Tháng 11/2005, tại kỳ họp thứ 8, quốc hội khóa XI đã thơng qua “Luật
thanh niên”. Luật gồm 6 chương với 36 điều, trình bày những quy định pháp
lý về khái niệm “thanh niên” ở Việt Nam, quyền và nghĩa vụ của thanh niên, trách nhiệm của Nhà nước, gia đình và xã hội đối với thanh niên và tổ chức thanh niên. Sự ra đời của “Luật Thanh niên” là một dấu mốc lớn trên con
đường xây dựng hành lang pháp lý cho công tác thanh niên ở nước ta, thể chế hóa và đưa đường lối thanh niên của Đảng vào cuộc sống.
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng họp vào lúc toàn Đảng, toàn dân kết thúc 5 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội IX và đã trải qua 20 năm đổi mới. Đất nước đã có những bước tiến trong sự nghiệp CNH, HĐH đời sống tinh thần vật chất của người dân được nâng lên.
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X tiếp nối quan trọng công tác giáo dục đào tạo đối với thế hệ trẻ của các kỳ đại hội trước. Đại hội nhấn mạnh đến việc đổi mới cơ cấu tổ chức, cơ chế quản lý, nội dung, phương pháp nhằm chấn hưng nền giáo dục Việt Nam: “Chuyển dần mơ hình giáo dục hiện nay
sang mơ hình giáo dục mở - mơ hình học tập với hệ thống học tập suốt đời, đào tạo liên tục, liên thông giữa các bậc học, ngành học; xây dựng và phát triển hệ thống học tập cho mọi người và những hình thức học tập, thực hành linh hoạt đáp ứng nhu cầu học tập thường xuyên; tạo nhiều khả năng, cơ hội khác nhau cho người học, bảo đảm sự công bằng xã hội trong giáo dục” [33,
Nghị quyết đại hội X tiếp tục đổi mới phương thức hoạt động của Mặt Trận Tổ quốc Việt Nam và các đồn thể nhân dân, trong đó có Đồn thanh niên. Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thanh niên, bồi dưỡng các giá trị văn hóa trong thanh niên, học sinh, sinh viên, đặc biệt là lý tưởng sống, năng lực trí tuệ đạo đức và bản lĩnh văn hóa con người Việt Nam trong thế hệ thanh niên. Đối với thế hệ trẻ cần: “Thường xuyên giáo dục chính
trị, truyền thống, lý tưởng, đạo đức, lối sống, tạo điều kiện học tập lao động, giải trí, phát triển thể lực, trí tuệ, góp phần xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Khuyến khích thanh niên tự học, tự nâng cao tay nghề, tự tạo việc làm. Chú trọng bồi dưỡng nguồn cán bộ, đào tạo thanh niên trong lực lượng vũ trang có nghề khi hết hạn nghĩa vụ quân sự. Tạo cơ hội cho thanh niên có tài năng đi học ở nước ngoài về phục vụ đất nước.Thu hút rộng rãi thanh niên, thiếu niên và nhi đồng vào các tổ chức Đồn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh làm nịng cốt và phụ trách” [33, tr.119-120].
Đại hội X nêu cao ý chí của tồn dân trong quyết tâm đổi mới toàn diện và mạnh mẽ đất nước theo con đường XHCN, nhằm đưa Việt Nam tiến kịp các nước phát triển trong khu vực và trên thế giới. Đại hội nhấn mạnh vai trò của thanh niên, coi đây là một trong những điều kiện quyết định thắng lợi các nhiệm vụ kinh tế- xã hội của đất nước.
Tháng 7/2008, Ban Chấp hành trung ương Đảng khóa X đã họp Hội nghị lần thứ 7 và ban hành “Nghị quyết số 25 – NQ/TW Về tăng cường sự
lãnh đạo của Đảng đối với công tác thanh niên trong thời kỳ đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa”. Nghị quyết tiếp tục khẳng định vai trò to lớn và
quan trọng của thanh niên đối với tương lai của dân tộc và tiền đồ của cách mạng Việt Nam “Thanh niên là rường cột của nước nhà, là chủ nhân tương
lai của đất nước, là lực lượng xung kích trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, một trong những nhân tố quyết định sự thành bại của sự nghiệp công nghiệp
hóa, hiện đại hóa đất nước, hội nhập quốc tế và xây dựng chủ nghĩa xã hội. Thanh niên được đặt ở vị trí trung tâm trong chiến lược bồi dưỡng, phát huy nhân tố và nguồn lực con người. Chăm lo phát triển thanh niên vừa là mục tiêu, vừa là động lực bảo đảm cho sự ổn định và phát triển vững bền của đất nước” [2, tr.41-42]. Chưa bao giờ, kể cả trong nghị quyết Trung ương 4 năm
1993, vai trò của thanh niên lại được Đảng ta đề cao tới mức được coi là “rường cột nước nhà” như vậy. Qua đó có thể thấy Đảng và nhà nước Việt Nam đã và đang ngày càng đánh giá cao hơn vai trò của thanh niên, kỳ vọng và tin tưởng nhiều hơn đối với thế hệ trẻ hiện nay. Với nghj quyết này công tác thanh niên đã thực sự trở thành một trong những khâu, những điểm then chốt nhất trong chiến lược phát triển quốc gia dưới sự lãnh đạo của Đảng.
