Chƣơng 2 BA CẢM HỨNG CHÍNH TRONG THƠ
2.3. Cảm hứng về cuộc sống hiện tại
2.3.2. Dự cảm về những bất ổn của cuộc sống hiện tại
Dòng đời vẫn trôi, cuộc sống vẫn tiếp, “Những cái mặt di cư trong nhau/ đến nỗi quên lối về/ mặt thật!/ Phải sắm nhiều vai kịch trong một đời mặt”[88;9]. Trần Quang Quý tâm sự : “Cả đến cụ Nguyễn Du cũng than lên một tiếng "mua vui". Nghề thơ nó nghiệt ngã lắm thay! Vì vậy tôi mới nói là "dấn thân". Làm thơ, theo thơ đến giờ phút này thì nó là công việc của cả đời rồi còn gì. Thôi chả biết việc mình làm sẽ đến đâu, có ích được cho ai không, nhưng đó là việc mình đã yêu thích, đã "dấn thân". Và cũng học cụ Nguyễn Du, với mình thì tâm niệm việc của đời, khi ngoại giao thì cũng theo cụ bảo đấy là "mua vui”.
Vì thế, chúng tôi mạo muội chủ quanThơ Trần Quang Quý có lẽ “thiên về hƣớng nội”, không có nghĩa là nó chỉ toàn “hƣớng nội” mà muốn giới thuyết ở phƣơng diện nó “mạnh” hơn, thành công hơn phía kia- thơ hƣớng ngoại, thơ thông tấn, thơ tự sự- vẫn đang tồn tại và không phải không có những thi phẩm đƣợc ngƣời đọc chấp nhận. Mọi ngƣời đều thấy rõ thế kỷ XX các phƣơng tiện nghe nhìn, kỹ thuật truyền thông phát triển nhanh chóng, bây giờ cái nhu cầu ghi lại chân dung, ghi lại bối cảnh hoặc sao chép thiên nhiên trở thành quá đơn giản trớc các phƣơng tiện nhiếp ảnh số, video… Để tồn tại thơ ca cũng nhƣ nhiều loại hình nghệ thuật khác tìm đƣờng đi riêng cho mình, phát huy cái sở trƣờng, thu hẹp cái sở đoản. Tất cả đi vào cái khuynh hƣớng
trình bày những suy nghĩ, cảm nhận về đời sống chứ không tái hiện cái hình thể đời sống. Thơ cũng vậy, giữ cái thế thượng phong của mình, thơ đi vào hƣớng nội thể hiện cái bề sâu tâm hồn cái bề cao của nhận thức chân lý cuộc sống thông qua ký hiệu ngôn ngữ. Bởi vậy thiên về hƣớng nội là một nhu cầu, cũng là một yếu tính của thơ ca đƣơng đại, các biện pháp có tính hƣớng ngoại cũng cần thiết nhƣng có lẽ luôn là phƣơng thức phụ trợ.
Trƣớc đây ta hay bắt gặp trong thơ hình tƣợng các nhân vật đứng độc lập với đầy đủ các sự tích nhƣ là đối tƣợng thẩm mỹ chính, nhƣng một sự thật dễ thấy là nay các tác giả ƣa bộc lộ thẳng tâm tình, suy nghĩ của mình đối với thế sự hơn. Quán triệt điều đó, trong thơ đƣơng đại, thủ pháp xây dựng hình tƣợng chủ thể trữ tình và nhân vật trữ tình thƣờng tích hợp làm một. Tác giả thƣờng bộc lộ trực tiếp suy cảm của mình hoặc hoá thân vào nhân vật. Trong các thi phẩm tiêu biểu của các tác giả trẻ hoặc trên các trang thơ văn nghệ thi thoảng có một vài nhân vật xuất hiện thì đó cũng chỉ là những nhân vật viết theo bút pháp ẩn dụ, tƣợng trƣng thể hiện một thông điệp ngầm của tác giả chứ không phải là một nhân vật thực tế cụ thể- lịch sử. Phải chăng vì thơ đƣơng đại muốn đi sâu khám phá những bí ẩn tâm hồn, những miền tâm tƣởng sâu kín, trong những giây phút thoáng qua mà các thể loại khác bất lực? Phải chăng cuộc sống đƣơng đại quá nhiều biến thiên, tấm lòng nhà thơ quá nhiều trắc ẩn mà cách miêu tả nhƣ trƣớc đây khó thể hiện đƣợc nhƣ ý (vì dẫu nhân vật trữ tình trong thơ dù có đƣợc miêu tả kỹ lƣỡng đến đâu cũng chỉ là những bức ký hoạ mà thôi, khác với các nhân vật trong các loại hình tự sự). Thơ đƣơng đại gần với sự tâm tình, lòng mong mỏi, sự sám hối, lời nguyện cầu hoặc ít ra thì cũng là lời tự thán cho vơi nỗi thế nhân, nó không muốn nêu gƣơng mà chỉ mong đồng cảm, nó không ƣa phản ảnh mà chỉ thích suy ngẫm.
