Tiếp tục hoàn thiện các quy định về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã trên địa bàn tỉnh hà tĩnh thực trạng và giải pháp (Trang 79 - 86)

7. Kết cấu đề tài luận văn

3.2. Các giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức

3.2.3. Tiếp tục hoàn thiện các quy định về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ,

công chức cấp xã

3.2.3.1. Bổ sung, hoàn thiện các quy định của Đảng và Chính phủ về công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã

Thời gian qua, Đảng, Nhà nước đã ban hành hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật về ĐTBD CBCC nhằm tạo cơ sở pháp lý cho việc xây dựng và

phát triển đội ngũ CBCC cấp xã; tác động tích cực đến việc nâng cao trình độ của CBCC và hiệu quả hoạt động bộ máy chính quyền cơ sở. Tuy vậy, trước yêu cầu của công cuộc đổi mới, đòi hỏi Chính phủ, các bộ, ngành trung ương tiếp tục hoàn thiện các văn bản, quy định về ĐTBD CBCC cấp xã:

Thứ nhất: Nghị quyết số 32-NQ/TW ngày 26/5/2014 của Bộ Chính trị về

tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng công tác đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị cho cán bộ lãnh đạo, quản lý đã xác định rõ mục tiêu “Tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về chất lượng, hiệu quả của công tác đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị, góp phần xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp có đủ phẩm chất chính trị, đạo đức và năng lực, phong cách làm việc hiệu quả đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa”. Và “Thống nhất quy định tiêu chuẩn về trình độ lý luận chính trị theo tiêu chuẩn chức danh cán bộ lãnh đạo, quản lý. Cán bộ lãnh đạo chủ chốt cấp cơ sở và tương đương phải tốt nghiệp trung cấp lý luận chính trị. Cán bộ lãnh đạo chủ chốt cấp huyện và tương đương trở lên phải tốt nghiệp cao cấp lý luận chính trị”. Tuy nhiên, vẫn chưa có văn bản quy định cụ thể về trình độ lý luận chính trị của CBCC cấp xã và thiếu chế tài xử lý trường hợp cán bộ, đảng viên không tự giác thực hiện nghĩa vụ học tập của mình. Vì vậy trong thời gian tới cần có quy định cụ thể về trình độ lý luận chính trị của công chức cấp xã làm tiêu chuẩn để đánh giá, sử dụng CBCC, nhằm tạo động lực để CBCC nổ lực học tập; đồng thời cần tiến hành tổng kết, đánh giá nghiêm túc công tác ĐTBD lý luận chính trị đối CBCC cấp xã để rút kinh nghiệm trong thời gian tới.

- Thứ hai, đối với công chức chuyên môn cấp xã tại Điểm e, Khoản 2,

Điều 2 Thông tư số 01/2012/TT-BNV của Bộ Nội vụ quy định: Công chức xã, phường, thị trấn sau khi được tuyển dụng phải hoàn thành các lớp đào tạo, bồi dưỡng quản lý hành chính nhà nước và lớp đào tạo bồi dưỡng lý luận chính trị. Nhưng tại các văn bản hướng dẫn về tiêu chuẩn công chức, lại không quy định cụ thể đối công chức chuyên môn phải có trình độ lý luận chính trị, trình độ quản lý nhà nước ở mức độ nào, điều này dẫn đến việc tổ chức thực hiện ở các địa phương không thống nhất.

Vì vậy thời gian tới cần có quy định và hướng dẫn thống nhất về trình độ đào tạo và nội dung, chương trình tài liệu bồi dưỡng lý luận chính trị và quản lý hành chính nhà nước cho từng chức danh chuyên môn cấp xã. Đồng thời tăng cường công tác kiểm định, đánh giá công tác ĐTBD CBCC cấp xã.

- Thứ ba, tại Điều 9 Nghị định 18/2010/NĐ-CP về đào tạo lý luận chưa

quy định cụ thể trình độ đào tạo; mặt khác không có quy định cụ thể về chương trình, tài liệu đào tạo, bồi dưỡng đối với công chức chuyên môn cấp xã. Do đó, thời gian tới đối với các chương trình, tài liệu đào tạo, bồi dưỡng mang tính chuyên ngành áp dụng cho từng chức danh chuyên môn công chức cấp xã cần phải do các Bộ, cơ quan ngang Bộ quản lý đảm nhiệm.

