Phân công các sở, ngành, địa phương tổ chức thực hiện công tác

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã trên địa bàn tỉnh hà tĩnh thực trạng và giải pháp (Trang 93 - 95)

7. Kết cấu đề tài luận văn

3.2. Các giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức

3.2.8. Phân công các sở, ngành, địa phương tổ chức thực hiện công tác

đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã

3.2.8.1Sở Nội vụ

- Chủ trì phối hợp Ban Tổ chức Tỉnh uỷ và các sở, ngành liên quan, UBND các huyện, thành phố, thị xã tham mưu UBND tỉnh trình HĐND tỉnh ban hành nghị quyết chuyên đề ĐTBD CBCC cấp xã

- Hướng dẫn UBND các huyện, thành phố, thị xã xây dựng đề án ĐTBD CBCC cấp xã và hướng dẫn thực hiện các chính sách, quy định của trung ương, của tỉnh về ĐTBD CBCC cấp xã.

- Hướng dẫn UBND các huyện, thành phố về bố trí, sắp xếp công tác cho học viên sau khi hoàn thành chương trình đào tạo.

- Phối hợp với Sở Tài chính tham mưu UBND tỉnh cấp kinh phí đào tạo bồi dưỡng cho các sở, ngành, địa phương, đơn vị;

- Thống nhất việc xây dựng kế hoạch về đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ công chức cấp xã trên địa bàn toàn tỉnh

- Tổng hợp báo cáo kết quả ĐTBD CBCC cấp xã cho UBND tỉnh và tham mưu đề xuất các biện pháp xử lý những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện.

3.2.8.2. Sở Tài chính

- Chủ trì phối hợp với Sở Nội vụ, Ban Tổ chức Tỉnh uỷ tổng hợp dự toán kinh phí ĐTBD CBCC cấp xã của cả giai đoạn và kinh phí hàng năm báo cáo UBND tỉnh trình HĐND tỉnh thông qua vào các kỳ họp cuối năm.

- Cân đối ngân sách cấp kịp thời cho các hoạt động đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, đào tạo đội ngũ giáo viên, đến việc đào tạo, bồi dưỡng trực tiếp cho đội ngũ cán bộ công chức cấp xã. Quản lý, theo dõi, kiểm tra, quyết toán kinh phí theo đúng quy định.

- Thống nhất với các sở, ngành liên quan trình bộ, ngành trung ương theo hệ thống ngành dọc về chỉ tiêu, kinh phí đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức cấp xã theo các ngành chuyên môn.

3.2.8.3. Sở Kế hoạch và Đầu tư

Chủ trì phối hợp với Sở Tài chính và các cơ quan liên quan đề xuất UBND tỉnh nguồn nguồn kinh phí đầu tư nâng cấp, mở rộng trường Chính trị Trần Phú, trường Đại học Hà Tĩnh, các Trung tâm bồi dưỡng chính trị cấp huyện và nguồn kinh phí thực hiện đề án ĐTBD CBCC cấp xã;

3.2.8.4. Trường Chính trị Trần Phú

- Chủ trì phối hợp với Sở Nội vụ, các sở, ngành liên quan và UBND các huyện, thành phố, thị xã tổ chức mở các lớp đào tạo, bồi dưỡng theo kế hoạch, mục tiêu đề ra; tổ chức theo dõi quản lý, bố trí nơi ăn, nghỉ cho học viên suốt trong thời gian học tập tại Trường.

- Chủ động nghiên cứu đổi mới nội dung, chương trình đào tạo bồi dưỡng phù hợp và đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ đề ra; nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, giáo viên, đảm bảo cơ sở vật chất, phương tiện phục vụ tốt công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên.

Chủ trì phối hợp với Sở Nội vụ và các sở, ngành liên quan hoàn thiện tổ chức bộ máy, phòng khoa, bố trí đủ cán bộ giáo viên nhằm đáp ứng chương trình đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ công chức cấp xã.

3.2.8.5. Trường Đại học Hà Tĩnh và các cơ sở có tham gia ĐTBD CBCC cấp xã trên địa bàn tỉnh

- Chủ trì phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan và UBND các huyện, thành phố, thị xã tổ chức mở lớp đào tạo trình độ đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp theo kế hoạch của tỉnh cho đội ngũ CBCC cấp xã và các đợt tập huấn theo chuyên đề của các sở, ngành, đoàn thể cấp tỉnh.

- Tiếp tục đổi mới nội dung, chương trình và phương pháp đào tạo; xây dựng đội ngũ giáo viên có năng lực và đảm bảo các điều kiện về cơ sở vật chất, phương tiện phục vụ tốt công tác đào tạo.

3.2.8 6. Các cơ quan thông tin, báo chí

Sở Thông tin và Truyền Thông, Đài PTTH tỉnh, Báo Hà Tĩnh chịu trách nhiệm tuyên truyền, phổ biến nội dung, mục tiêu, kế hoạch ĐTBD CBCC cấp xã để các sở, ngành, địa phương và CBCC nắm vững và tổ chức thực hiện; trên cơ sở đó xác định nhiệm vụ, đề cao trách nhiệm phối hợp triển khai thực hiện đạt mục tiêu, kế hoạch đề án đã đề ra.

3.2.8.7. Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã

- Tổ chức rà soát đội ngũ CBCC các xã, phường, thị trấn theo trình độ chuyên môn, lý luận chính trị trên cơ sở đó xây dựng kế hoạch đào tạo hợp lý phù hợp với tình hình thực tế của địa phương. Đồng thời triển khai quy hoạch nguồn cán bộ, công chức bổ sung để cử đi đào tạo, bồi dưỡng.

- Hàng năm lập dự toán và bố trí đủ kinh phí ngân sách huyện cho công tác đào tạo, bồi dưỡng CBCC cấp xã theo kế hoạch được phê duyệt.

- Tăng cường theo dõi, kiểm tra tiến độ thực hiện kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã đã được thông qua, kiên quyết chỉ đạo thực hiện công tác chuẩn hoá CBCC cấp xã theo quy định hiện hành.

- Có trách nhiệm báo cáo định kỳ, đột xuất theo yêu cầu của UBND tỉnh về kết quả thực hiện kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng và tình hình sử dụng kinh phí, thanh quyết toán theo quy định

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã trên địa bàn tỉnh hà tĩnh thực trạng và giải pháp (Trang 93 - 95)