Tình thái chủ quan trong các tổ hợp cú

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Khảo sát việc sử dụng các tổ hợp cú trong ngôn ngữ của trẻ mẫu giáo nhỡ (4-5 tuổi) ở một số trường mầm non trên địa bàn Hà Nội (Trang 62 - 64)

2.2.2 .Xét về tính chất

3.5.1.Tình thái chủ quan trong các tổ hợp cú

3.5. Mối quan hệ ngữ nghĩa trong các tổ hợp cú

3.5.1.Tình thái chủ quan trong các tổ hợp cú

Từ các ngữ liệu, chúng tôi nhận diện được những quan hệ nghĩa sau: liệt kê (mà chúng tôi tạm gọi là cú liệt kê), tường thuật – giải thích (cú tường thuật – giải thích), đối lập – tương phản (cú đối lập – tương phản), lựa chọn (cú lựa chọn), tăng tiến (cú tăng tiến). Cụ thể như sau:

- Cú liệt kê: Các thành tố sắp xếp theo chuỗi liên hợp theo một trật tự nhất định. Trật tự này phụ thuộc vào cách nhìn nhận, đánh giá của người sử dụng. Các cú trong đó có thể cần hoặc khơng cần quan hệ từ với chức năng liệt kê các sự vật, sự việc. Nếu có quan hệ từ với chức năng liệt kê thì thường là các quan hệ từ và, rồi. Ví dụ:

(136) Giả vờ đây là nhà em bé// đây là cầu trượt// rồi giả vờ đi từ đây

đến đây nhé. (Trẻ chơi ở góc Xây dựng).

(137) Tớ sẽ đặt hồ bơi có đầy nước ở đây// tí nữa, thợ điện nước sẽ mắc bóng điện để sáng cho hồ bơi đi nhé. (Trẻ chơi ở góc Xây dựng).

Ví dụ (136) ghi lại lời thoại của trẻ ở góc Xây dựng. Sau khi trẻ xây xong mơ hình “Khu nhà em đang sống” (trong chủ đề Gia đình), trẻ chỉ vào ngơi nhà (trẻ xếp chồng 2 khối gỗ hình chữ nhật làm nhà), mơ hình cầu trượt và đoạn đường có rải sỏi; trẻ yêu cầu bạn cùng chơi di chuyển ôtô đồ chơi từ vị trí ngơi nhà, đi lên cầu trượt rồi xuống con đường rải sỏi. Như vậy, để thực hiện nội dung thông báo cho việc “đi từ đây đến đây”, trẻ đã đưa ra 3 cú đơn nhằm hồn chỉnh thơng tin.

Ở ví dụ (137), các cú phức được sắp đặt theo ý nghĩa liệt kê: đặt hồ bơi trước rồi mắc bóng điện chiếu sáng cho hồ bơi sau.

- tƣờng thuật – giải thích: Trong các tổ hợp cú này thì thành tố

trước đó có chức năng nêu vấn đề, thành tố sau có nhiệm vụ giải thích nội dung cho thành tố trước. Ví dụ:

(138) Cậu xào rau đi// mà phải nhớ rửa sạch// xong cậu cho vào nồi

xào xào xào// mà cậu nhớ đảo không là cháy thành than đấy. (Trẻ chơi đóng

vai ở góc Gia đình)

Tổ hợp cú đơn trên có 4 thành tố. Các thành tố “mà phải nhớ rửa sạch”, “ xong cậu cho vào nồi xào xào xào”, “mà cậu nhớ đảo khơng là cháy thành than đấy” giải thích cho thành tố trước đó là “cách” xào rau.

- đối lập – tƣơng phản: Các thành tố đặt cạnh nhau nhưng nội

dung, ý nghĩa trái ngược nhau. Ví dụ:

(139) Thái Hà: Bác ơi// bác mua thêm cái áo này nữa nhé.

Tuệ Anh: Áo này cũng mới lắm//tơi thích lắm// nhưng mà tơi hết

tiền rồi. (Trẻ chơi đóng vai ở góc Bán hàng).

(140) Eo ơi// con dỗ bạn // mà bạn vẫn khóc.

Ở ví dụ (139), trong lượt lời của Tuệ Anh, hai thành tố “tơi thích lắm” được đặt đối lập với thành tố “nhưng mà tôi hết tiền rồi‟ để thể hiện sự tiếc nuối vì khơng mua được hàng. Hay trong ví dụ (140), nội dung của “con dỗ bạn” với “bạn vẫn khóc” cũng đặt trong mối quan hệ đối lập. Trong các tổ hợp cú trên, để thể hiện quan hệ đối lập, tương phản trẻ thường sử dụng các quan hệ từ nhưng, mà…Bởi vậy, nội dung của các cú trong các tổ hợp cú trên cũng có tính trái ngược nhau.

- Cú lựa chọn: Biểu thị ý nghĩa lựa chọn giữa các sự việc. Ví dụ:

(141) Đã bảo là mang màu nước cất đi cơ mà// cậu có muốn tớ mách

cơ// hay để tớ đổ vào khay bây giờ?

Ví dụ trên có tới 3 thành tố trong đó có một cú đơn và một cú ghép đẳng lập. Trong đó, cú ghép có đặc trưng là cú lựa chọn: chọn phương án “tớ mách cô” hay chọn phương án “tớ đổ màu nước vào khay bây giờ”. Tính chủ quan của tổ hợp cú trên được thể hiện ở chính thái độ của người nói với hành động.

Với các tổ hợp cú lựa chọn, trẻ thường sử dụng các quan hệ từ: hay, hay là…

- Cú tăng tiến: Các thành tố gia tăng theo kiểu đồng hướng, hoặc các thành tố cùng tích cực hoặc cùng tiêu cực. Ví dụ:

(142) Ối giời ơi// con càng ngồi lùi xuống// thì bạn ý càng đè lên chân

con cô ạ.

(143) Hôm nay nhá, không những con ăn phở bò mà (cịn) ăn cả xơi

của bạn Gia Huy nữa đấy.

Với ví dụ (142), đây là kiểu tổ hợp cú sử dụng mơ hình càng…càng… để biểu thị sự tăng tiến theo hướng tiêu cực. Với mơ hình này, người nói khơng cam kết tính chân thực của phát ngơn mà chỉ nêu sự đánh giá. Trong đó, người ngầm đánh giá: bạn ngồi phía trước mặt khơng ngồi ngoan, liên tục “lấn” xuống vị trí ngồi của người nói. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Cịn ở ví dụ (143), với mơ hình quan hệ “khơng những …mà cịn” trẻ đã biểu hiện sự nhấn mạnh của mình: khả năng ăn nhiều (ăn phở bị và ăn cả xơi).

Như vậy, ở tình thái chủ quan, tính chủ quan được thể hiện ở thái độ, ý chí, mong muốn… của trẻ với hành động. Khi trẻ 4 – 5 tuổi, ý thức tự ngã của trẻ phát triển mạnh mẽ. Do đó, tính chủ quan trong các ngơn ngữ càng rõ rệt.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Khảo sát việc sử dụng các tổ hợp cú trong ngôn ngữ của trẻ mẫu giáo nhỡ (4-5 tuổi) ở một số trường mầm non trên địa bàn Hà Nội (Trang 62 - 64)