Tiểu thuyết Minh Thanh

Một phần của tài liệu BÀI THẢO LUẬN MÔN LỊCH SỬ VĂN MINH THẾ GIỚI Đề tài VĂN MINH TRUNG QUỐC CỔ ĐẠI (Trang 26 - 28)

PHẦN 1 CƠ SỞ HÌNH THÀNH NỀN VĂN MINH TRUNG QUỐC

3.2. Văn học

3.2.3. Tiểu thuyết Minh Thanh

Tiểu thuyết là một hình thức văn học mới bắt đầu phát triển từ thời Minh - Thanh. Trước đó, ở các thành phố lớn thường có những người chuyên làm nghề kể chuyện, đề tài của họ thường là những sự tích lịch sử. Dựa vào những câu chuyện ấy, các nhà văn đã viết thành các tiểu thuyết chương hồi. Những tác phẩm lớn và nổi tiếng trong giai đoạn này là Truyện Thủy hử của Thi Nại Am, Tam quốc chí diễn nghĩa của La Quán Trung, Tây du ký của Ngô Thừa Ân, Nho Lâm ngoại sử của Ngơ Kính Tử, Hồng lâu mộng của Tào Tuyết Cần v.v...

Truyện Thủy hử kể lại cuộc khởi nghĩa nông dân của Lương Sơn Bạc do Tống Giang lãnh đạo. Qua tác phẩm này, tác giả không những đã thuật lại rõ ràng quá trình diễn biến của cuộc khởi nghĩa mà cịn hết sức ca ngợi tài trí và sự dũng cảm của các vị anh hùng nơng dân. Do đó thời Minh - Thanh, tác phẩm này bị liệt vào loại sách cấm. Mặc dầu vậy, những câu chuyện của các anh hùng Lương Sơn Bạc vẫn được lưu

truyền trong nhân dân và đã có tác dụng cổ vũ rất lớn đối với sự đấu tranh của nơng dân chống sự áp bức bóc lột của giai cấp phong kiến.

Tam quốc chí diễn nghĩa do La Quán Trung tiếp thu từ truyền thuyết dân gian,rồi căn cứ vào sự thật lịch sử, gia công chỉnh lý mà viết thành sách. Mặc dù có hư cấu nhưng cốt truyện phù hợp với sự thật lịch sử và hợp tình hợp lý, đậm đà tính nghệ thuật chân thực. Sách kế lại lịch sử từ năm 184 đến 280 sau CN, khắc họa cuộc đấu tranh giữa 3 nước Ngụy, Thục, Ngô, phơi bày xã hội đen tối mục nát và nổi thống khổ của nhân dân thời loạn lạc.

Tây du ký viết về chuyện nhà sư Huyền Trang và các đồ đệ tìm đường sang Ấn Độ lấy kinh Phật, trải qua rất nhiều gian nan nguy hiểm ở dọc đường, cuối cùng đã đạt được mục đích. Tác giả đã xây dựng cho mỗi nhân vật của tác phẩm một tính cách riêng, trong đó nổi bật nhất là Tôn Ngộ Không, một nhân vật hết sức thơng minh, mưu trí, dũng cảm và nhiệt tình, đồng thời qua Tơn Ngộ Khơng, tính chất chống phong kiến của tác phẩm được thể hiện rõ rệt.

Từ đầu nhà Thanh đến những năm cuối đời vua Càn Long là thời kì tiểu thuyết cực thịnh. Tiêu biểu có các tác phẩm Liêu trai chí dị, Thủy Hử hậu truyện, Tỉnh thể nhân duyên truyện, Nho lâm ngoại sử, Hồng lâu mộng.

Liêu trai chí dị của Bồ Tùng Linh (1640-1715) là tập đồn thiên tiểu thuyết có 490 truyện chia làm 4 loại...Tác giả đã mượn chuyện Hồ Ly Ma Qi để chỉ khơng khí hiện thực hắc ám đương thời, bày tỏ tình nhân thế thái. Tác phẩm này đạt đỉnh cao của đoàn thiên tiểu thuyết cổ điển Trung Quốc

Nho lâm ngoại sử là một bộ tiểu thuyết trào phúng viết về chuyện làng nho. Qua tác phẩm này, Ngơ Kính Tử đả kích chế độ thi cử đương thời và mỉa mai những cái xấu xa của tầng lớp trí thức dưới chế độ thi cử đó.

Hồng lâu mộng (giấc mộng lầu hồng) viết về câu chuyện hưng suy của một gia đình quý tộc phong kiến và câu chuyện yêu đương giữa một đôi thiếu niên, nhưng qua đó, tác giả đã vẽ nên bộ mặt của xã hội phong kiến Trung Quốc trong giai đoạn suy tàn. Bằng cách xây dựng cho hai nhân vật chính của tác phẩm là Giả Bảo Ngọc và Lâm Đại Ngọc tính cách chống đối chế độ thi cử, chế độ quan trường, đạo đức và lễ giáo phong kiến, khát vọng tự do và hạnh phúc, đồng thời dành cho những người thuộc tầng lớp bị coi là thấp kém những tâm hồn cao đẹp và tình cảm chân thành, tác giả đã đánh trực tiếp và khá mạnh vào hệ ý thức của giai cấp phong kiến lúc bấy giờ. Vì vậy, Hồng lâu mộng được đánh giá là tác phẩm có giá trị nhất trong kho tàng văn học hiện thực cổ điển Trung Quốc.

Một phần của tài liệu BÀI THẢO LUẬN MÔN LỊCH SỬ VĂN MINH THẾ GIỚI Đề tài VĂN MINH TRUNG QUỐC CỔ ĐẠI (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(58 trang)