Cách mạngkhoa học công nghệ và sự biến đổi môi trƣờng sống của con ngƣờ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng của cách mạng khoa học – công nghệ đến sự phát triển con người (Trang 44 - 70)

Chƣơng 1 : ĐẶC ĐIỂM CỦA CÁCH MẠNGKHOA HỌ C CÔNG NGHỆ

2.1. Cách mạngkhoa học công nghệ và sự biến đổi môi trƣờng sống của con ngƣờ

ngƣời và sự biến đổi đời sống tinh thần của con ngƣời trong bối cảnh khoa học - công nghệ hiện đại.

2.1. Cách mạng khoa học công nghệ và sự biến đổi môi trƣờng sống của con ngƣời con ngƣời

Có thể nói, khoa học công nghệ làm thay đổi hoàn toàn bộ mặt của thế giới cả về chất lẫn về lƣợng. Sự phân hoá xã hội thành các giai cấp tầng lớp khác nhau, sự phân biệt giàu nghèo, sản lƣợng của nền kinh tế tăng vƣợt bậc, hàng loạt những phát minh sáng chế ra đời nhằm cải tiến phƣơng thức sản xuất, thúc đẩy quá trình lƣu thông hàng hoá, tiền tệ. Sự thay đổi cơ cấu ngành từ nông nghiệp sang công nghiệp, vai trò của máy móc đƣợc nhấn mạnh, con ngƣời giữ vai trò là nhân tố tạo ra sự đột biến nhờ việc phát minh càng nhiều máy móc và công nghệ hiện đại. Ngày nay, ngƣời ta vẫn thƣờng nói đến các cuộc cách mạng khoa học công nghệ với cái nhìn đầy cảm phục. Thành quả và tác động mà nó đem lại cho xã hội thời kì đó nói chung và cho nền kinh tế thế giới hiện nay nói riêng là không gì có thể phủ nhận.

Nếu cuộc cách mạng kỹ thuật lần thứ nhất diễn ra đầu tiên ở nƣớc Anh vào 30 năm cuối thế kỷ XVIII và hoàn thành vào những năm 50 đầu thế kỷ XX với nội dung chủ yếu là cơ khí hóa, thay thế lao động thủ công bằng lao động sử dụng máy móc thì cuộc cách mạng kỹ thuật lần thứ hai còn gọi là cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại, xuất hiện vào những năm 50 của thế kỷ XX đã làm thay đổi sâu sắc các phƣơng thức của con ngƣời từ lao

của vai trò và phong cách tƣ duy của hai cuộc cách mạng khoa học hiện đại đƣợc phát triển ngày càng rõ nét qua ba thời kỳ phát triển chủ yếu của khoa học trong thế kỷ XX nhƣ sau:

Thời kỳ thứ nhất, bắt đầu từ cuộc cách mạng trong khoa học tự nhiên hồi đầu thế kỷ với sự ra đời của các ngành khoa học phi cổ điển mà quan trọng nhất là toán học hiện đại, cơ học hiện đại, vật lý học hiện đại, hoá học hiện đại... Trong thời kỳ này, các đặc điểm trên xuất hiện với tƣ cách là những tính chất phi cổ điển, tức là những đặc điểm khác biệt hoặc tƣơng phản với những đặc điểm của tƣ duy khoa học cổ điển.

Thời kỳ thứ hai, bắt đầu từ những năm 50, tức là bắt đầu cuộc cách mạng khoa học - kỹ thuật. Trong thời kỳ này phong cách phi cổ điển đƣợc tăng cƣờng đậm nét trong các ngành khoa học kể trên và lan mạnh sang hầu hết các ngành khoa học còn lại nhƣ: thiên văn học, vũ trụ học, sinh học, các khoa học kinh tế, khoa học xã hội và nhân văn. Trong thời kỳ này phong cách phi cổ điển dần đƣợc gọi là phong cách tƣ duy hiện đại.

