình vận động của mình, truyện trạng vừa tuân theo quy luật thẩm mỹ của sáng tạo folklore chung song vẫn vận hành theo những ngun tắc riêng. Chính điều đó làm nên tính độc đáo của sinh hoạt truyện trạng cũng như truyện trạng. Trong luận văn này, người viết đã đặt truyện trạng bên cạnh truyện về các ông Trạng, những vùng cười tiêu biểu đại diện cho ba miền Bắc, Trung, Nam trên cả nước để làm rõ hơn những nét riêng của truyện trạng cũng như đem lại cái nhìn tổng thể về vị trí truyện trạng trong kho tàng truyện cười Việt Nam.

Bên cạnh đó, việc tìm hiểu truyện trạng đã góp phần thấy được những nét đặc sắc

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Một số đặc điểm của truyện trạng xứ Nghệ (Trang 64 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(71 trang)