Đánh giá về tình hình thanh niên Việt Nam hiện nay, Hội nghị cho rằng sau 15 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 khóa VII, “ Tình hình thanh niên có những chuyển biến mạnh mẽ, đan xen cả những yếu tố tích cực và tiêu cực, trong đó yếu tố tích cực giữ vai trò chủ đạo” [2, tr.36]. Về công tác
thanh niên trong thời gian 15 năm trước đó, nghị quyết cũng nhận đinh: “các
cấp ủy đảng đã lãnh đạo hệ thống chính trị, tồn xã hội thực hện tốt hơn cơng tác thanh niên và chăm lo cơng tác xây dựng Đồn. Nhà nước đã ban hành Luật thanh niên, chiến lược phát triển thanh niên và nhiều chính sách về công tác thanh niên, tạo điều kiện cơ hội cho thanh niên, rèn luyện, cống hiến, trưởn thành. Cơng tác Đồn và phong trào thanh niên từng bước phát triển, mặt trận đoàn kết tập hợp thanh niên từng bước được mở rộng, số thanh niên trở thành Đoàn viên, đảng viên ngày một tăng”[2, tr.37]. Bên cạnh đó, Hội
nghị cũng chỉ ra những mặt yếu kém của công tác thanh niên như: Một số cấp ủy đảng chưa thực sự quan tâm đến công tác thanh niên, việc đôn đốc, kiểm tra, đánh giá, rút kinh nghiệm thực hiện các chủ trương, nghị quyết của Đảng về công tác thanh niên không thường xuyên, kịp thời; công tác quy hoạch, bồi
dưỡng và sử dụng cán bộ trẻ chưa thực sự được coi trọng, chưa làm tốt công tác phát triển Đảng trong thanh niên…Theo Hội nghị phân tích thì có những ngun nhân khác nhau đã dẫn đến tình hình trên, trong đó chủ yếu là các nguyên nhân chủ quan như: Nhận thức của một bộ phận khơng ít cấp ủy đảng, cán bộ đảng viên về thanh niên và công tác thanh niên chưa đầy đủ; quản lý nhà nước về cơng tác thanh niên cịn nhiều bất cập; Cơng tác giáo dục, đào tạo, dạy nghề, giải quyết việc làm, phịng chống tệ nạn xã hội, hoạt động văn hóa, thể thao, báo chí, xuất bản cịn nhiều khuyết điểm yếu kém; việc quản lý, tập hợp thanh niên trong tình hình mới khó khăn hơn. Trên cơ sở nhận đinh và phân tích tình hình như vậy, Hội nghị Trung ương 7 khóa X dã đề ra một hệ thống các giải pháp nhằm từng bước khắc phục tình hình, hướng tới việc xây dựng đội ngũ thanh niên Việt Nam phù hợp với yêu cầu phát triển của đất nước trong bối cảnh đẩy nhanh CNH, HĐH đất nước.
Các mục tiêu cụ thể của công tác thanh niên trong thời gian trước mắt được hội nghị xác định như sau:
Nâng cao nhận thức chính trị, bồi dưỡng lý tưởng cách mạng cho thanh niên, nhất là học sinh, sinh viên.
Xây dựng môi trường xã hội lành mạnh để thanh niên rèn luyện, phấn đấu và trưởng thành.
Có chính sách mang tính đột phá trong đào tạo nguồn nhân lực trẻ chất lượng cao đáp ứng quá trình đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước gắn với giải quyết việc làm, tăng thu nhập, hưởng thụ văn hóa, vui chơi giả trí của thanh niên.
Tạo bước chuyển biến mới về chất lượng tổ chức và hoạt động cảu Đồn, Hội, phát triển các loại hình tổ chức tập hợp thanh niên nhằm tăng tỉ lệ thanh niên vào Đoàn, Hội.
Đẩy mạng cơn tác phát triển đảng viên từ đồn viên, phấn đấu đạt tỉ lệ ít nhất 70% đảng viên mới được kết nạp từ đoàn viên.
Trong phần cuối, Nghị quyết đã trình bày về chín nhóm giải pháp nhằm thực hiên các mục tiêu và nhiệm vụ đã xác định ở trên, đồng thời phân công trách nhiệm tổ chức thực hiện các giải pháp đó cho các cơ quan Đảng, nhà nước, cán bộ, ban ngành, các tổ chức đoàn thể, xã hội, nhà trường và gia đình…
Có thể nói, chưa bao giờ Đảng và nhà nước ta quan tâm sâu sắc đến vấn đề thanh niên như thời kỳ này, cũng chưa bao giờ vai trò của thanh niên và công tác thanh niên lại được Đảng và nhà nước ta đánh giá cao như trong thời kỳ đổi mới, cách đánh giá của Đảng và Nhà nước về thanh niên và công tác thanh niên trong thời kỳ này là nghiêm túc và khoa học. Trong thời kỳ này Đảng, Nhà nước và các tổ chức thanh niên đã nỗ lực đưa đường lối, chính sách của mình vào cuộc sống góp phần tích cực vào việc xây dựng và phát triển thế hệ thanh niên Việt Nam mới với những thế mạnh và ưu điểm căn bản.