2.3 .Truyện ngắn theo khuynh hướng lãng mạn
3.1. Nghệ thuật xây dựng cốt truyện
Cốt truyện là một hệ thống các sự kiện nối tiếp nhau một cách nghệ thuật, phản ánh diễn biến cuộc sống và các xung đột, qua đó các tắnh cách hình thành và phát triển trong mối quan hệ qua lại của chúng nhằm sáng tỏ chủ đề và nội dung tác phẩm.
Nhìn chung, cốt truyện của Thế Lữ khá linh hoạt, luôn đổi thay, không tuân theo trình tự thông thường là cái gì đến trước nói trước, cái gì đến sau nói sau. Có khi ông để cho người đọc tiếp nhận với nhân vật thứ ba, nhân vật dẫn dắt câu chuyện; có khi để nhân vật tôi tự làm nên cốt truyện hoặc nhớ lại sự việc, tâm trạng để dựng nên cốt truyện; lại có lúc thuật lại câu chuyện của nhân vật khác cũng xưng tôi. Cốt truyện của Thế Lữ ắt khi đi theo mạch thẳng mà thường bị chi phối bởi ý đồ lựa chọn tình huống, sắp xếp chi tiết hay diễn biến tâm lý nhân vật.
Trong truyện huyễn tưởng và trinh thám, cốt truyện không đơn thuần nhằm kể việc mà tuân theo ý đồ tạo ra nỗi ngạc nhiên, nỗi kinh hoàng hoặc niềm mong đợi cái bắ mật được khám phá. Bên cạnh đó, ông đặc biệt lưu ý đến cái logic được xây dựng theo mạch phát triển của cốt truyện. Cái logic đó có lúc ngắn gọn, khúc chiết nhưng cũng có lúc dài dòng, song tất cả đều là sản phẩm của lý luận trong sáng tác. Nhờ có đặc điểm đó mà văn xuôi của Thế Lữ khác hẳn với các nhà văn khác trong Tự lực văn đoàn. Tiểu thuyết Tự lực văn đoàn thời đó nói đến phong tục, tình cảm nhưng có khi không mang tắnh logic. Với riêng Thế Lữ, truyện của ông dù hay hay dở nhưng phải chứa sự hợp lý. Hợp lý trong từng chi tiết, tắnh logic trở thành một tiêu chắ trong toàn bộ sáng tác của ông. Tắnh logic quy định một kết cấu truyện chặt chẽ, mạch truyện lôi cuốn, câu văn, lời văn minh bạch, khúc chiết.
Vàng và máu là câu chuyện mang màu sắc khoa học rõ nét. Vốn là câu chuyện về Tàu để của ở hang Văn Dú, một nơi nổi tiếng là hang thần. Thần núi này gây ra nhiều sự việc làm cho nhân dân xung quanh đều xa lánh. Một hôm có hai người Thổ đi vào hang. Sau đó chỉ có một người quay ra và mang tờ giấy về trình quan châu Nga Lộc. Nhờ mảnh giấy với những dòng chữ kì dị đó, ông quan cùng gia nhân đã tìm ra kho báu, khám phá bắ mật trong hang và chứng tỏ rằng đó không phải do thần thánh bùa phép gì cả mà những cái chết là do những tảng đá cuội có chứa thuốc độc.
Cái đặc sắc của truyện này chắnh là tắnh khoa học của nó. Bắt đầu câu chuyện, người đọc đã thấy kì lạ, quái đản nhưng không thần bắ hoang đường mà đề cao tắnh khoa học, vào trắ óc con người. Ông quan châu ở đây không tìm thầy mo cúng bái, không tin phép yểm bùa mà sử dụng trắ óc để dựng lại, giải thắch câu chuyện theo một hướng hết sức hợp lý để tìm ra nguyên nhân cái chết của những người đi trước đó. Sự kết hợp của khoa học cộng với cách kể giàu sức lôi cuốn đã làm cho truyện trở nên thật sự có giá trị.