Thời kỳ thứ ba, mà ngày nay ta thƣờng gọi là thời kỳ cách mạng khoa học - công nghệ, bắt đầu từ đầu từ những năm 70 ở các nƣớc công nghiệp phát triển rồi lan mạnh sang các nƣớc đang phát triển ở thập kỷ 80 và cuối cùng gần nhƣ bao trùm toàn bộ hành tinh chúng ta trong thập kỷ này. Chính trong thời kỳ này, những nét đặc trƣng của phong cách tƣ duy khoa học hiện đại đạt đến trình độ cao làm cơ sở cho sự chuyển biến của tƣ duy khoa học hiện đại trở thành tƣ duy khoa học của nền văn minh mới, cao hơn trong thế kỷ XXI.

Nhƣ Engels nhận định trong tự nhiên rút cuộc lại, mọi cái diễn ra biện chứng chứ không phải siêu hình, quên điều đó chúng ta sẽ mắc sai lầm tất yếu. Nói một cách khác, bên cạnh những thành tựu kỳ diệu của khoa học công nghệ trong việc chinh phục giới tự nhiên thì con ngƣời cũng phải đƣơng đầu

với hàng loạt vấn đề mà tự nhiên đang rình rập “báo thù” con ngƣời. Sự phát triển của khoa học công nghệ hiện đại với những thành tựu to lớn về phƣơng diện văn minh vật chất từ nửa sau thế kỷ XX đã gây nên áp lực nặng nề đối với môi trƣờng tự nhiên, làm cho bản thân giới tự nhiên dần mất đi khả năng tự hồi phục.

Đúng vậy, cho tới khi nào con ngƣời biết tạo ra những điều kiện cho đời sống của mình thì khi đó con ngƣời còn phải biết tuân theo những điều kiện của tự nhiên. Sản xuất chính là một quá trình con ngƣời chinh phục tự nhiên, là một sự trao đổi chất của cả hai phía, tuy nhiên đây là một sự trao đổi chất ngày càng khiến cho tự nhiên phải chịu những gánh nặng hơn. Chính trong sự tác động liên tục ấy, con ngƣời và tự nhiên thể hiện vai trò khác nhau và bổ sung cho nhau. Con ngƣời và xã hội không thể tách rời tự nhiên mà chỉ có thể tồn tại và phát triển dựa vào tự nhiên và làm biến đổi tự nhiên. Không có tự nhiên và xã hội thì con ngƣời không tiến hành sản xuất đƣợc và đến lƣợt nó chính sản xuất lại là điều kiện quyết định để con nguời biến đổi tự nhiên và xã hội. Và trong sản xuất con ngƣời và tự nhiên biểu hiện sự gắn bó khăng khít với nhau, sự tác động không ngừng với nhau. Điều này lí giải hệ thống con ngƣời - tự nhiên là một hệ thống động học thống nhất cần phải đƣợc đảm bảo ở trạng thái cân bằng. Đây là hệ thống hoạt động theo nguyên tắc liên hệ hai chiều chứ không phải chỉ có liên hệ một chiều thuận. Nghĩa là, không phải chỉ có con ngƣời tác động, cải biến tự nhiên mà tự nhiên cũng tác động ngƣợc trở lại một cách mạnh mẽ đến con ngƣời. Đáng chú ý là sự tác động ngƣợc trở lại này lại thƣờng không thể lƣờng trƣớc đƣợc, thậm chí có thể phá hủy tất cả những kết quả đầu tiên mà con ngƣời đã đạt đƣợc. Phải nhận thấy rằng, quyền hành và sự thống trị của con ngƣời đối với tự nhiên không phải lớn nhƣ ngƣời ta đã hình dung trong những thế kỷ trƣớc, càng không phải là tuyệt đối. Nhất