3.2.3.2. Hoàn thiện công tác quy hoạch cán bộ và đề án đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ công chức cấp xã của Hà Tĩnh giai đoạn 2015-2020.

a). Hoàn thiện công tác quy hoạch cán bộ, công chức cấp xã

Việc hoàn thiện công tác quy hoạch cán bộ đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã và hiệu quả hoạt động của nền hành chính công. Muốn làm tốt công tác quy hoạch trước hết cần tổ chức điều tra, đánh giá khách quan, chính xác đội ngũ CBCC cấp xã để làm căn cứ xây dựng quy hoạch. Khi quy hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt thì phải tổ chức thực hiện theo đúng lộ trình. Trường hợp có sự biến động về cán bộ thì phải kịp thời điều chỉnh, bổ sung.

Công tác quy hoạch CBCC cấp xã giai đoạn 2015-2020 phải đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội trong xu thế hội nhập quốc tế, tái cấu trúc nền kinh tế và công tác nhân sự đại hội Đảng bộ xã, phường, thị trấn nhiệm kỳ 2015-2020 và nhân sự HĐND cấp xã nhiệm kỳ 2016-2020.

Sở Nội vụ chịu trách nhiệm phối hợp với Ban Tổ chức Tỉnh uỷ, các sở, ngành liên quan và UBND các huyện, thành phố, thị xã xây dựng đề án quy hoạch cán bộ cấp xã giai đoạn 2015 – 2020 và các cơ chế, chính sách trình UBND tỉnh, HĐND tỉnh phê duyệt để triển khai thực hiện trên toàn tỉnh.

b) Xây dựng đề án đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã

Hoạt động ĐTBD CBCC cấp xã trên địa bàn tình Hà Tĩnh thời gian qua đang thực hiện theo các nhiệm vụ phát sinh hàng năm, chưa có đề án tổng thể để triển khai thống nhất chung toàn tỉnh. Vì vậy, việc tổ chức thực hiện công tác này còn nhiều bất cập, chống chéo giữa các ngành, địa phương, thậm chí còn gây áp lực cho đội ngũ CBCC cấp xã vì phải tham gia quá nhiều chương trình ĐTBD do các sở, ngành, các dự án trên địa bàn tỉnh tổ chức.

Vì vậy, xây dựng Đề án ĐTBD CBCC cấp xã là hết sức cần thiết nhằm đảm bảo sự tuân thủ quy định của trung ương, yêu cầu thực tế của địa phương về chuẩn hoá đội ngũ CBCC xã, phường, thị trấn theo Thông báo kết luận số 18- KL/TU ngày 26/02/2013 của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ và Công văn số

1206/UBND-NC1 ngày 22/4/2013 của UBND tỉnh về việc hướng dẫn thực hiện

Kết luận số 18-KL/TU về một số chủ trương, chính sách đối với CBCC cấp xã. Theo đó, đến năm 2015 có 100% CBCC cấp xã phải đạt chuẩn trình độ văn hoá THPT và đạt chuẩn trình độ chuyên môn nghiệp vụ từ trung cấp trở lên. Để đạt mục tiêu trên, giai đoạn 2014-2015 và giai đoạn 2016-2020 công tác ĐTBD CBCC cấp xã ở Hà Tĩnh cần phải thực hiện:

- Đào tạo bổ túc trình độ PTTH cho 250/318 CBCC cấp xã mới tốt nghiệp trình độ THCS (68 cán bộ không thuộc diện bắt buộc phải đào tạo)

- Đào tạo về chuyên môn cho 2.355 CBCC cấp xã (trong đó đào tạo trình độ trung cấp chuyên nghiệp cho 1.260/1.340 người chưa qua đào tạo; đào tạo liên thông trình độ từ trung lên cao đẳng, đại học và hệ cao đẳng lên đại học, hệ đại học lên thạc sỹ: 1.045 người)

- Đào tạo lý luận chính trị cho 7.560 lượt CBCC cấp xã. Trong đó: đào tạo trình độ sơ cấp và trung cấp chính trị cho: 3.437 CBCC chưa được bồi dưỡng lý luận chính trị; đào tạo liên thông trình độ sơ cấp chính trị lên trung cấp trị và trung cấp chính trị lên cử nhân vào cao cấp chính trị: 4.123 người.

