CHƯƠNG 2 TRIỂN VỌNG QUAN HỆ GIỮA CÁC NHÀ NƯỚC DÂN TỘC TRONG BỐI CẢNH TOÀN CẦU HÓA

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) động thái của nhà nước dân tộc và triển vọng quan hệ giữa các nhà nước dân tộc trong bối cảnh toàn cầu hóa (Trang 51 - 54)

TỘC TRONG BỐI CẢNH TỒN CẦU HĨA

Trước những xu hướng chuyển dịch của nhà nước- dân tộc trong bối cảnh mới, có rất nhiều những dự đốn khác nhau về triển vọng quan hệ giữa các nhà nước - dân tộc. Hình thức xấu nhất trong triển vọng quan hệ đó là sự xung đột, đối đầu giữa các nền văn minh và gay gắt hơn đó là sự xung đột về quân sự. Tuy nhiên, làm thế nào để có thể tránh được những xung đột mang tính hủy diệt đó? Liệu có cơ sở nào để cho nhân lọai có thể tránh được thảm họa đẫm máu của một cuộc thế chiến lần thứ 3? Hẳn khơng phải khơng có

những lối thốt cho nó. Văn hoá là một nhân tố được dự báo là tác nhân chính của những xung đột trong thế kỷ này. Nhưng liệu chăng, chính nó cũng là

một nhân tố phản kháng hữu hiệu nhất chống lại sự đối đầu và xung đột giữa các nền văn minh?

Cuộc cách mạng thứ nhất về kinh tế, khoa học, kĩ thuật, thông tin và truyền thông thực sự đã làm nên những biến đổi mang tính tồn cầu và căn

bản của các nhà nước - dân tộc. Tồn cầu hóa kinh tế đã làm cho kinh tế trở thành một nền kinh tế toàn cầu, một thị trường chung và thống nhất trên toàn thế giới. Sự phát triển của kĩ thuật và công nghệ làm cho thế giới trở nên nhỏ bé và không gian địa lý được thu hẹp lại, mọi người có cơ hội tiếp xúc, trao đổi và gần nhau hơn. Tựu chung lại, về kĩ thuật, thế giới đã trở thành một

ngơi làng tồn cầu, nhưng về mặt văn hóa, xã hội và chính trị thì khơng như vậy. Q trình tồn cầu hóa thơng tin khiến thế giới trở nên quá nhỏ, nhưng

đầy hiểm họa. Mọi người biết tất cả, thấy tất cả nhưng vẫn thực hiện chia rẽ

họ với người khác chứ khơng muốn xích lại gần người khác. Một tồn cầu hóa hơm qua cịn rất khác, rất xa và hơm nay cũng rất khác, nhưng nó có mặt

ở khắp nơi, trên chiếc ti vi trên phòng ăn, cũng như trên mạng. Vậy nên, cần

nhau. Sau một thời gian dài được coi là một nhân tố giải phóng và tiến bộ,

ngày nay thơng tin có thể trở thành một nhân tố gây hiểu lầm, thậm chí gây thù địch khi làm nổi bật những điểm khác nhau về văn hóa và những bất bình

đẳng. Có thể đấy là một trong những đổ vỡ quan trọng nhất của thế kỷ XXI.

Cuộc cách mạng thứ hai là sự có mặt khắp nơi của tồn cầu hóa khác, là một nhân tố tăng thêm sự hiểu lầm. Hơm qua, tồn cầu hóa khác vẫn cịn là một thực tế xa xôi về dân tộc, nhưng hơm nay nó là một thực tế mang tính xã hội cần được chung sống. Các khoảng cách khơng cịn là vật chất mà là văn hóa.

Cuộc cách mạng thứ 3 là cuộc cách mạng văn hóa: ở một thế giới mà tất cả đều bộc lộ một cách rõ ràng hơn và cũng khó hiểu hơn. Trong điều kiện nào chúng ta chấp nhận được nhau? Trong điều kiện nào chúng ta học cách

chung sống bao dung? Trong điều kiện nào cách mạng kĩ thuật thông tin và truyền thơng có thể gắn với lý tưởng tiến bộ và xích lại gần nhau giữa các dân tộc và không trở thành một nhân tố chiến tranh.

Sự kiện 11/9/2001 mở đầu sự chia cắt giữa hai loại tồn cầu hóa. Chủ

nghĩa khủng bố muốn bác bỏ mơ hình phương Tây và sử dụng thơng tin quay lại chống Phương Tây. Nó cũng thể hiện sự nổi lên của văn hóa như một thách thức chính trị tồn cầu và mối liên hệ của nó với truyền thơng từ nay rất cần thiết. Chúng ta đối mặt với cặp văn hóa - truyền thông ở khắp nơi. Sự bắt buộc phải chung sống với những nền văn hóa khác hiện nay đang ngày càng rõ nét bởi sự có mặt ở khắp nơi của thông tin đã trở thành một thách thức

chính trị lớn. Với sự chung sống giữa các nền văn hóa, chúng ta đang ở trong tình thế rất chênh vênh. Trong trường hợp thứ nhất, bản sắc gắn liền với một

đề án chung sống mang tính dân chủ; trong trường hợp thứ hai, bản sắc trở

thành một yếu tố gây xung đột chính trị [9; 112].