là khi con ngƣời với khoa học trong tay đã trở thành một lực lƣợng có sức mạnh biến đổi tự nhiên ngày càng lớn hơn gấp nhiều lần. Chẳng hạn, một quả bom nguyên tử có thể hủy diệt trong nháy mắt tất cả những gì cần cho sự sống, kể cả sự sống của con ngƣời. Sử dụng tự nhiên và bồi đắp tự nhiên là những vấn đề có tính sống còn của nền sản xuất phát triển ở trình độ cao nhƣ hiện nay. Con ngƣời không đƣợc quên rằng lịch sử vĩ đại của tự nhiên bao gồm cả sự có mặt của con ngƣời trong đó. Nhân loại cần phải nhớ tới lời Mác khẳng định: “Giới tự nhiên là “thân thể vô cơ” của con ngƣời” [29, tr. 135]. Đời sống thể xác và tinh thần của con ngƣời gắn liền khăng khít với tự nhiên vì con ngƣời là bộ phận của tự nhiên, là giai đoạn cao nhất trong quá trình phát triển của giới tự nhiên, con ngƣời tuân theo các quy luật của tự nhiên và hòa vào tự nhiên. Con ngƣời hoàn toàn không thể thống trị tự nhiên nhƣ một ngƣời sống bên ngoài tự nhiên. Con ngƣời có khả năng cải tạo tự nhiên và đồng thời giữ vị trí chủ động trong mối quan hệ với tự nhiên.

Vai trò to lớn của khoa học - công nghệ trong việc đem lại cho con ngƣời địa vị độc tôn của giới tự nhiên và đã đƣợc lịch sử chứng minh. Cách mạng khoa học công nghệ bắt đầu với sự phát triển sản xuất hàng hoá của ngành công nghiệp dệt. Sau đó với nhu cầu cung cấp máy móc và năng lƣợng cho công nghiệp dệt, các kỹ thuật gia công sắt thép đƣợc cải thiện và than đã sử dụng ngày càng nhiều với khối lƣợng lớn. Thƣơng mại mở rộng tạo điều kiện cho sự ra đời của kênh đào giao thông và đƣờng sắt. Bên cạnh đó giao thông đƣợc nâng cấp, hoạt động giao thƣơng nhộn nhịp. Động cơ hơi nƣớc sử dụng nhiên liệu than và máy móc dẫn động bằng cơ khí đã đƣa đến gia tăng năng suất lao động đột biến. Sự phát triển các máy công cụ trong hai thập kỷ đầu của thế kỷ XIX tạo thuận lợi cho lĩnh vực chế tạo máy, phục vụ những ngành sản xuất khác. Với sự bùng nổ của cách mạng khoa học công nghệ, nhu

cầu về cải tiến kĩ thuật, phƣơng thức sản xuất tiên tiến đã thúc đẩy không ít ngành công nghiệp mới ra đời và phát triển khả năng lao động và sáng tạo của con ngƣời đƣợc phát huy cao độ, kĩ thuật cơ khí hoá ngày càng sâu rộng trong tất cả các ngành các lĩnh vực. Trong điều kiện cạnh tranh khốc liệt, muốn có lợi nhuận thì bắt buộc các nhà tƣ bản phải tạo ra sự khác biệt và đổi mới không ngừng. Chính điều này lại là tiền đề phát triển một số ngành mới nhƣ nhu cầu về tài chính, vốn đầu tƣ... dẫn đến việc tƣ bản tài chính, tài phiệt ra đời.