- Đào tạo quản lý nhà nước cho 5.892 CBCC cấp xã. Trong đó: Số CBCC chưa được bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước: 4,320 người; hệ cán sự: 1.140 người, hệ chuyên viên: 432 người.

- Đào tạo tin học, ngoại ngữ cho 5.184 người, trong đó: dạy ngoại ngữ 720 người; đào tạo tin học trình độ A, B, C cho: 4.464 người.

Bảng 13: Kế hoạch đào tạo, bồi dƣỡng CBCC cấp xã đến năm 2020

(Nguồn: Báo cáo công tác đào tạo bồi dưỡng CBCC cấp xã giai đoạn

2010-2014 - Sở Nội vụ Hà Tĩnh) ĐVT: Ngƣời

TT NỘI DUNG ĐÀO TẠO Tổng

cộng

GĐ 2014- 2015

GĐ 2016- 2020

I ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ VĂN HOÁ 250 70 180

1 Bổ túc văn hoá hệ THPT 250 70 180

II ĐÀO TẠO CHUYÊN MÔN 2.305 1.265 1.040

1 Trung cấp chuyên nghiệp 1.260 960 300

2 Cao đẳng chuyên nghiệp 420 180 240

3 Đại học 570 120 450

4 Thạc sỹ 55 5 50

III ĐÀO TẠO LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ 7.560 1.210 6.350

1 Cao cấp, cử nhân chính trị 60 10 50

2 Trung cấp chính trị 3.180 480 2.700

3 Sơ cấp chính trị 4.320 720 3.600

IV ĐÀO TẠO QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC 5.892 1.032 4.860

1 Hệ chuyên viên 432 72 360

2 Hệ cán sự 1.140 240 900

3 Bồi dưỡng kiến thức QLNN 4.320 720 3.600

V ĐÀO TẠO TIN HỌC, NGOẠI NGỮ 5.184 984 4.200

1 Ngoại ngữ (Tiếng Anh) 720 120 600

3.2.2.3. Ban hành tiêu chuẩn cán bộ, công chức các xã, phường, thị trấn áp dụng trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2015 - 2020

a) Tiêu chuẩn chung

- Có tinh thần yêu nước sâu sắc, kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; có năng lực tổ chức vận động nhân dân thực hiện có kết quả đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước.

- Cần kiệm liêm chính, chí công vô tư, công tâm thạo việc, tận tụy với nhân dân. Không tham nhũng và kiên quyết đấu tranh chống tham nhũng. Có ý thức kỷ luật trong công tác. Trung thực, không cơ hội, gắn bó mật thiết với nhân dân, được nhân dân tín nhiệm.

- Có trình độ hiểu biết về lý luận chính trị, nắm vững quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước; có trình độ văn hóa và trình độ chuyên môn phù hợp yêu cầu nhiệm vụ, vị trí việc làm, có đủ năng lực và sức khỏe để hoàn thành nhiệm vụ được giao.

b) Tiêu chuẩn cụ thể

Ngoài các quy định chung về tiêu chuẩn của đội ngũ CBCC theo Quyết định số 04/2004/QĐ-BNV và Thông tư số 06/2012/TT-BNV của Bộ Nội vụ, đội ngũ CBCC xã, phường, thị trấn cần có thêm một số tiêu chí để đảm bảo thực hiện đúng theo tinh thần Thông báo kết luận số 18 của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ; Quyết định số 13/2013/QĐ-UBND ngày 15/4/2013 của UBND tỉnh về Quy chế tuyển dụng công chức xã, phường, thị trấn và Công văn số 1206/UBND về việc hướng dẫn thực hiện Kết luận số 18-KL/TU. Cụ thể:

- Đối với CBCC mới tuyển vào lần đầu phải có trình độ chuyên môn từ trung cấp chuyên nghiệp trở lên

- Đối với CBCC đã được tuyển dụng nhưng chưa đạt chuẩn, thì đến năm 2015 phải có trình độ chuyên môn từ trung cấp chuyên nghiệp trở lên

3.2.3.4. Đổi mới nội dung, chương trình đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã

- Trước hết, các đơn vị được giao nhiệm vụ ĐTBD CBCC cấp xã như: Trường Đại học Hà Tĩnh, Trường Chính trị Trần Phú và các Trung tâm bồi

dưỡng Chính trị cấp huyện cần chủ động phối hợp chặt chẽ với các sở, ngành, đoàn thể cấp tỉnh để bổ sung, hoàn thiện nội dung, chương trình đào tạo phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ chuyên môn và các chức danh công chức. Đồng thời thường xuyên cập nhật, đổi mới, nội dung chương trình đào tạo theo hướng tiếp cận, giải quyết những vấn đề công việc thực tế phát sinh tại cơ sở.