Đêm trăng cũng mang lại cho người đọc sự thắch thú, ly kỳ. Ở đó, bao nhiêu rùng rợn được tác giả dàn dựng công phu, hấp dẫn kéo người đọc vào những khung cảnh rợn người. Một cô gái Thổ, vào đêm trăng sáng, đến rủ chàng trai người Kinh đi chơi cùng. Truyện tưởng chỉ đến thế là đơn giản. Người trong cuộc cũng dễ ngộ nhận tắnh chất thơ mộng của cảnh vật và cảnh gặp gỡ không hẹn mà nên này. Thế nhưng bên trong cảnh vật thơ mộng ấy là nhiều điều phức tạp. Tác giả đã đưa đến người đọc bao nhiêu suy nghĩ và lúc này cốt truyện mới được thể hiện rõ ràng khi cô gái Thổ nhờ chàng trai kéo cái xác chết vắt ngang thân dưới cây cầu và nói cho chàng biết đó là ai. Kết thúc truyện là cô gái cùng cái xác chết kia văng xuống nước.
Một câu chuyện kết thúc lạnh lùng và kinh dị, nhưng dường như cảm tưởng kinh dị chỉ có lúc đầu, sau đó dần tan đi để nhường chỗ cho sự thật. Sự hợp lý vẫn là yếu tố mà Thế Lữ hướng đến dù có khi nó được phủ lên một màn sương huyền ảo để tạo sự thú vị.
Những câu chuyện khác thuộc thể loại trinh thám của Thế Lữ đã khiến độc giả biết rõ hơn về tài xây dựng cốt truyện của ông. Vẫn dựa trên màu sắc khoa học, ông không làm cho câu chuyện trở nên huyền bắ mà sử dụng các yếu tố khoa học trên cơ sở sự thật để tạo nên những cốt truyện ly kỳ, hấp dẫn.
Gói thuốc lá là một câu chuyện trinh thám khá nổi tiếng của Thế Lữ. Một vụ án ly kỳ, bắ hiểm với nhiều tình tiết gây bất ngờ và thu hút người đọc. Việc xây dựng nhân vật phóng viên Lê Phong tài ba cộng với cốt truyện hấp dẫn đã làm cho câu chuyện nổi bật hơn bao giờ hết.
Cả câu chuyện xoay quanh cái chết của nhân vật Đường. Nguyên nhân cái chết mà mọi người nhìn thấy chắnh là con dao cắm ngập tới chuôi ở sau lưng và tấm danh thiếp úp trước mặt với dòng chữ kỳ dị. Người đọc bắt đầu bị cuốn hút và thắc mắc: ai đã giết Đường và giết để làm gì. Tác giả đã khéo léo dẫn câu chuyện từ bất ngờ này đến bất ngờ khác. Một việc đáng lưu ý là trước khi chết, Đường có gửi cho Lê Phong một bức thư với nội dung nhờ Lê Phong giúp anh ta trả thù Nông An Tăng do mối thù ngày trước. Cùng lúc đó, Nông An Tăng đến gặp Lê Phong và để lại danh thiếp. Tăng tỏ ra sợ hãi và ngạc nhiên khi nghe tin Đường chết. Tăng đồng ý đi cùng Lê Phong và Bình đến hiện trường, nhưng sau đó anh ta đấm Bình và bỏ đi khi ra ô tô.
Đọc đến đây, độc giả hầu như khẳng định người giết chết Đường là Nông An Tăng, nhưng tác giả đã đặt tiếp cốt truyện dưới con mắt tài ba của nhà trinh thám Lê Phong. Chàng phóng viên này đã lập một kế hoạch hành động với sự giúp đỡ của Mai Hương và một số người đáng tin cậy khác. Một hiện trường giả được tạo ra và hung thủ Đinh Võ Thạc - người bạn ở cùng với Đường đã bị bắt vì giết bạn để chiếm đoạt lại vé số trúng thưởng.
