Cứu trợ xã hội là sự giúp đỡ của Nhà nước và cộng đồng cho những người không may rơi vào hoàn cảnh bất hạnh do những nguyên nhân khác nhau không tự lo liệu được cuộc sống hàng ngày cho bản thân và gia đình.
Cứu trợ xã hội gồm: Cứu tế xã hội và Trợ giúp xã hội
+ Cứu tế xã hội: là sự giúp đỡ của cộng đồng xã hội bằng tiền hoặc hiện vật, có tính tức thời, khẩn cấp và ở mức độ tối thiểu cần thiết cho người được trợ cấp khi họ rơi vào hoàn cảnh bần cùng, không còn khả năng tự lo liệu cuộc sống thường ngày cho bản thân và gia đình
+ Trợ giúp xã hội: là sự giúp đỡ thêm của cộng đồng xã hội, bằng tiền hoặc bằng các phương tiện thích hợp để người được trợ giúp có thể phát huy được khả năng tự lo liệu cho cuộc sống, cho bản thân và cho gia đình, sớm hòa nhập trở lại với cuộc sống cộng đồng
Đặc trưng của cứu trợ xã hội:
+ Đối tượng được hưởng hỗ trợ có phạm vi rộng, toàn dân
+ Những người được hưởng trợ cấp không phải đóng góp vào quỹ tài chính
+ Mức trợ cấp không đồng đều giữa các đối tượng
+ Trợ cấp bằng tiền hoặc bằng hiện vật (đặc biệt là đối tượng cứu tế)
Vai trò của cứu trợ xã hội:
+ Đáp ứng các nhu cầu thiết yếu của những cá nhân và nhóm dân cư yếu thế, dễ
bị tổn thương trong cộng đồng
+ Góp phần phòng ngừa và giảm thiểu các khả năng dễ bị tổn thương của những
cá nhân và nhóm dân cư yếu thế (đặc biệt là nhóm người khuyết tật)
+ Góp phần làm cho sự bảo vệ của hệ thống an sinh xã hội toàn diện hơn
+ Góp phần phát triển 1 xã hội hài hòa, bền vững
4.1.2. Mục tiêu:
Giảm nghèo và tạo ra nhiều cơ hội tiếp cận cho những người, những nhóm dân cư dễ bị tổn thương để đảm bảo công bằng trong xã hội
Giảm sự chênh lệch về mức sống, cả về vật chất và tinh thần, giữa các thành viên trong xã hội
Xây dựng nếp sống tốt đẹp, giàu lòng nhân ái nhân văn giữa con người với nhau Gây dựng 1 xã hội ngày càng tốt đẹp, nhân đạo và văn minh