Một la, tăng cường tuyên truyền giáo dục nâng cao nhận thức cho đảng viên ở Đảng bộ về sự thống nhất của tư tưởng, đạo đức với phong cách Hồ Chí Minh
Đây là nội dung định hướng giải pháp đầu tiên, có vai trị rất quan trọng trong giáo dục, rèn luyện đảng viên ở Đảng bộ Học viện Chính trị hiện nay theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Nhận thức đúng vấn đề này, cần hiểu rõ tính khoa học và cách mạng của những chỉ dẫn, cũng như thực tiễn mà Hồ Chí Minh đề cập, chỉ đạo thực hiện, và thực hành những chỉ
chúng ta phải thấy được tính kế thừa, lịch sử cụ thể, tồn diện, phát triển và xuất phát từ thực tiễn của Hồ Chí Minh thơng qua sự thống nhất chặt chẽ của tư tưởng, đạo đức, phong cách của Người. Bên cạnh đó, cần gắn kết nhận thức với quán triệt quan điểm của Đảng ta về đẩy mạnh thực hiện học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Bởi lẽ, quan điểm của Đảng chính là sự vận dụng sáng tạo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh vào điều kiện cách mạng Việt Nam. Hơn nữa, chúng ta cần khắc phục tình trạng nhận thức giản đơn, thiếu tồn diện về sự thống nhất giữa tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.
Trong bối cảnh mới của tình hình trong nước và quốc tế, chúng ta cần thấu triệt việc đẩy mạnh thực hiện học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh phải đi liền với mối quan tâm làm sao để từ nhận thức đúng về sự thống nhất giữa tư tưởng, đạo đức với phong cách của Người chuyển biến thành hành động trong cán bộ, đảng viên ở Đảng bộ Học viện. Vì vậy, cấp ủy, tổ chức đảng các cấp trong Đảng bộ Học viện phải nhận thức đúng về sự thống nhất giữa tư tưởng, đạo đức với phong cách Hồ Chí Minh. Đồng thời, thường xuyên làm tốt việc tuyên truyền giáo dục để đưa nội dung đó vào thực tiễn hoạt động của từng cơ quan, đơn vị và tồn Học viện. Đó phải thực sự là hai mặt của một nhiệm vụ cùng phải thực hiện đồng bộ, thống nhất. Và trên cơ sở nhận thức đúng về về sự thống nhất giữa tư tưởng, đạo đức với phong cách Hồ Chí Minh, mỗi cán bộ, đảng viên cần phải phát huy vai trò, trách nhiệm trong học tập và làm theo gắn với cương vị, chức trách đảm nhiệm. Mọi biểu hiện xa rời điều này, tất yếu dẫn tới sự lệch lạc cả về nhận thức và hành động trong tuyên truyền giáo dục về sự thống nhất giữa tư tưởng, đạo đức với phong cách Hồ Chí Minh.
Nội dung tuyên truyền giáo dục cần chú trọng vào các chủ đề lớn đã triển khai hàng năm như: Đổi mới phương pháp, tác phong, nâng cao chất lượng hiệu quả cơng tác, hồn thành tốt chức trách, nhiệm vụ của tổ chức, cơ
quan, đơn vị và từng đảng viên. Trên cơ sở thấu suốt sự cần thiết đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách của Người, nhất là tư tưởng, đạo đức vĩ đại của Hồ Chí Minh trong công việc thường ngày, và phong cách mẫu mực của một nhà chính trị chun nghiệp suốt đời hi sinh vì dân, vì nước, vì nhân loại tiến bộ, từ đó nâng cao nhận thức cho mọi cán bộ, đảng viên trong Học viện về sự thống nhất tư tưởng, đạo đức, phong cách của Người – đó là sự thống nhất chặt chẽ giữa ba phạm trù. Và sự thống nhất giữa ba phạm trù đó được biểu hiện thơng qua nhân cách của một con người đã trở thành huyền thoại ngay khi cịn sống, con người đó đạt đến đỉnh cao về Nhân - Trí - Dũng của văn hóa Việt Nam thời đại Hồ Chí Minh. Thơng qua đó, nhằm tiếp tục bồi đắp cho mỗi cán bộ, đảng viên trong toàn Đảng bộ Học viện tình cảm, niềm tự hào đối với Chủ tịch Hồ Chí Minh, nâng cao ý thức học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách của Người. Từ đó, mỗi cán bộ, đảng viên phải nâng cao trách nhiệm, tự giác tu dưỡng, rèn luyện cả về tư duy, phong cách, lối sống, phẩm chất đạo đức, đổi mới phương pháp tác phong cơng tác, chăm lo xây dựng mối đồn kết thống nhất trong từng cơ quan, đơn vị, khắc phục những hạn chế, yếu kém, phấn đấu hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao.
