Chƣơng 2 BA CẢM HỨNG CHÍNH TRONG THƠ
2.2. Cảm hứng về tình yêu
2.2.1. Tình yêu đôi lứa
Tình yêu đôi lứa là đề tài muôn thuở trong thơ ca không bao giờ cạn. Mỗi nhà thơ đều có một khái niệm khác nhau về tình yêu đôi lứa qua “những đứa con tinh thần” của mình. Khi cuộc sống trở nên phức tạp, xuất hiện trong thơ con ngƣời tình yêu nhiều trạng thái, mà nổi bật lên là sự giằng co giữa tình yêu và lí trí.
Tình yêu bao giờ cũng có hai cung bậc : tinh thần và vật chất. Tình yêu không có những “cấm địa” khi con ngƣời nhận thức nó nhƣ một phần nhân cách cá nhân và ứng xử nó một cách văn hóa.
Trong các sáng tác của mình về tình yêu đôi lứa, Trần Quang Quý không sủ dụng nhiều những từ ngữ mĩ miều mà anh dùng những ngôn từ hết sức đời thƣờng, gần gũi : “Em mười bảy; vầng trăng mười bảy; lại tràn lên ngây dại cỏ mềm; cái hôn còn khép bỏng môi đêm” (Những ngày xƣa). Tình cảm nam nữ trong các tác phẩm của anh, hầu nhƣ đều là những hoài niệm, mà những hoài niệm đó không thể xóa đƣợc : “Anh đã từng khép lại bóng hình em; và trái tim suốt đời đi vá sẹo” [88;71].
Bài thơ Tháng ba là một ví dụ . Hẳn là không còn nghi ngờ gì nữa, tháng ba trở thành nỗi khắc khoải với mỗi ngƣời nông dân đất Việt; và vƣợt
lên trên hiện thực, nó còn là nguồn cảm hứng, là sự trăn trở của bao tài năng thi ca. Mở đầu thi phẩm “Tháng ba” nhà thơ Trần Quang Quý hạ bút:
Tháng ba
Có người vợ cãi chồng - có người chồng bỏ nhà đi viễn xứ Tháng ba khát mong - tháng ba dài nhớ
Hoa xoan đánh rơi - tím ngõ quê
Đằm thắm và chở nặng suy tƣ, lời thơ buông ra khiến ta nhƣ hẫng hụt khi cảm nhận từ câu chữ một sự rạn nứt trong tình cảm vợ chồng - chia lìa xa cách. Để rồi, với ý nghĩa nhƣ vậy, tháng ba trong tâm thức ai kia lại là nỗi “khát mong - dài nhớ” đến khôn nguôi trƣớc bƣớc đi của thời gian. Tháng ba tràn trề khắc khoải, tháng ba thấm đẫm nhớ mong nhƣ sắc màu của hoa xoan nhuộm tím quê nhà.
Trần Quang Quý với tâm hồn nhạy cảm, với cái nhìn tinh tế, ngay từ đầu bài thơ đã khơi gợi lại, đánh thức dậy trong tâm tƣ độc giả những hoài niệm về tháng ba. Mạch thơ tiếp tục chảy, nhƣ dạt dào hơn, khắc khoải hơn và cũng gần gũi hơn.
Tháng ba
Ai qua đồng nghe lúa khát mưa Ai qua chợ nghe rỗng lòng thúng mủng
Ai qua ngõ nghe bước chân nhẹ bỗng Chim sẻ bay nháo nhác đợi mùa
Tháng ba bỗng trở nên vô cùng sinh động khi đƣợc khắc họa qua những hình ảnh cụ thể. Thiên nhiên, cảnh vật tháng ba chợt ùa về trên trang thơ Trần Quang Quý; để rồi đọng lại trong tâm trí độc giả dòng xúc cảm xót xa. Tháng ba... Ta chòng chành bởi bƣớc chân nhẹ bẫng khi qua đồng “nghe lúa khát
mƣa”, qua chợ “nghe rỗng lòng thúng mủng”. Một thoáng hƣơng quê gọi về, nhƣng sao buồn lòng là vậy, khi tất cả những gì thiếu thốn nhất đều hiện diện. Hình ảnh “chim sẻ bay nháo nhác gọi mùa” khép lại khổ thơ nhƣ thả vào không gian một tiếng thở dài. Nhƣng hình nhƣ, ở những câu thơ trên, độc giả chƣa thấy đƣợc sức ám ảnh ghê gớm của cái đói, cái nghèo. Chỉ đến đoạn thơ tiếp theo, thì nhà thơ không còn che giấu. Chúng ta vẫn thƣờng nói “tháng ba ngày tám” là để nhấn mạnh sức gợi mãnh liệt của tháng nhọc nhằn; thì đến đây, chẳng thể nghi ngờ gì nữa:
Tháng ba
Ta về - em bắt ốc mò cua Gặp ta thẹn thùng giấu mặt
Chiếc nón vờ lật gió
Bước chân đi nghiêng ngả cánh đồng
Nếu nhƣ ở những câu thơ trên, các tín hiệu nghệ thuật từ thiên nhiên, cảnh vật, đất trời (hoa xoan tím, chim chóc nháo nhác bay, lúa khát mƣa...) đã đủ để gợi lên cả một miền nội tâm sâu thẳm, đủ để gọi về trong ký ức những dấu ấn của cái đói cái nghèo; thì đến đây, sự xuất hiện con ngƣời trong dáng vẻ “mò cua bắt ốc” càng in đậm thêm, nhấn sâu thêm chạm vào đến tận cùng của tháng đói, tháng nghèo, tháng nhọc nhằn - lam lũ. Tháng ba... “ta” ngả nghiêng trong bƣớc chân tìm về kỷ niệm. Và ta gặp em! Em với khuôn mặt “thẹn thùng”, trong chiếc nón vờ lật gió đã làm “ta” xao xác lòng. Cả cảnh vật, cả thiên nhiên, cả đất trời và con ngƣời nhƣ bị khuất chìm đi trong cái đói, cái rét, cái lạnh của tháng ba. Tháng ba... “ta” còn nhận thấy những trống trải trong ánh mắt cha, những day dứt trong tâm hồn mẹ. Họ đã đi qua thời gian một cách lặng lẽ, âm thầm:
Tháng ba
Cha về hưu bán nước bờ sông Nghe gió thổi vù vù ngang sợi tóc
Mẹ bế cháu mong ngày sắp hết Đêm một mình nhẩm một đời không
Vô hình chung, tháng ba còn là tháng gắn với sự trải nghiệm của lớp ngƣời đã đi qua tuổi thanh xuân - đã chứng kiến bao tháng ba đến rồi lại đi – cũng là bao biến thiên, dâu bể, buồn vui của đời ngƣời...
Vậy là, chảy suốt mạch ngầm thi phẩm, tháng ba giúp độc giả hình dung ra đƣợc tất cả những gì đặc trƣng nhất của một khoảnh khắc trong bƣớc đi liên tục của thời gian - tháng ba. Khép lại bài thơ, Trần Quang Quý có một sự liên tƣởng, một sự đối sánh độc đáo giữa hai miền: nông thôn và thành thị. Qua đó, nhƣ càng nhắc nhở mỗi con ngƣời đất Việt, dẫu ở nơi đâu, đừng bao giờ vô tâm, đừng bao giờ lãng quên một dáng thôn quê - một thoáng Việt Nam nhọc nhằn, lam lũ:
Tháng ba của nông thôn
Tháng ba tràn sang phố
gặp những ngọn đèn tuýp xanh nhảy múa Ta ngoái lại suốt một thời cỏ dại
Vâng! Tháng Ba Việt Nam vốn đặc trƣng bởi những cảnh vật, thiên nhiên, con ngƣời nơi làng quê thôn dã “tháng ba/ của nông thôn”. Nhƣng thực chất, không gian chốn thị thành trong chiều sâu của nó, vẫn có dáng dấp của tháng ba. Bởi họ là những con ngƣời (rất nhiều ngƣời trong số ấy) trƣớc đó
cũng ra đi từ luỹ tre làng. Với gốc rễ nhƣ vậy, cƣ dân cả hai bộ phận (nông thôn và thành phố) nhìn bề ngoài tƣởng nhƣ là một sự đối lập nhau, nhƣng đều gặp nhau tại dòng chảy văn hoá Việt. Bởi ngƣời viết bài này, tin chắc rằng nếu có ai đó đi giữa chốn thị thành, bỗng chốc gặp lại những tín hiệu giữa đất trời tháng ba giá rét) không ai là không khắc khoải một nỗi niềm rƣng rƣng xúc động. Mỗi ngƣời sẽ gặp nhau ở cách cảm, cách nghĩ suy - Khi lòng đối diện với lòng - Khi vẫn thấy đâu đây “hồn xƣa” của đất nƣớc.
Những dấu ấn của tháng ba, vẫn còn theo suốt trong tâm thức chúng ta, nhƣ nhắc ta về cội nguồn. Tháng ba! Nhà thơ “ngoái lại” và tất cả độc giả cũng cùng nhà thơ “ngoái lại”. Bao nhiêu hoài niệm chợt ùa về...