Với cốt truyện hấp dẫn như vậy, cuốn sách đã được tái bản nhiều lần trong vài năm bởi nó đã thu hút được đông đảo bạn đọc lúc bấy giờ.
Một câu chuyện khác thể hiện tài dựng cốt truyện của Thế Lữ là Những nét chữ. Mở đầu là việc anh phóng viên Lê Phong đang chăm chú đọc các bức thư của độc giả ái mộ gửi đến. Trong số đó có một lá thư giả gái với những
lời lẽ rất tình tứ. Lê Phong đã đoán ra và viết thư trả lời rất nhanh. Hai ngày sau có một thanh niên đến gặp và nhờ Lê Phong tìm hộ nguyên nhân cái chết của cô em gái tên Tuyết Mai mất cách đó ba năm.
Sau một thời gian tìm hiểu, Lê Phong đã khám phá ra cái chết của Mai. Cô gái hay nói chuyện và thân với một người tên Đỗ Lăng, bạn của anh trai Đào Văn Khương. Cô kể cho Đỗ Lăng nghe việc mình tham gia vào hội kắn cùng các bạn gái, khi không thấy hợp thì xin ra khỏi hội và rồi hội đó cũng tan. Vấn đề là Mai luôn ám ảnh với những chuyện trả thù trên sách báo nên cô tỏ ra rất lo sợ. Lăng luôn ở cạnh giải thắch, động viên Mai. Càng gần gũi, Lăng càng đem lòng yêu mến cô gái. Đến một hôm, Lăng viết thư cho Tuyết Mai thú nhận mình là con trai và bày tỏ tình yêu với Mai. Cô từ chối, Mai vốn âm thầm đau khổ vì đã yêu Khương mà không biết rằng mình chỉ là con nuôi của bố mẹ Khương. Câu chuyện bắt đầu xoay quanh tình tiết bất ngờ khi Đỗ Lăng nghĩ cách viết một bài thơ đặc biệt theo lối của hội kắn khép Mai vào tội phản bội và xử chết. Mai quá hoảng sợ đã uống thuốc tự tử. Sau khi nghe Lê Phong giải thắch, Đỗ Lăng biết được sự thật. Anh ta vô cùng đau khổ.
Với Những nét chữ, Thế Lữ đã đưa đến nhiều bất ngờ nhờ cách dẫn dắt cốt truyện cuốn hút khiến cho độc giả vừa đọc vừa hồi hộp muốn biết được câu chuyện sẽ kết thúc ra sao. Và cuối cùng, ông đã cho người đọc thỏa mãn sự mong chờ của họ bằng một kết thúc hợp lý.
Ở truyện lãng mạn và thế sự của Thế Lữ, cốt truyện hầu như đơn giản nhưng cũng rất rõ ràng, không kém phần hấp dẫn dù câu chuyện đó chỉ diễn ra trong một thời gian rất ngắn hay xuyên suốt cả cuộc đời nhân vật. Trong
Câu chuyện trên tàu thủy diễn biến toàn bộ cốt truyện chỉ trên một chuyến tàu. Nhân vật chắnh là tên trộm cắp nổi tiếng hai Nhiêu. Anh ta là người khá đặc biệt bởi ăn cắp không phải là nghề kiếm cơm mà đó chỉ là một cách giải trắ, và anh ta cũng chỉ ăn cắp của người giàu. Hai Nhiêu cũng chưa bao giờ hụt khi ỘnhắmỢ món nào. Thế mà anh ta lại bị đánh lừa bởi vẻ giả nhà quê, nghèo đói của một kẻ rất giàu có cùng đi tàu. Khi về đến bến, tên nhà quê kia
mời cơm rượu và kể lại lý do phải giả vờ nghèo khổ khiến hai Nhiêu được một phen choáng người vì tiếc của. Dù truyện ngắn này chỉ kể về một chuyến đi rất ngắn nhưng khi đọc xong, độc giả cảm thấy bất ngờ xen lẫn thắch thú.