Chính vì điều này mà sự chung sống giữa các nền văn hóa trở thành

chức sự chung sống giữa các nền văn hóa trên cơ sở tơn trọng lẫn nhau và bình đẳng với nhau, theo đúng ý tưởng của LHQ. Sự chung sống giữa các nền văn hóa chỉ có thể xảy ra sau sự sụp đổ của huyền thoại về xã hội thông tin, cần phải bớt ảo tưởng vào cơng nghệ và có cuộc khủng hoảng kinh tế trong

lĩnh vực này để chính trị và văn hóa tìm lại được vị trí của mình. Vậy nên sự chung sống giữa các nền văn hóa vừa là một thực tế - cần phải tổ chức sự chung sống này trên quy mơ tồn cầu - vừa là một thách thức chính trị - cần tránh việc văn hóa và truyền thông trở thành một nhân tố của chiến tranh – lại vừa là một quan niệm phải suy nghĩ về tồn cầu hóa.

Vì những vấn đề này mà sự chung sống giữa các nền văn hóa trở

thành trụ cột thứ 3 của tồn cầu hóa. Trụ cột thứ 3 là sự bùng phát của văn

hóa và truyền thơng như một thách thức chính trị thế giới và sự bắt buộc phải quan tâm đến đa dạng văn hóa đã được ca ngợi trong tuyên ngôn nhân quyền

đồng thời bị hạ thấp giá trị trong tồn cầu hóa kinh tế [9; 113].

Trong khi đó, hai cục diện cơ bản của thế kỉ XX xoay quanh vấn đề

hịa bình và ai là nước bá chủ, có thể nói đây là hai thực thể mang tải các giá trị mà các nước theo đuổi. Hơn nữa, do nhận định về các giá trị này cũng

khác nhau nên phương thức hành động của họ cũng khác nhau. Rất nhiều

nước nhiều quốc gia theo đuổi tham vọng làm bá chủ không chỉ đơn thuần về kinh tế, chính trị, quân sự mà nguy hiểm hơn đó là sự bá quyền về văn hóa. Những cường quốc này một mặt dựa vào sức mạnh to lớn của mình về kinh tế qua đó khuếch trương thanh thế trên toàn cầu bằng việc phổ biến những giá trị văn hóa của mình thành những giá trị chung của toàn nhân loại, phủ nhận tất cả những nhân tố đa dạng vốn có của văn hóa thế giới. Xu hướng này tất yếu dẫn tới đối đầu và xung đột bởi một lẽ không một quốc gia nào chấp nhận những đồng hóa về mặt giá trị cũng như san sẻ quyền lực của mình với các quốc gia khác. Thể hiện mạnh mẽ tham vọng bá quyền trên chúng ta không thể không nhắc tới một siêu cường của thế giới đó là Mỹ. Một loạt mơ hình

về trật tự thế giới được nêu ra như: sự đụng độ giữa các nền văn minh, hịa

bình dân chủ, cạnh tranh giữa các loại hình TBCN khác nhau ở Châu Âu,

châu Á, châu Mỹ, nước lớn siêu cường duy nhất, con đường thứ 3,v.v., những phán đốn của những lí luận chứng tỏ tính chưa xác định của thế giới: thế

giới sau chiến tranh lạnh sẽ đi về đâu? Sự bá quyền của Mỹ phải chăng đã trở thành sự thật? Nhưng sự thật là thế nào, tất cả chỉ trên lí thuyết, trên thực tế Mỹ chưa thiết lập được quyền bá chủ toàn cầu mà chỉ trên con đường tái thiết lại cấu trúc. Tuy nhiên, nhờ có sức mạnh siêu cường nên so các quốc gia khác Mỹ có ảnh hưởng lớn hơn với các công việc quốc tế, thậm chí đã thiết lập được quyền quyết định trong phạm vi cục bộ, nhưng trên tồn bộ thì chưa thể,

bởi nó sẽ vấp phải sự kiềm chế sức mạnh từ các sức mạnh chiến lược khác có tính quốc tế vốn đang tồn tại hoặc có thể nổi lên. Nhưng không thể xem

thường. Hơn thế nữa, bên cạnh những xu hướng và tham vọng bá quyền như vậy cũng có khơng ít những tư tưởng lạc quan, đề cao nhân tố hịa bình, đối thoại trong hợp tác quốc tế. Đi đầu trong xu hướng này là LHQ với tư cách là người khởi xướng và phát triển. Đi liền với những động thái chính trị như vậy người ta đã có rất nhiều những dự báo cho những kịch bản về triển vọng quan hệ của các nhà nước - dân tộc, các nền văn hóa và văn minh trên tồn thế giới. Chính những xu hướng này là nhân tố phản kháng hữu hiệu nhất với xu hướng độc quyền, bá chủ hiện nay trên thế giới, để từ đó chúng ta có quyền

tin tưởng lạc quan vào tương lai tốt đẹp của nhân loại.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) động thái của nhà nước dân tộc và triển vọng quan hệ giữa các nhà nước dân tộc trong bối cảnh toàn cầu hóa (Trang 51 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)