Sự tình (vị từ và tham thể) của cú

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Khảo sát việc sử dụng các tổ hợp cú trong ngôn ngữ của trẻ mẫu giáo nhỡ (4-5 tuổi) ở một số trường mầm non trên địa bàn Hà Nội (Trang 49 - 53)

2.2.2 .Xét về tính chất

3.2. Sự tình (vị từ và tham thể) của cú

Như đã nói ở Chương 1, sự tình là một vấn đề rất quan trọng của lí thuyết ngữ pháp chức năng. Nó thu hút sự quan tâm nghiên cứu của nhiều nhà ngôn ngữ học nổi tiếng. Tiêu biểu là những nghiên cứu của Vendler (1957), S.Dick (1981), M.Halliday (1985), Cao Xuân Hạo (1991), Diệp Quang Ban (2008), Nguyễn Văn Hiệp (2009)… Từ các nghiên cứu của các nhà khoa học trên, chúng ta có thể hiểu: sự tình chính là các sự vật, sự việc, hành động tồn tại hoặc xảy ra trong thực tế khách quan và được biểu hiện bằng một vị từ trung tâm và các tham thể đi kèm qua cấu trúc vị từ - tham thể. Và cấu trúc nghĩa của sự tình thường bao gồm nội dung của sự tình, các tham thể ( các yếu tố tham gia vào sự tình để làm rõ nghĩa cho quan hệ) và chu cảnh (chu tố) liên quan đến sự tình.

3.2.1. Cấu trúc vị từ - tham thể

Trên cơ sở cách phân loại của S.Dick [13, tr.65] và các ngữ liệu thu được, chúng tơi thấy ở các tổ hợp cú cũng có sự tình biểu thị bằng một cấu trúc vị từ - tham thể, trong đó vị tố trung tâm đóng vai trị quyết định về đặc trưng và quan hệ. Tính chất động, tĩnh của sự tình biểu thị tập trung ở vị tố và vị tố là động từ, tính từ, danh từ làm trung tâm của cú. Ví dụ (vị tố được in đậm):

(99) Hôm nay thứ sáu//mai là thứ bảy được đi Vicom đấy. (100) Con vẽ ôtô hai tầng đấy chứ//chứ không phải xe buýt đâu.

(101) Sao hôm nay chị biết em ghét ăn trứng// em ghét trứng rồi//e thích đậu cơ.

Vị tố là yếu tố trung tâm, trong các dạng cú mà trẻ 4 - 5 tuổi sử dụng, vị tố có thể là danh từ (ví dụ 99), động từ (ví dụ 100), hoặc có thể là tính từ (ví dụ 101).

Nếu xét theo quan điểm của Diệp Quang Ban [1], ở trong các cú trên, vị tố có thể diễn đạt một trong hai kiểu nghĩa khái quát:

- Nêu đặc trưng (ví dụ 100, 101): vị tố chỉ tính động hay tính tĩnh ở chủ ngữ.

- Nêu quan hệ (ví dụ 99): vị tố chỉ quan hệ trừu tượng giữa các tham thể. Qua kết quả khảo sát thì chúng tôi nhận thấy trong các tổ hợp cú đơn trẻ thường có xu hướng nêu kiểu nghĩa quan hệ, cịn tổ hợp cú phức và ghép nêu kiểu nghĩa đặc trưng.

3.2.2. Sự thể hiện bằng ngơn ngữ của các sự tình trong các tổ hợp cú.

Về mặt lí thuyết, mỗi sự tình phải có đầy đủ sự kết hợp của cả hai yếu tố: Vị tố và tham thể. Trong đó, nội dung sự tình sẽ được diễn đạt bằng vị tố, còn tham thể và chu cảnh sẽ được hiện thực hóa thành các chức năng cú pháp khác nhau trong cú như chủ ngữ, bổ ngữ, trạng ngữ, đề ngữ…Nhưng trong thực tế sử dụng ngôn ngữ của trẻ 4 -5 tuổi, một sự tình khơng phải lúc nào cũng có mặt đầy đủ hai thành phần, tức là có thể vắng mặt một trong hai yếu tố trên mà không mà vẫn khơng làm ảnh hưởng tới nội dung thơng báo chính của sự tình. Trong nghiên cứu của mình, Cao Xuân Hạo [10] cũng đã cho rằng có những sự tình chỉ có vị tố mà khơng có tham thể (diễn tố zero)

Trong số các ngữ liệu mà chúng tơi thu được có những sự tình được biểu thị bằng kết cấu C-V. Tuy nhiên có những sự tình chỉ được biểu hiện bằng vị tố và vị tố thường là các danh từ, động từ, tính từ hoặc cụm danh từ, cụm động từ, cụm tính từ.

- Sự tình thể hiện bằng kết cấu C-V:

Khi hiện thực hóa trong các cú, mỗi sự tình thường có vai trị là nịng cốt câu tạo thành một cú đơn (cơ sở của một câu đơn). Ví dụ:

(102) Mẹ: Con vẽ nhanh lên để còn ăn tối nữa chứ. Con: Con ăn hết phomai cười rồi.

