Y dược học

Một phần của tài liệu BÀI THẢO LUẬN MÔN LỊCH SỬ VĂN MINH THẾ GIỚI Đề tài VĂN MINH TRUNG QUỐC CỔ ĐẠI (Trang 33 - 34)

PHẦN 1 CƠ SỞ HÌNH THÀNH NỀN VĂN MINH TRUNG QUỐC

3.4. Khoa học tự nhiên và kỹ thuật

3.4.3. Y dược học

Nền y dược học Trung Quốc có lịch sử phát triển lâu đời và vẫn giữ vai trò quan trọng trong cuộc sống hiện nay không những ở Trung Quốc mà cả trên thế giới.

Từ thời Chiến quốc, ở Trung Quốc đã xuất hiện một tác phẩm y học nhan đề là Hồng đế nội kinh, trong đó đã nêu ra những vấn đề về sinh lý, bệnh lý và nguyên tắc chữa bệnh như “chữa bệnh phải tìm tận gốc”, phải “tìm mầm mống phát sinh” của bệnh.

Đến cuối thời Đông Hán, kết hợp những thành tựu y học đời trước với những kinh nghiệm của mình, Trương Trọng Cảnh đã soạn sách “Thương hàn tạp bệnh luận” gồm hai phần: “Thương hàn luận” và “Kim quỹ ngọc hàm kinh”.

Thầy thuốc nổi tiếng sớm nhất của Trung Quốc là Biển Thước, sống vào thời Chiến quốc. Ông vốn tên là Trần Việt Nhân, biết chữa nhiều loại bệnh, đi nhiều nơi để hành nghề y, ở nước Triệu thì làm thầy thuốc phụ khoa, đến nước Chu thì làm thầy thuốc chữa tai mắt mũi, đến nước Tấn thì làm thầy thuốc chữa bệnh cho trẻ em. Ở nước Tần ông bị quan thái y của vua Tần ghen ghét nên bị ra lệnh giết chết. Về sau, ông được tôn sùng là người khởi xướng của ngành mạch học ở Trung Quốc.

Từ Hán về sau ở Trung Quốc càng có nhiều thầy thuốc giỏi, trong đó nổi tiếng nhất là Hoa Đà ( mất năm 208). Ông là một thầy thuốc đa năng, giỏi về các khoa nội, ngoại, phụ, nhi và châm cứu, song có sở trường nhất là khoa ngoại. Hoa Đà đã phát minh ra phương pháp dùng rượu để gây mê trước khi mổ cho bệnh nhân, mổ xong khâu lại, dùng cao dán lên chỗ mổ, bốn năm ngày sau là khỏi, trong vịng một tháng thì bình thường trở lại. Hoa Đà chủ trương muốn khơng có bệnh tật thì phải luyện tập thân thể để huyết mạch được lưu thông, giống như cái trục cánh cửa sở dĩ không mục là vì chuyển động ln.

Nhà y dược học nổi tiếng thời Minh là Lý Thời Trân (1518 - 1593). Ông xuất thân từ một gia đình nhiều đời làm thầy thuốc. Ngồi việc chữa bệnh, ơng bỏ rất nhiều công sức để nghiên cứu các cây thuốc, do đó đã soạn được một bộ sách thuốc nhan đề là “Bản thảo cương mục”. Trong tác phẩm này, ông đã ghi chép 1892 loại cây thuốc, đã phân loại, đặt tên, giới thiệu tính chất, cơng dụng và vẽ hình các cây thuốc đó. Vì vậy, sách này khơng chỉ là một tác phẩm dược học có giá trị mà cịn là một tác phẩm thực vật học quan trọng.

Thời Chiến Quốc: đã có sách Hồng đế nội kinh được coi là bộ sách kinh điển của y học cổ truyền Trung Hoa. Thời Đơng Hán: có tác phẩm y học nổi tiếng “Thương hàn tạp bệnh” của Trương Trọng Cảnh. Thời Hán về sau: có nhiều thầy thuốc giỏi, tiêu biểu là Hoa Đà, Ông là người đầu tiên kêu gọi mọi người tập thể dục để chữa bệnh. Thời Minh: có cuốn Bản thảo cương mục của Lý Thời Trân. Cuốn sách này được dịch ra chữ Latinh và được Darwin coi đây là bộ bách khoa về sinh vật của người Trung Quốc thời đó.

Một phần của tài liệu BÀI THẢO LUẬN MÔN LỊCH SỬ VĂN MINH THẾ GIỚI Đề tài VĂN MINH TRUNG QUỐC CỔ ĐẠI (Trang 33 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(58 trang)