Ngoài ra, cần tuyên truyền giáo dục để đội ngũ cán bộ, đảng viên trong Đảng bộ Học viện nhận thức đúng về thực chất sự thống nhất giữa tư tưởng, đạo đức với phong cách Hồ Chí Minh. Bởi vì, để nâng cao chất lượng giáo dục, rèn luyện đảng viên ở Đảng bộ Học viện về học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, thì nhất thiết phải làm cho họ hiểu được thực chất của vấn đề. Theo đó cần thống nhất nhận thức đúng bản chất trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách của Người khơng có nghĩa là xóa bỏ hồn tồn các hoạt động học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh được triển khai trước đó, mà thực chất là việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh là bước phát triển mới
về tư duy lý luận của Đảng ta, là một trong những hoạt động nhằm nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của Đảng cũng như đội ngũ đảng viên của Đảng đáp ứng với yêu cầu nhiệm vụ cách mạng trong tình hình mới. Đẩy mạnh việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh cịn là nội dung quan trọng của cơng tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, góp phần xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh về chính trị, tư tưởng, tổ chức và đạo đức, xây dựng đội ngũ cán bộ đủ phẩm chất, năng lực, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thối về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, đấu tranh phịng, chống tham nhũng, lãng phí, quan liêu và những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ. Trên cơ sở nắm vững nội dung và sự thống nhất của tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, đối chiếu với chức trách, nhiệm vụ được giao, cấp ủy mỗi cơ quan, khoa và đơn vị “tự soi”, “tự sửa”, tự phấn đấu; coi đó là cơng việc thường xun, hằng ngày, là trách nhiệm cụ thể, thiết thực của mình.
Để hiểu sâu sắc thực chất việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, trước hết các tổ chức đảng trong Đảng bộ Học viện cần quán triệt và nắm vững nội dung tư tưởng, đạo đức, phong cách của Người và sự thống nhất chặt chẽ giữa ba phạm trù đó cả về nguồn gốc, mục đích, phương pháp và giá trị (như đã trình bày chương 1). Mỗi yếu tố đó có giá trị riêng, nhưng thống nhất với nhau thành một hệ thống các chỉ dẫn được biểu đạt và thực hiện đạt đến chuẩn mực trong thực tiễn lãnh đạo, chỉ đạo cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Và thơng qua nhận thức đúng bản chất sự thống nhất giữa tư tưởng, đạo đức với phong cách của Người sẽ giúp cho mỗi cán bộ, đảng viên trong Đảng bộ Học viện có định hướng đúng cho mọi suy nghĩ, hoạt động của mình trong thực hiện nhiệm vụ và góp phần xây dựng Học viện trở thành nhà trường “chính quy, tiên tiến, mẫu mực”. Theo đó, để quán triệt sâu sắc thực chất việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh cho đội ngũ cán bộ, đảng viên ở
Đảng bộ Học viện, đòi hỏi cấp ủy, chỉ huy các cơ quan, đơn vị trong toàn Học viện cần thực hiện nghiêm túc chương trình, quy trình giáo dục chính trị và kiểm tra đánh giá đúng thực chất việc nhận thức về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Đây là vấn đề cần được quan tâm, chỉ đạo chặt chẽ, phù hợp với từng cơ quan, đơn vị nhằm khắc phục cách làm qua loa, mang tính chiếu lệ.