Tuy nhiên có một điều ít ai ngờ tới là nếu loài ngƣời phải mất hàng trăm năm, thậm chí hàng nghìn năm để phát minh ra một thành quả khoa học, công nghệ thì có lẽ họ còn mất một khoảng thời gian còn lâu hơn thế nữa để nhìn nhận, đánh giá những tác động do những thành quả mà họ phát minh ra đối với xã hội loài ngƣời. Điều này đƣợc Engels khái quát nhƣ sau: “Nếu chúng ta phải trải qua hàng nghìn năm lao động mới có thể trong một chừng mực nào đó, đánh giá đƣợc hậu quả tự nhiên xa xôi của những hành động sản xuất của chúng ta hì chúng ta lại càng phải trải qua nhiều khó khăn hơn nữa để biết đƣợc những hậu quả xã hội xa xôi của những hành động ấy” [27, tr.655]. Có thể nói việc đánh giá tác động của khoa học công nghệ nói chung và khoa học công nghệ ngày nay nói riêng đối với con ngƣời là một việc làm hết sức khó khăn phức tạp, đòi hỏi cả một quá trình tìm hiểu và kiểm chứng. Tuy vậy, khó khăn phức tạp và lâu dài không có nghĩa là không thể làm. Ngay từ bây giờ, hơn bao giờ hết, chúng ta phải thực sự bắt tay vào xem xét, đánh giá tác động của cách mạng khoa học - công nghệ hiện đại đến con ngƣời trên mọi phƣơng diện. Đây chính là một nhiệm vụ quan trọng của luận văn.

Ngày nay, toàn cầu hóa và tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế đã và đang trở thành xu thế của sự phát triển kinh tế thế giới, vấn đề khủng hoảng môi trƣờng do tiến bộ của khoa học - công nghệ hiện đại mang lại, do hành

động sản xuất của con ngƣời gây ra đang là một vấn nạn đáng quan tâm. Trong thực tế, những thành quả khoa học - công nghệ dẫn tới gây tổn hại cho môi trƣờng tự nhiên và phải chịu đựng hậu quả sau đó. Những cuộc khủng hoảng về môi trƣờng tự nhiên mà ta gặp ngày nay khác cả về chất lẫn lƣợng so với trƣớc kia, đơn giản là vì quá nhiều ngƣời gây ra tổn hại cho hệ sinh thái của trái đất trong thế kỷ này đến mức tổng hệ thống đang gặp hiểm họa. Theo thống kê vào ngày 31 tháng 10 năm 2011, dân số thế giới bƣớc đã sang con số là 7 tỷ ngƣời, kể từ những năm 1950 dân số đã tăng gấp đôi, và tăng gấp bốn lần với các hoạt động kinh tế. Sự gia tăng này bắt nguồn từ các quá trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa ở các nƣớc Tƣ bản chủ nghĩa và các nƣớc Châu Á khác. Hàng loạt các nhà máy, xƣởng sản xuất, đƣờng sá, hải cảng, sân bay... đƣợc xây dựng không chỉ làm giảm số lƣợng đất tự nhiên mà còn làm tăng nhu cầu thêm về năng lƣợng, xi măng, sắt thép, quặng… Trƣớc tình hình đó, để đáp ứng nhu cầu về kinh tế và đời sống của con ngƣời luôn đƣợc đảm bảo, con ngƣời không ngừng tác động vào tài nguyên thiên nhiên, biến chúng trở thành các sản phẩm cần thiết sử dụng cho các hoạt động kinh tế và cuộc sống. Điều này không tránh khỏi việc thải bỏ các chất độc hại vào môi trƣờng, làm cho môi trƣờng ngày càng trở nên ô nhiễm, làm biến đổi nhanh chóng và sâu sắc bộ mặt của môi trƣờng tự nhiên nhƣ: hiệu ứng nhà kính đang gia tăng làm biến đối khí hậu toàn cầu, tầng ozon bị phá hủy nghiêm trọng, sa mạc hóa đất đai do nhiều nguyên nhân nhƣ bạc màu, mặn hóa, phèn hóa, khô hạn, số chủng loại động thực vật đe dọa, bị tiêu diệt đang gia tăng… và đặc biệt là vấn đề rừng suy thoái - lá phổi xanh của nhân loại đang dần thu nhỏ lại.

