4.1. Những xu hướng ảnh hưởng đến mối liên hệ giữa SHTT và sức khỏe cộng đồng
Trong thập kỉ vừa qua, một số xu hướng chính ảnh hưởng đến hệ thống cung ứng thuốc tồn cầu, trong đó nhấn mạnh đến vai trị của bảo vệ quyền SHTT gồm:
‒ Các cuộc đàm phán về các tiêu chuẩn SHTT ảnh hưởng đến thương mại dược
phẩm đã được thu hẹp phạm vi và chuyển sang môi trường song phương và khu vực. Những phát triển lớn trong lĩnh vực SHTT liên quan đến dược phẩm và việc xây dựng quy tắc quản lý diễn ra ở cấp quốc gia (bao gồm cả ở cấp độ EU), và việc xây dựng những quy tắc này đã có tác động trực tiếp đến việc sản xuất và phân phối các loại thuốc;
‒ Các thị trường mới nổi có quy mơ lớn như Brazil, Trung Quốc và Ấn Độ đã coi trọng việc lập kế hoạch chiến lược của các công ty khởi tạo nghiên cứu dược phẩm. Tính cạnh tranh trong và ngồi các thị trường này đang gia tăng. Do đó,
21
sự phát triển luật pháp ở các quốc gia này đã được chú ý nhiều hơn, bao gồm cả cơ chế bảo hộ quyền SHTT và những quy định về thực thi;
‒ Khi thế hệ trước của bằng độc quyền sáng chế trong ngành dược phẩm sắp hết hạn, sự cạnh tranh giữa các sản phẩm generic có thương hiệu của các công ty khởi tạo và các sản phẩm generic của các nhà sản xuất khác đang trở thành yếu tố đáng cân nhắc trong chiến lược ngành. Sự thay đổi trong môi trường cạnh tranh sẽ ảnh hưởng đến cả thị trường các nước đã phát triển và đang phát triển, bao gồm cả các giao dịch mua bán sáp nhập nhằm cải thiện vị trí trên thị trường thuốc generic; ‒ Trọng tâm của R&D chuyển từ hóa học tiểu phân tử sang đại phân tử/kĩ thuật vật liệu sinh học, vì thị trường cho các sản phẩm này ít bão hịa hơn thị trường cho các sản phẩm tiểu phân tử, dẫn đến những thay đổi trong quy định về quyền SHTT và các vấn đề quản lý thuốc để thích nghi;
‒ Nghiên cứu và phát triển về thuốc và vắc-xin mới được phân bổ theo khu vực địa lý rộng hơn như một kết quả của sự phát triển của CNTT và khi các công ty khởi nghiệp đa quốc gia mở rộng sự hiện diện của họ ở các nền kinh tế mới nổi; ‒ Cơng nghệ thơng tin ngày càng đóng vai trò quan trọng trong R&D khi trọng tâm đang chuyển từ các sản phẩm vật lý sang khai thác dữ liệu và mơ đun hóa; ‒ Các cơng ty khởi tạo đa quốc gia cắt giảm mục tiêu nghiên cứu và khi tốc độ đổi mới chậm lại, một số cơ quan chính phủ, ví dụ như Viện Y tế Quốc gia Hoa Kỳ (NIH), đang đảm nhận vai trị tích cực hơn trong R&D; và
‒ Cuộc khủng hoảng tài chính Hoa Kỳ năm 2008 – 2009 và cuộc khủng hoảng nợ
công châu Âu năm 2010 – 2014 đã dẫn đến việc cắt giảm quy mô lớn trong các khoản chi tiêu của chính phủ, bao gồm cả viện trợ nước ngồi. Do đó, các chương trình do chính phủ tài trợ như Quỹ Tồn cầu phịng, chống AIDS, Lao và Sốt rét (Quỹ Toàn cầu)37 và Kế hoạch Khẩn cấp Cứu trợ AIDS của Tổng thống (PEPFAR)38 phải chịu nhiều áp lực;
37 Quỹ Toàn cầu là một tổ chức tài trợ và hợp tác quốc tế bắt đầu hoạt động vào tháng Một năm 2002, nhằm mục đích thu hút, tận dụng và đầu tư thêm các nguồn lực để chấm dứt đại dịch HIV/AIDS, lao và sốt rét để hỗ trợ tiến đích thu hút, tận dụng và đầu tư thêm các nguồn lực để chấm dứt đại dịch HIV/AIDS, lao và sốt rét để hỗ trợ tiến trình đạt được Mục tiêu Phát triển Bền vững do UN thiết lập.