Nghệ thuật xây dựng nhân vật

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đặc điểm truyện ngắn thế lữ trong văn học giai đoạn 1932 1945 (Trang 80 - 85)

2.3 .Truyện ngắn theo khuynh hướng lãng mạn

3.3. Nghệ thuật xây dựng nhân vật

Để làm nên thành công trong thể loại truyện ngắn, việc xây dựng nhân vật có ý nghĩa hết sức quan trọng. Bởi nhân vật là nơi tác giả gửi gắm ý đồ của mình vào đó.

Với Thế Lữ, nhân vật của ông là nhân vật lãng mạn dù đó thám tử hay kẻ gây ra nỗi kinh hồng. Ơng miêu tả ngoại hình nhân vật khá cụ thể và chi tiết. Tác giả luôn tạo cho nhân vật chắnh diện một vẻ bên ngoài rất đáng chú ý, rất đẹp. Chúng ta hãy nhìn nhân vật Lê Phong, anh ta được nhà văn miêu tả là một chàng trai có khổ người vừa phải, hơi gầy, khuôn mặt sáng sủa, đôi mắt tinh ranh và ăn mặc hợp thời trang, nhanh nhẹn, tất cả toát lên vẻ hào hoa, học thức. Những nhân vật phản diện ắt khi được khai thác vẻ đẹp ngoại hình, trừ một kẻ đối đầu với Lê Phong trong Đòn hẹn: ỘĐó là một người đàn ơng trạc

ba mươi tuổi trở lại, mặc âu phục tắm sẫm hàng sang, cắt rất khéo, đầu mượt bóng, mặt trắng trẻo đều đặn, miệng mỉm một nụ cười mỏng ngạo nghễ hơn

là nhã nhặnẦTừng ấy thứ tỏ ra chủ chúng là một tay sành sỏi về khoa thẩm mỹ. Đó là người để ý đến phục sức một cách dễ dàng và trong sự chải chuốt khơng biểu lộ một ý gì hợm hĩnhỢ. Cịn lại, vì muốn đảm bảo tắnh khách quan

của hiện tượng, cách nhìn ngoại các nhân vật phản diện đều được miêu tả lướt qua với thái độ trung tắnh. Chẳng hạn: Ộmặt xương xương, nước da đỏ từng chỗ. Hai mắt nhỏ, sâu và đen láy dưới vành mũ dạ mềm. Cái miệng rộng, môi mỏng tanh mắm lại và thỉnh thoảng mấp máy như nói lẩm bẩm những tiếng bực tứcỢ ( Đòn hẹn).

Thế Lữ đặc biệt ưu ái cho các nhân vật người phụ nữ. Dù là ai, làm gì, ở đâu ơng cũng dành cho họ nhiều nhan sắc. Ông dùng những cụm từ: nhan sắc

đằm thắm, nhan sắc tiên nga, nhan sắc diễm lệ hiếm có, nhan sắc tuyệt mỹ, nhan sắc lộng lẫy mê hồn, trang giai nhân tuyệt sắc, nhan sắc kì ảoẦ ngồi

ra cịn có cách vắ von so sánh nhan sắc: đẹp một vẻ thần tiên, vẻ đẹp vừa sắc

sảo vừa dịu dàng, đẹp như một vẻ hoa, vẻ đẹp vừa sắc sảo vừa dịu dàngẦ Họ

có những khn mặt tuyệt mỹ, khuôn mặt cực kỳ thanh tú, vẻ mặt cao quý khác thường, khuôn mặt hồng tươi, nét mặt thanh và dịuẦ

Trong Mai Hương và Lê Phong, nhân vật Mai Hương được Thế Lữ ngợi ca sắc đẹp đến tuyệt đỉnh: ỘLê Phong nhìn người thiếu nữ từ đầu tới chân, dáng người thanh thanh, nhưng không kém phần rắn rỏi, cô mặc cái áo màu hồng phớt kiểu mới, giản dị nhưng trang nhã, cô đeo một cái vịng vàng có đắnh mấy hạt ngọc xanh. Hai bàn tay trắng và mềm, ngón nhỏ muốt nhè nhẹ đặt lên mép bàn và hơi run run vì cảm động q. Khn mặt thì cực kì thanh tú, tươi tắn, trẻ trung, và có một vẻ mặt cao quý khác thường. Nước da nhỏ đánh phấn khéo đến nỗi màu đào trên hai gò má, Lê Phong không biết là màu nâu của phấn hay màu nâu của daỢ ( Mai Hương và Lê Phong).