Trên toàn thế giới, ƣớc tính có khoảng 3.870 triệu ha rừng, trong đó 95% là rừng tự nhiên và 5% rừng trồng. Phá rừng nhiệt đới và suy thoái rừng ở nhiều vùng trên thế giới đã gây ra những ảnh hƣởng tiêu cực đến các loại hàng hóa và các dịch vụ từ rừng. Đầu thế kỷ XX diện tích rừng thế giới là 6 tỷ

ha, năm 1958: 4,4 tỷ ha, năm 1973: 3,8 tỷ ha, năm 1995: 2,3 tỷ ha. Tài nguyên rừng đang tiếp tục bị tàn phá nặng nề, nhất là rừng mƣa nhiệt đới, tốc độ mất rừng mỗi năm trên thế giới trung bình từ 16 - 20 triệu ha. Nói một cách khác đi, mỗi phút đi qua có 1 ha rừng nhiệt đới bị xóa đi trên bản đồ thế giới. Vào đầu thập kỉ 90 rừng mƣa nhiệt đới chỉ còn 50% diện tích trƣớc đây và chiếm 8 - 9% diện tích lục địa thế giới. Năm 1990, một số nƣớc còn giữ lại đƣợc một tỉ lệ nhất định rừng nhiệt đới nhƣ Colombia, Peru, Brazil, Venezuela, Suriname ở Mỹ latinh và Liberia, Cộng hòa Dân chủ Congo ở Châu Phi còn 75% diện tích rừng nhiệt đới. Ở Châu Á có Malaysia, Myanmar, Indonesia còn khoảng trên 40%. Năm 2010 rừng nhiệt đới chỉ còn 20 - 25% ở một số nƣớc ở Châu Phi, Châu Mỹ La tinh và Đông Nam Á. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến làm mất rừng trên thế giới, tập trung chủ yếu ở các nhóm nguyên nhân do tiến bộ của khoa học - công nghệ hiện đại: (1) Mở rộng diện tích đất nông nghiệp để đáp ứng nhu cầu sản xuất lƣơng thực, có đến 60% rừng nhiệt đới bị chặt phá hằng năm là do nguyên nhân này. Hiện nay, mở rộng diện tích nông nghiệp ở Châu Á và Châu Phi đang xảy ra với tốc độ mạnh hơn so với Châu MỹLatinh; (2) Chặt phá rừng do nhu cầu lấy củi đốt cũng là nguyên nhân quan trọng làm cạn tài nguyên rừng ở nhiều vùng. Lƣợng gỗ sử dụng làm chất đốt trên thế giới đã tăng từ 600 triệu m3

vào năm 1963 lên 1.300 triệu m3

vào năm 1983; (3) Việc đẩy mạnh khai thác gỗ cũng nhƣ các nguồi tài nguyên rừng khác cho phát triển kinh tế và xuất khẩu cũng là nguyên nhân dẫn đến làm tăng tốc độ phá rừng ở nhiều nƣớc. Hiện nay việc buôn bán gỗ xảy ra mạnh mẽ ở vùng Đông Nam Á, chiếm đến gần 50% lƣợng gỗ buôn bán trên thế giới. Ở Philippines, đến năm 1980 rừng đã bị phá hủy khoảng 2/3 diện tích, trong đó khai thác gỗ cho xuất khẩu chiếm một phần lớn; (4) Cháy rừng là nguyên nhân khá phổ biến ở các nƣớc trên thế giới và có khả năng làm mất rừng một cách nhanh chóng. Năm 1997 đã xảy ra cháy

rừng ở nhiều nƣớc thuộc Châu Âu, Châu Á và Châu Mỹ, chỉ tính riêng ở Indonesia trong một đợt cháy rừng (năm 1997) đã thiêu hủy gần 1 triệu ha rừng. Nhƣ Wolfgang Tzchupke (1998) đã phát biểu tính bền vững của rừng đƣợc đánh giá dựa trên sự ổn định về diện tích, khả năng cung cấp gỗ và chất lƣợng gỗ, về chức năng bảo tồn đa dạng sinh học, về mặt sinh thái, tính bền vững của kinh tế xã hội và đảm bảo việc làm cho con ngƣời. Việc phá hoại tổng hợp đối với sinh học sẽ giáng một đòn mạnh vào nhu cầu thƣờng xuyên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng của cách mạng khoa học – công nghệ đến sự phát triển con người (Trang 44 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)