Hai la, kết hợp giữa giáo dục của cấp ủy với tự giáo dục của mỗi đảng viên ở Đảng bộ về sự thống nhất của tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh
Đây là giải pháp rất quan trọng trong giáo dục, rèn luyện đảng viên ở Đảng bộ Học viện Chính trị hiện nay theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Bởi lẽ, nếu như giáo dục của cấp ủy không kết hợp với tự giáo dục của mỗi đảng viên, thì q trình đó mới chỉ diễn ra ở một chiều. Kết quả là đội ngũ đảng viên chưa nhận thức đúng đắn, đầy đủ vấn đề, điều đó làm cho hiệu quả, chất lượng thực hiện học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh sẽ hạn chế. Do đó, chỉ khi giáo dục của cấp ủy kết hợp chặt chẽ với tự giáo dục của mỗi đảng viên, thì quá trình tự giáo dục, rèn luyện của đảng viên sẽ tốt hơn. Suy cho cùng, giáo dục của tổ chức kết hợp với tự giáo dục, rèn luyện của cá nhân sẽ quyết định phẩm chất, năng lực con người nói chung và với mỗi đảng viên trong Đảng bộ Học viện nói riêng. Đúng như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết trong bài thơ Nửa đêm: “Hiền dữ phải đâu là tính sẵn, Phần nhiều do giáo dục mà nên” [73, tr.413.].
Vì vậy, quá trình giáo dục của cấp ủy kết hợp với tự giáo dục của mỗi đảng viên về sự thống nhất của tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh chính là con đường ngắn nhất để mỗi đảng viên trưởng thành, nâng cao nhận thức trong đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách của Người; hình thành, củng cố và hồn thiện phẩm chất nhân cách của mình, khẳng định vị trí, vai trị của mình đối với việc xây dựng mỗi cơ quan, đơn vị cũng như xây dựng Học viện đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.
Giáo dục của cấp ủy và tự giáo dục của mỗi đảng viên ở Đảng bộ Học viện, là những hình thức của q trình giáo dục con người, ln quan hệ biện chứng. Trong đó, giáo dục của cấp ủy là hình thức chủ yếu, là tiền đề khách quan và điều kiện quan trọng cho tự giáo dục. Và tự giáo dục của mỗi đảng viên không tách rời giáo dục của cấp ủy, là sự phản ánh trình độ cao của giáo dục, ở đó phát huy cao nhất mọi tiềm năng, tính tự giác, sáng tạo của mỗi đảng viên. Kết hợp giáo dục của cấp ủy và tự giáo dục của mỗi đảng viên ở Đảng bộ Học viện là sự xác lập, củng cố và hoàn thiện vững chắc nhất năng lực của mỗi cán bộ, đảng viên. Qua đó, những nhu cầu chuẩn mực về phẩm chất, năng lực của người cán bộ, đảng viên trở thành nhu cầu bên trong, thành quá trình tự giác, tự nguyện thực hiện các yêu cầu chuẩn mực chung như của chính mỗi người cán bộ, đảng viên. Kết hợp giáo dục và tự giáo dục, rèn luyện còn giải quyết mối quan hệ biện chứng, đúng qui luật, phát huy cao độ điều kiện khách quan (yếu tố tổ chức giáo dục) và nhân tố chủ quan (nỗ lực cá nhân) để nâng cao phẩm chất và năng lực của cán bộ, đảng viên, góp phần xây dựng Đảng bộ Học viện TSVM. Đúng như Hồ Chí Minh đã khẳng định: “Quân đội mạnh là nhờ giáo dục khéo, nhờ chính sách đúng và nhờ kỷ luật nghiêm” [77 tr.483].