Lan trong Một chuyện ngoại tình thì có vẻ đẹp của một cô gái quê: ỘKhuôn mặt Lan nét thanh và dịu, đơi mắt Lan lắng chìm một màu tình tứ kắn đáo dưới hàng mi cong và dài, cặp môi Lan đằm thắm một thứ duyên thầm lặng đơi khi hé ra lóng lánh ở miệng cười răng đenỢ

Trong Địn hẹn, cơ gái đóng giả người chỉ huy đảng Tam Sơn để cứu Lê Phong cũng được Thế Lữ trao cho một nhan sắc cao quý khiến Lê Phong mê mẩn: ỘHơm đó cơ ta mặc áo sa tanh đen, hàng mềm như dắnh theo các các đường cong thon thon của thân hình đều đặn, đơi dép nhung hồng màu vừa vặn khắt chặt lấy cái bàn chân trắng nhỏ. Hai ống quần lụa trắng bong phủ gần kắn đơi gót hồng bé tắ xắu (Ầ). Cô ta ưỡn ngực soi vào gương, đeo chuỗi hạt vào cổ, và mơn sửa lại mái tóc ở sau gáy. Phong nghĩ ngay đến những vị giai nhân bắ mật trong truyện cổ, những thứ nhan sắc ghê rợn đắm đuối, lả lướt trong bóng âm của cung điện và mùi thơm biếc của xạ hươngỢ. Mỹ nữ

Hoàng Lan Hương lại mang một vẻ đẹp da thịt hiếm có: ỘThân hình nàng

dưới màng áo mỏng dịu mỏng lồ lộ nét châu báu của tịa nữ sắc vơ song. Cái lầu ngà ngọc đẹp thêm một vẻ thần tiên ở trong màn sương chập chờnỢ (Trại Bồ Tùng Linh). Vẻ đẹp của nàng đã khiến văn nhân Tuấn say mê đắm đuối và

không thể nào qn.

Đơi mắt và cái nhìn của nhân vật là yếu tố thường được các nhà văn rất chú ý để làm nên hình tượng nhân vật. Thế Lữ cũng vậy. Đầu tiên, ông chú ý đến đơi mắt và cái nhìn của thám tử tài danh trẻ tuổi Lê Phong: ỘĐôi mắt to

sáng linh động, khiến người ta cứ trông mắt anh cũng nhận được ra ngay trong đám đông người (Ầ) Anh có một cách nhìn người rất lạ lùng. Nhìn khơng lâu, nhưng đôi mắt sắc sảo như hai luồng quang tuyến soi vào tận trong tâm trắ người ta. Khi anh ta mỉm cười, đơi mắt dịu dàng, thì anh có một vẻ nhã thiệp, đáng mến, khiến cho những người lãnh đạm nhất cũng có cảm tình với anhỢ ( Lê Phong phóng viên). Ơng chủ kì dị của Sắc trong Bên đường thiên lơi có đơi mắt khiến cho chú nhỏ giúp việc thấy khó hiểu, thậm chắ sợ

hãi: Ộngười ta nhìn hắn bằng đơi mắt ám khóiỢ, hoặc Ộmắt ơng ta nhìn thẳng

về phắa hắn, mà hình như đắm vào cõi hư vơ nàoỢ.

Đối với các nhân vật nữ, đôi mắt dường như làm tăng thêm phần vẻ đẹp cho họ. Nhân vật Mai Hương được miêu tả một loạt các từ tả đôi mắt giai nhân như: đôi mắt rất tinh anh, đôi mắt ngây thơ, đôi mắt rất trong đen và sắc

sảo, đôi mắt lóng lánh, mắt hình như ngọc huyền dưới đáy hồ; cô gái giả

người chỉ huy đảng Tam Sơn có hai mắt đen biếc trong Địn hẹn; Ché Sao với

đôi mắt đen láy và sáng trong Gió ngàn; Lan Ộcó đơi mắt lắng chìm một màu tình tứ kắn đáo dưới hàng mi cong và dàiỢ trong Một chuyện ngoại tình. Ngay

cả nhân vật nữ chỉ đi qua tác phẩm trong chốc lát cũng được Thế Lữ ban cho một vẻ đẹp đáng nhớ: ỘVợ Lương Duỳn có một vẻ đẹp vừa sắc sảo vừa dịu dàng, đôi mắt sáng ra vẻ rất thông minh, trông lúc nào cũng như ẩn không biết bao nhiêu nỗi buồn sâu xa mà cái thảm trong đêm đó đã làm tăng thêm gấp bộiỢ ( Lê Phong phóng viên).