(102) Con ăn hết phomai cười rồi.

CTCP CN VN BN

CTNMT Tác thể Vị tố Bị thể

Tuy nhiên nếu tổ hợp cú đơn là sự kết hợp của các chuỗi câu đơn thì sự tình tồn tại dưới dạng những kết cấu C-V có chủ thể và vị tố riêng biệt. Ví dụ:

(103) Em Tùng bị đơ rồi// hai cái hộp siêu nhân rơi// mà (em Tùng) không biết// (em Tùng) đúng là ngố.

Ví dụ (103) gồm ba sự tình và mỗi sự tình được thể hiện bằng một kết cấu C-V độc lập. Về bản chất, đó chính là sự kết hợp của chuỗi các cú đơn với nhau.

Trong các tổ hợp cú phức, sự tình lại đảm nhiệm là thành phần trong nòng cốt cú: Là kết cấu C-V trong thành phần CN, trong thành phần VN hoặc trong thành phần BN. Ví dụ:

(104) Minh Đức: Tớ nghĩ siêu nhân đầu bò đang ở chỗ kia để lắp máy. Trọng Anh: Kia cái gì mà kia// nó đi sang lớp A3 chơi rồi.

(104) Tớ nghĩ siêu nhân đầu bò đang ở chỗ kia để lắp máy

CTCP CN VN BN

CTNMT Tác thể Vị tố Vai điểm đến

Ngồi ra sự tình cịn có vai trò là một vế của cú ghép (ghép đẳng lập hoặc ghép qua lại). Ví dụ:

(105) Minh Anh: Cửa mở// nên nước chảy vào hết rồi cô ạ.

(105) Cửa mở nên nước chảy vào đây hết rồi

CTCP CN VN QHT CN VN BN

- Sự tình thể hiện bằng động từ, tính từ…

Khơng chỉ sự tình có khả năng tạo nịng cốt câu mà sự tình cịn được thể hiện bằng động từ, tính từ. Ví dụ:

(106) Minh Đức 1: Ối giời ơi// vẽ ra bàn là hư đấy. Tuấn Việt 1: Hư cái gì mà hư// tránh ra.

Minh Đức 2: Tớ sẽ mách cô.

Tuấn Việt 2: Mách lẻo cịn hư hơn// con trai mà tồn mách lẻo.

Các sự tình “hư”, “tránh”, “mách lẻo” là các sự tình chỉ có các vị tố cịn tham thể đã bị tỉnh lược.

Như vậy, trong ngôn ngữ của trẻ 4 – 5 tuổi, sự tình có khả năng biểu hiện hết sức phong phú. Sự tình có thể biểu hiện dưới dạng đầy đủ nhất (là nòng cốt câu, là vế câu ghép) hoặc có thể bị lược bớt tham thể (vị tố là các động từ, tính từ…). Bên cạnh đó, nội dung của sự tình cũng rất đa dạng. Trong đó, chúng tơi khảo sát được trẻ có sự chuyển hướng sự tình trong các đoạn thoại rất nhanh. Ví dụ:

(107) Tú Anh 1: Chúng mình chơi ở góc nấu ăn nhé. Cẩm Giang 1: Chơi với cậu chán lắm.

Tú Anh 2: Chơi đi// rồi tối tớ mang hộp chữ cái sang cho// có cả nhạc nữa đấy.

Cẩm Giang 2: Máy tính nhà tớ có bài “Nửa vịng trái đất” với “Chiếc khăn gió ấm” đấy.

Tú Anh 3: Hay tớ với cậu đi bảo cơ Nga mở máy tính đi?

Cẩm Giang: (Cẩm Giang gật đầu và hai bạn đi đến chỗ cô giáo)

Đoạn thoại trên ghi lại cuộc nói chuyện của hai bạn Tú Anh và Cẩm Giang trong giờ hoạt động góc. Ở lượt lời 1, Tú Anh ngỏ ý rủ Cẩm Giang chơi chung nhưng Tú Anh đã bị bạn từ chối. Để thuyết phục bạn, Tú Anh hứa tối sẽ mang hộp chữ cái có nhạc sang nhà Cẩm Giang chơi. Đáng lẽ sau đó, Cẩm Giang cần phải trả lời là có đồng ý hoặc khơng đồng ý chơi với Tú Anh ở góc nấu ăn. Tuy nhiên, hai bạn lại chuyển hướng cuộc thoại sang chủ đề “máy tính” và kết thúc ở việc hai trẻ đi tìm cơ giáo để cơ mở máy tính.

Ví dụ trên cho thấy, trong các tổ hợp cú, trẻ có thể thể hiện nhiều kiểu sự tình. Nhưng sự thay đổi sự tình đột ngột và các sự tình có vẻ khơng liên quan đến nhau cho thấy sự tập trung, khả năng duy trì chủ đề của trẻ mẫu giáo nhỡ chưa cao.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Khảo sát việc sử dụng các tổ hợp cú trong ngôn ngữ của trẻ mẫu giáo nhỡ (4-5 tuổi) ở một số trường mầm non trên địa bàn Hà Nội (Trang 49 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)