Sử dụng các nguồn tài chính trong cứu trợ xã hội:

Một phần của tài liệu ĐỀ CƯƠNG ôn tập học PHẦN AN SINH xã hội (Trang 28 - 30)

Chi cứu trợ gồm: chi cứu trợ thường xuyên và chi cứu trợ đột xuất Chi tiêu cho công tác quản lý hoạt động cứu trợ xã hội

Nguyên tắc sử dụng:

+ Đảm bảo đúng đối tượng, đúng thời điểm, đáp ứng được mong mỏi của đối tượng cần được cứu trợ

+ Các nguồn lực tài chính dùng cho hoạt động cứu trợ cần đảm bảo tính hài hòa

+ Việc xác định chi tiêu cho cứu trợ xã hội cần bao hàm cả giá trị thành tiền liên quan đến các khoản cứu trợ bằng hiện vật

4.2. Chính sách giảm nghèo:

4.2.1. Khái niệm giảm nghèo:

Nghèo là thỏa mãn 1 phần nhu cầu tối thiểu cơ bản của cuộc sống và có mức sống thấp hơn mức sống trung bình của cộng đồng xét trên mọi phương diện.

Đói là tình trạng 1 bộ phận dân cư có mức sống dưới mức tối thiểu và thu nhập không đủ đảm bảo nhu cầu vật chất để duy trì cuộc sống

Đói nghèo nói chung là tình trạng thiếu hụt những điều kiện cần thiết để đảm bảo mức sống tối thiểu của 1 cá nhân hay 1 cộng đồng dân cư

Xóa đói giảm nghèo là 1 trong những mục tiêu quốc gia quan trọng của các nước trên thế giới và đặc biệt là ở các nước chưa phát triển

Chính sách xóa đói giảm nghèo là sự cụ thể hóa chủ trương đường lối của Đảng bằng những quyết định, quy định của Nhà nước nhằm giải quyết các vấn đề về đói nghèo

Chính sách xóa đói giảm nghèo phản ánh lợi ích và trách nhiệm của cộng đồng, các nhóm xã hội nhằm tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến bộ phận dân cư nghèo đói, đảm bảo quyền con người và an toàn xã hội cho người nghèo , tạo sự phát triển bình hường cho người nghèo cũng như cho toàn xã hội

Chính sách xóa đói giảm nghèo được thiết kế theo 1 cấu trúc cụ thể, bao gồm:

+ Phạm vi và đối tượng chính sách

+ Mục tiêu

+ Giải pháp

+ Nguyên tắc chỉ đạo thực hiện

+ Nguồn vốn thực hiện chính sách

+ Cơ quan quản lý và thực hiện chính sách

+ Thời gian triển khai chính sách

Giảm nghèo bền vững là kiên quyết không tái nghèo, là phải duy trì các nguồn lực; các nguồn đầu tư và các biện pháp chỉ đạo thực hiện triển khai liên tục có tính hướng đích, có mục tiêu để không cho đói nghèo quay trở lại chính nới chúng ta đang tích cực thực hiện xóa đói, nơi chúng ta thực hiện quyết tâm giảm nghèo.

Đói nghèo:

+ Nghèo tuyệt đối: gắn liền với tình trạng thiếu hụt các điều kiện cần thiết để đảm bảo nhu cầu về dinh dưỡng và tiếp cận với các nhu cầu tối thiểu khác như chữa bệnh, học tập, đi lại.

+ Nghèo tương đối: gắn liền với tình trạng một cá nhân hay một bộ phận dân cư có thu nhập thấp hơn thu nhập trung bình của các thành viên khác trong xã hội Theo Ngân hàng thế giới nghèo tương đối là những người có thu nhập bình quân dưới 2 USD/ngày.

Ngoài ra, nghèo tương đối còn được xét ở nhiều khía cạnh như: thiếu cơ hội tạo thu nhập, thiếu tài sản để đảm bảo tiêu dùng trong lúc gặp khó khăn, dễ bị tổn thương khi gặp phải những đột biến bất thường trong cuộc sống, ít được tham gia vào quá trình ra quyết định

NĐ số 07/2021/NĐ-CP ngày 27 tháng 1 năm 2021 quy định chuẩn nghèo đa chiều gia đoạn 2021 - 2025

4.2.2. Chuẩn hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ có mức sống trung bình giai đoạn 2022 - 2025

a) Chuẩn hộ nghèo

Khu vực nông thôn: Là hộ gia đình có thu nhập bình quân đầu người/tháng từ 1.500.000 đồng trở xuống và thiếu hụt từ 03 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt dịch vụ xã hội cơ bản trở lên.