- Việc xây dựng nội dung, chương trình đào tạo phải đảm bảo tính khách quan, thiết thực, hiệu quả; phải lấy tiêu chuẩn quy định đối với từng chức danh, từng công việc của CBCC làm căn cứ xây dựng chương trình;

- Chương trình, nội dung đào tạo cần chú trọng cả về bồi dưỡng lý luận chính trị gắn với kiến thức quản lý nhà nước, quản lý xã hội, quản lý kinh tế, khoa học, công nghệ và đào tạo phong cách lãnh đạo. Đặc biệt, cần chú ý đến việc rèn luyện kỹ năng lãnh đạo, quản lý cho CBCC cấp xã.

- Triển khai xây dựng nội dung chương trình ĐTBD CBCC cấp xã theo ngạch, bậc, theo chức danh công chức và theo nhu cầu chuyên sâu.

3.2.3.5. Sửa đổi, bổ sung chính sách hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã

Để động viên, khuyến khích CBCC có điều kiện tham gia các chương trình đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ, lý luận chính trị, quản lý nhà nước, ngoài các chính sách hiện có, cần nghiên cứu sữa đổi và ban hành bổ sung các chính sách nhằm khuyến khích đội ngũ CBCC cấp xã tham gia các chương trình đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ quản lý nhà nước và lý luận chính trị.

- Sữa đổi bổ sung một số chính sách được quy định tại Quyết định số 15/2014/QĐ-UBND ngày 25/3/2014 về chính sách tạm thời khuyến khích đào tạo, bồi dưỡng, thu hút, sử dụng nguồn nhân lực chất lượng cao. Cụ thể:

+ Bổ sung nhóm đối tượng là CBCC tham gia chương trình đào tạo và có bằng trung cấp chính trị được hỗ trợ: 5 triệu đồng/người

+ Hỗ trợ chi phí học tập tăng từ 500.000 đồng/tháng lên 1.000.000 đồng/tháng đối với khoá học trong tỉnh; tăng từ 550.000 đồng/tháng lên 1.200.000 đồng/tháng đối với khoá học ngoại tỉnh

+ Hỗ trợ cán bộ công chức nữ được cử đi đào tạo, bồi dưỡng tăng từ 200.000 đồng/tháng lên 400.000đồng/tháng (hỗ trợ ngoài quy định chung)

- Ban hành chính sách hỗ trợ, khuyến khích CBCC cấp xã phổ cập trình độ THPT và đạt chuẩn trình độ chuyên môn từ trung cấp trở lên. Cụ thể:

+ Trong thời gian học tập, ngoài việc CBCC cấp xã được hưởng nguyên lương và các khoản phụ cấp khác (nếu có) còn được cung cấp miễn phí tài liệu học tập; không trả tiền phòng ở, điện nước (nếu ở khu ký túc xá).

+ Các học viên có kết quả học tập đạt loại giỏi, rèn luyện tốt được cấp tiền thưởng, được xem xét kết nạp vào Đảng CSVN theo Điều lệ Đảng.

+ Hỗ trợ lần đầu bằng 05 lần mức lương tối thiểu chung/01người đối với CBCC thuộc các xã có hệ số phụ cấp khu vực từ 0,4 trở xuống và hỗ trợ lần đầu bằng 10 lần mức lương tối thiểu chung/01người đối với CBCC thuộc các xã có hệ số phụ cấp khu vực từ 0,5 trở lên.

- Tăng cường mở các lớp bồi dưỡng ngắn ngày về kiến thức quản lý nhà nước, quản lý kinh tế, kiến thức quản lý chuyên ngành cho các chức danh chính quyền cấp xã, có chính sách hàng năm đưa cán bộ chủ chốt chính quyền cấp xã đi thăm quan học tập kinh nghiệm ở tỉnh bạn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã trên địa bàn tỉnh hà tĩnh thực trạng và giải pháp (Trang 79 - 86)