Kết hợp giáo dục của cấp ủy với tự giáo dục của mỗi đảng viên ở Đảng bộ Học viện còn là sự phản ánh đúng quy luật nhận thức và xét đến cùng phải thông qua tự tiếp thu, lĩnh hội, nhận thức đúng các nội dung về sự thống nhất của tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Do vậy, điều quyết định nhất để giáo dục của cấp ủy và tự giáo dục của mỗi đảng viên thành công, là mỗi đảng viên phải xác định cho mình mục đích, động cơ, thái độ và trách nhiệm học tập đúng đắn để nắm vững nội dung sự thống nhất tư tưởng, đạo đức, phong cách của Người. Điều đó nhằm hướng đến cái đích là học để làm việc, học để làm người, học để hồn thiện mình, học để phụng sự Tổ quốc và nhân dân; khắc phục những quan niệm lệch lạc như lười học tập, nghiên cứu,
ngại học, học để làm quan cách mạng, học để có bằng cấp… Kết hợp giáo dục của cấp ủy và tự giáo dục của mỗi đảng viên ở Đảng bộ Học viện còn nhằm khơng ngừng phát triển, hồn thiện phẩm chất và năng lực của họ, trong đó có năng lực nhận thức và giải quyết cơng việc theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.
Mặt khác, để nâng cao hiệu quả của việc kết hợp giáo dục của cấp ủy và tự giáo dục của mỗi đảng viên ở Đảng bộ Học viện, thì mỗi cấp ủy phải phát huy cao độ tính tự giác của từng đảng viên trong nhận thức về sự thống nhất của tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Đây là vấn đề hết sức quan trọng để nhận thức đúng và nâng cao hiệu quả việc đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách của Người. Bởi vì, nếu đơn vị tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo; xây dựng kế hoạch, chương trình giáo dục rất cụ thể, tỉ mỉ nhưng bản thân mỗi đảng viên trong đơn vị không nêu cao tinh thần tự giác, chủ động tự quán triệt, tự học tập nắm vững sự thống nhất chặt chẽ, cũng như tích cực làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trong từng cơng việc cụ thể hàng ngày tại cơ quan, đơn vị cũng như sinh hoạt tại địa phương, gia đình thì kết quả đạt được sẽ khơng cao.
Để phát huy tính tự giác của mỗi đảng viên, thì những chuyên đề để giáo dục cho các đối tượng này cần có sự đổi mới cả về hình thức và biện pháp giáo dục, phải đi vào thực chất, khắc phục bệnh hình thức, chung chung, dàn trải, nặng về lý luận, nhẹ về định hướng trong vận dụng thực hiện. Vì thế, các tổ chức đảng, từng đảng viên, trong đó, người chỉ huy, chính ủy, chính trị viên, cơ quan chính trị trong Học viện phải thực sự gương mẫu ở mọi nơi, mọi lúc; phải thực hiện tốt “nói đi đơi với làm” và chủ động nghiên cứu tìm ra nhiều hình thức, biện pháp linh hoạt, phù hợp phát huy tính tích cực, tự giác của từng đảng viên trong đơn vị như: Thông qua các tổ chức Đảng, tổ chức
để phát huy vai trò tự giáo dục, tự rèn luyện tư tưởng, đạo đức, phong cách của cán bộ, đảng viên; thông qua tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng và truyền thanh nội bộ, bảng tin, thông báo, phát động thi đua, biểu dương cá nhân, tập thể điển hình tiên tiến, đặc biệt thơng qua sự nêu gương của chính đội ngũ lãnh đạo, chỉ huy từng cơ quan, đơn vị và Học viện. Đó là cơ sở để giúp cho mỗi đảng viên nhận thức đầy đủ, sâu sắc hơn về sự thống nhất tư tưởng, đạo đức, phong cách mẫu mực của Hồ Chí Minh, làm cho quá trình giáo dục thành q trình tự giáo dục mang tính tích cực, chủ động để nâng cao nhận thức, tự giác rèn luyện và tu dưỡng của mỗi đảng viên trong sinh hoạt và cơng tác.
Ngồi ra, cấp ủy đảng các cấp trong Học viện cần tạo điều kiện thuận lợi cho từng đảng viên tự giáo dục nắm vững nội dung sự thống nhất của tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Bởi vì, đây là một tiền đề để biến yêu cầu khách quan trong nâng cao nhận thức về sự thống nhất của tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, thành nhu cầu chủ quan của từng đảng viên. Qua đó, tích cực chủ động tạo ra các điều kiện khách quan thuận lợi để đội ngũ đảng viên trong Đảng bộ Học viện nhận thức đúng vấn đề, tránh cách hiểu giản đơn, tuyệt