Cùng với vẻ bề ngoài, thế giới nội tâm của nhân vật được Thế Lữ chú ý khai thác. Vắ dụ như đoạn sau đây: ỘCuộc đời thực tế hồ như khiến Phong khơng bao giờ mơ mộng. Anh chỉ có những ý nghĩ thiết thực và việc làm thiết thực. Những tình cảm, tuy ẩn rất sâu kắn, bao giờ cũng dồi dào sẵn có trong lịng anh. Tất cả những ỘsựỢ ấy đến nay được dậy lên, như tỉnh thức bởi một quyền lực kì bắ.Ợ (Địn hẹn). Nội tâm nhân vật cũng được thể hiện dưới nhiều

cách khác nhau: đó là nỗi căm hận và khát vọng trả thù kỳ lạ của người mẹ mất con trong Tiếng hú hồn của mụ Ké; tâm hồn kỳ lạ của cô gái Thổ trong Đêm trăng; nỗi niềm yêu thương đến khắc khoải của Tuấn trong Trại Bồ Tùng Linh; tình u ngọt ngào nhưng khơng muốn thể hiện quá nhiều của anh

chàng thám tử tài hoa Lê Phong đối với cô đồng nghiệp xinh đẹp Mai Hương trong các truyện trinh thám; xúc cảm yêu thương thi vị tiểu tư sản của những chàng trai miền xuôi khi gặp các cơ gái Thổ xinh đẹp, tình tứ giữa cảnh vật mơ mộng trong những câu chuyện lãng mạn.

Thế Lữ là nhà văn có đóng góp đáng kể về mặt miêu tả tâm lý nhân vật. Tâm lý nhân được miêu tả nhiều trong các truyện huyễn tưởng và truyện trinh thám bởi ở đó chứa những va đập nghịch lý trong quá trình thưởng thức cái kỳ bắ và tìm đến sự thật. Thường thì tâm lý là xúc cảm của mỗi người nhưng được hướng dẫn bởi lý trắ, bộc lộ thơng qua những tình huống, những cuộc đối thoại giữa các nhân vật với nhau. Nhân vật chắnh của Thế Lữ thường là

người rất giàu cảm xúc, tâm hồn dễ xúc động lại thơng minh, tài giỏi, vì thế diễn biến tâm lý của họ khá phong phú và tinh tế. Cuộc đấu trắ thầm lặng trước hoàn cảnh bất lợi, trước cái bắ mật, cái ác đều thể hiện qua thái độ và tâm lý ứng xử của nhân vật. Cách miêu tả tâm lý của người mới yêu (Lê Phong) dưới dạng độc thoại nội tâm cũng được Thế Lữ sử dụng: ỘTại sao cứ

lùi xa cái lúc cầm tay nhau nói thực nỗi lịng và kết liễu những điều mong muốn âm thầm bằng một việc tự nhiên và êm đẹp? Đó là những nỗi éo le mà nhà tâm lý tiểu thuyết sẽ tìm được nhiều câu văn hay để giải thắchỢ.

Có khi Thế Lữ cũng để cho nhân vật của mình tự phân tắch tâm lý. Vắ dụ tiêu biểu cho cách phân tắch này là: ỘAnh thấy trong tâm trắ cùng một lúc mà

có những cảm tưởng trái hẳn, cảm tưởng đầu tiên là sau một sự giản dị, hiền lành của hết mọi sự mọi vật có liên lạc đến cái việc anh gọi là án mạng; một người bị giết bởi một bọn người khôn khéo đến mức khơng ai tin đó là bị giết, trừ có anhẦỢ( Địn hẹn).

Tương tự, nhân vật trong Trăng ngàn cũng tự diễn tả tâm lý của mình:

ỘAnh thấy mình vẫn sáng suốt để nhận thấy sự rung động của tâm hồn. Anh

phân tắch hoài, ngẫm nghĩ hoài. Người trong cuộc ln đứng ra ngồi để nhìn trở vào. Nhà tài tử đang lúc phô diễn thả cho tâm trắ lùi xa và tự ngắm dáng điệu mình trong sân khấu...Ợ.

Tâm lý người con gái miền thượng được phân tắch một cách vừa nghệ thuật vừa khoa học thơng qua hướng nhìn của người nam thanh niên trắ thức tiểu tư sản thành thị thời hiện đại: ỘAnh hiểu sự yêu đương trong lòng người

con gái Thổ lắm. Đó là sự khao khát những lời ngọt ngào, đẹp đẽ, những cái vuốt ve êm dịu, những tình tứ yên lặng và những tiếng thở dài thấm thắa nồng nànẦTâm thấy nó thực thà, ngây thơ và có những thú vị man mác như cảnh đẹp núi rừngỢ ( Cơ Thơ).

Với những hình tượng nhân vật mới lạ cùng những đoạn miêu tả nội tâm sâu sắc, nhân vật của Thế Lữ mang nét đặc trưng rất riêng và góp phần khơng nhỏ vào sự thành cơng của các tác phẩm.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đặc điểm truyện ngắn thế lữ trong văn học giai đoạn 1932 1945 (Trang 80 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)