Cũng trong một chuyến đi nhưng là phương tiện tàu hỏa, nhân vật anh Văn trong Vì tình lại khiến khán giả vừa bật cười vừa đem lại cho người đọc cái suy ngẫm về nhân thế. Một anh chàng xấu trai, thật thà, làm quen với một thiếu nữ duyên dáng, tình tứ. Trong lòng cảm tạ sự tình cờ đã cho anh gặp được người thiếu nữ, và trong trắ đã sắp đặt cuộc tình duyên mà bấy lâu nay anh vẫn chờ đợi. Lúc xuống ga, chàng trai lấy làm diễm phúc được xách va-li cho người đẹp. Rồi đột nhiên, một cuộc khám xét xảy ra, cái va-li chứa đầy thuốc phiện. Chàng trai bị bắt còn cô gái thì biến đâu mất. Cốt truyện tuy đơn giản nhưng chứa đựng những tình huống hấp dẫn người đọc. Ban đầu, ta ngỡ rằng đây chỉ là câu chuyện đi tàu, trai gái làm quen nhau thì nảy sinh tình cảm là chuyện ngẫu nhiên, thế nhưng dưới ngòi bút của Thế Lữ, câu chuyện lại hóa thành một vụ án mà người bị hại chẳng hiểu nguyên nhân mình bị bắt.
Cốt truyện của Thế Lữ có khi xuyên suốt cuộc đời của một nhân vật.
Thoa là một vắ dụ. Câu chuyện được bắt đầu khi nhân vật chắnh được bốn tuổi, khi người ta biết chắc rằng Thoa bị câm, cho đến khi cô từ giã cõi đời. Toàn bộ cốt truyện đã làm nổi bật cuộc đời tưởng chừng rất bình thường lại chứa rất nhiều nỗi buồn của một cô gái câm đã khiến độc giả suy nghĩ khôn nguôi. Tác giả đã dùng cuộc đời nhân vật để phản ánh một phần thực tại, đưa ra câu chuyện về một người có cuộc sống thiệt thòi trong xã hội chỉ bởi cô mang một khiếm khuyết.
Thế Lữ cũng sử dụng kiểu cốt truyện có hai bước. Đó là kiểu cốt truyện lồng ghép, tiếp nối trong đó bước thứ nhất là chuẩn bị, tạo đà cho bước thứ hai là cốt truyện chắnh. Trong Tiếng hú hồn của mụ Ké, bước thứ nhất kể chuyện người đàn bà vùng cao bị chồng phụ bạc, bỏ nhà đi biệt xứ khi đứa con đầu lòng còn bế trên tay. Khi đứa con lớn lên thành một thiếu nữ xinh đẹp thì oái ăm thay, số phận lặp lại người mẹ: cô bị người yêu dở thủ đoạn xấu khi
sắp đến ngày cưới. Bà mẹ vì quá tức giận đã giết hắn rồi thu xếp cùng con trốn đi thật xa. Bước thứ hai kể về nỗi bất hạnh khi người con bị hổ vồ, dẫn đến cuộc đấu kinh hoàng của người mẹ với hổ để trả thù cho con. Ở Một truyện ghê gớm: bước thứ nhất của của cốt truyện kể về một người ba lần thi hỏng đâm ra bất mãn, trở thành kẻ giang hồ, hảo hán, khi thì kết bạn với bậc ẩn sỹ, võ nghệ cao cường khi thì đi theo bọn cướp. Bước thứ hai kể về nhân vật này chẳng may sa vào một cái hầm tối, bị chứng kiến cảnh trả thù vô cùng lạ lùng và man rợ, sau đó, chắnh ông ta phải đấu sức, đấu trắ với kẻ thù đến mức căng thẳng tột độ, suýt nữa thì mất mạng.
Tóm lại, dù là trong thể loại truyện ngắn nào, Thế Lữ đều đã xây dựng được cốt truyện hết sức mới mẻ và độc đáo, mang một màu sắc rất riêng biệt. Chắnh điều đó đã làm cho truyện ngắn của ông rất hấp dẫn và thu hút người đọc.