Khu vực thành thị: Là hộ gia đình có thu nhập bình quân đầu người/tháng từ 2.000.000 đồng trở xuống và thiếu hụt từ 03 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt dịch vụ xã hội cơ bản trở lên.

b) Chuẩn hộ cận nghèo

Khu vực nông thôn: Là hộ gia đình có thu nhập bình quân đầu người/tháng từ 1.500.000 đồng trở xuống và thiếu hụt dưới 03 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt dịch vụ xã hội cơ bản.

Khu vực thành thị: Là hộ gia đình có thu nhập bình quân đầu người/tháng từ 2.000.000 đồng trở xuống và thiếu hụt dưới 03 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt dịch vụ xã hội cơ bản.

c) Chuẩn hộ có mức sống trung bình

Khu vực nông thôn: Là hộ gia đình có thu nhập bình quân đầu người/tháng trên 1.500.000 đồng đến 2.250.000 đồng.

Khu vực thành thị: Là hộ gia đình có thu nhập bình quân đầu người/tháng trên 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng.

d) Chuẩn hộ nghèo, chuẩn hộ cận nghèo, chuẩn hộ có mức sống trung bình quy định tại Khoản 2 Điều này là căn cứ để đo lường và giám sát mức độ thiếu hụt về thu nhập và dịch vụ xã hội cơ bản của người dân; là cơ sở xác định đối tượng để thực hiện các chính sách giảm nghèo, an sinh xã hội và hoạch định các chính sách kinh tế - xã hội khác giai đoạn 2022 - 2025.

Nghèo đa chiều:

Nghèo đa chiều là sự thiếu hụt hoặc không được thỏa mãn các nhu cầu cơ bản của con người. Nghèo đa chiều là tình trạng con người không được đáp ứng ở mức tối thiểu các nhu cầu cơ bản trong cuộc sống.

Ý nghĩa của Chính sách giảm nghèo:

Về kinh tế: Tạo thêm thu nhập chính đáng cho người nghèo, tăng trưởng và phát triển một nền kinh tế bền vững, góp phần vào sự nghiệp đổi mới đất nước

Về xã hội: Nâng cao dân trí; chăm sóc sức khỏe nhân dân; xây dựng các mối quan hệ lành mạnh; giảm khoảng cách giàu nghèo; ổn định tinh thần, có niềm tin vào Đảng và Nhà nước; hạn chế và xóa bỏ các tệ nạn xã hội

Chính sách giảm nghèo là một trong phần nằm trong chính sách an sinh xã hội của mỗi quốc gia, cùng với các chương trình khác tạo nên một lưới bảo vệ toàn diện cho các thành viên trong xã hội.

Góp phần bảo đảm ASXH một cách lâu dài và bền vững

Góp phần làm giảm gánh nặng cho ASXH thông qua việc thu hẹp các đối tượng cần trợ cấp

Tạo điều kiện cho chính sách ASXH tăng chất lượng hoạt động thông qua việc tăng mức trợ cấp ASXH

Vai trò của người nghèo đến thực hiện các chính sách giảm nghèo

Nhận thức của đối tượng về vị trí, vai trò của đối tượng trong thực hiện các chính sách giảm nghèo

Tồn tại tư tưởng ỷ lại, trông chờ vào sự hỗ trợ của Nhà nước, thiếu chủ động vươn lên thoát nghèo

Để thực hiện chính sách giảm nghèo đạt hiệu quả thì sự can thiệp của Nhà nước và xã hội chỉ mang tính tạo lập môi trường và hỗ trợ, còn sự tự vươn lên của các đối tượng thuộc diện đói nghèo mới mang tính quyết định

4.2.3. Nguyên nhân của đói nghèo:

Nguyên nhân khách quan:

+ Do sự không thuận lợi của điều kiện tự nhiên ở một số vùng, miền;

+ Do gặp phải những sự kiện bất thường trong cuộc sống như ốm đau, bệnh tật,

tai nạn;

+ Do mặt trái của nền kinh tế thị trường mà chưa có sự can thiệp đầy đủ, kịp thời của Chính phủ…

Nguyên nhân chủ quan: trình độ văn hóa thấp, gia đình đông con, tập tục lạc hậu, lười biếng lao động…

4.2.4. Chính sách giảm nghèo:

Một phần của tài liệu ĐỀ CƯƠNG ôn tập học PHẦN AN SINH xã hội (Trang 28 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(32 trang)