Hình tƣợng thơ hƣớng nội bí ẩn giàu chiều sâu nội tâm cũng nhƣ triết lý tạo đƣợc nhiều liên tƣởng sâu xa, tạo những ấn tƣợng thẩm mỹ cao trong lòng độc giả. Thiên về hƣớng nội, chúng tôi cho rằng trong sự phát triển của mình có những lúc do yêu cầu tình thế nó phải hƣớng đến những nhiệm vụ bên ngoài. Marcel Reich Ranicki- nhà lý luận đƣơng đại CHLB Đức- đánh giá rất cao tiếng nói nội tâm của nhà thơ trong sáng tạo: “Nhà viết kịch tìm cách kéo sự chú ý của người đọc vào nhân vật của mình, và nhà tiểu thuyết thu hút sự quan tâm của chúng ta đối với thế giới mà ông ta muốn mô tả. Còn nhà thơ ngược lại luôn luôn và trước hết chỉ hướng sự quan tâm đến chính bản thân”.
Có thể tìm thêm một minh chứng cho khuynh hƣớng hƣớng nội trong thơ ca đƣơng đại, đó là những tìm tòi thể hiện rõ những bƣớc chuyển trong thể loại trƣờng ca, loại trƣờng ca trữ tình thay thế cho loại trƣờng ca tự sự truyền thống. Đa phần cá tác phẩm trƣờng ca đƣơng đại nổi bật ở yếu tố trữ tình, những nguyên tắc cấu trúc của trƣờng ca truyền thống bị phá vỡ. Cốt truyện sự kiện bị phân rã và cốt truyện tâm lý đƣợc đẩy lên đến cao trào. Các tác giả tổ chức trƣờng ca theo một cấu trúc phát triển theo dòng cảm xúc, trong đó độc thoại nội tâm nhiều lúc đóng vai trò chủ đạo, mạch sự kiện chỉ đóng vai trò phái sinh nhờ các liên tƣởng ngoại biên. Một tác giả bƣớc đầu có nhiều sáng tác vể thể loại này đã tâm sự: “… Suốt đời tôi trung thành với khát vọng trên đường tìm kiếm cõi thẳm sâu chân thực trong chính bản thân mình…” (Trần Anh Thái). Tâm sự đó phần nào đã mang hơi thở, đã nói rõ khuynh hƣớng chính của nền thơ đƣơng đại.
Chƣơng 3.
MỘT SỐ PHƢƠNG DIỆN CƠ BẢN VỀ NGHỆ THUẬT THƠ TRẦN QUANG QUÝ
Hình thức thơ bao gồm thể thơ, câu thơ, ngôn ngữ, giọng điệu, hình ảnh... Hình thức thơ còn là một cảm quan nghệ thuật, một hệ thống bộc lộ điểm nhìn mang tính mỹ học về mối quan hệ thơ và đời sống của một cái tôi trữ tình cụ thể. Khi nội dung trữ tình của thơ thay đổi thì hình thức cũng biến đổi theo để phù hợp, tƣơng ứng với nội dung đó. Nói nhƣ nhà thơ Nga V. Briuxôp: “Lịch sử thơ ca đồng thời cũng là lịch sử hoàn thiện dần dần những phương tiện của thơ ca. Cũng giống như con người hiện đại có những phương tiện hiện đại hơn để đấu tranh với thiên nhiên so với những người nguyên thủy, nhà thơ hiện đại cũng có những phương tiện hữu hiệu hơn để đạt tới mục đích của mình so với những nhà thơ của thời đại trước.”
Từ sau năm 1975, thơ trữ tình Việt Nam bƣớc sang một giai đoạn phát triển mới. Với cảm hứng dân chủ mở ra từ đại hội Đại hội Đảng VI, một bầu không khí sáng tạo sôi động đã diễn ra trên thi đàn. Trở về với cuộc sống đời thƣờng, nội dung thơ trữ tình vận động theo xu hƣớng nhạt dần chất sử thi và đậm dần chất thế sự, đời tƣ. Sang đến đầu thế kỷ XXI, cảm hứng thế sự đời tƣ đã chiếm ƣu thế tuyệt đối (theo khảo sát của chúng tôi trong tuyển tập Thơ mười năm đầu thế kỷ XXI, số tác phẩm mang nội dung thế sự, đời tƣ chiếm hơn 98%). Các nhà thơ vẫn đang không ngừng tìm kiếm những biến đổi về hình thức phù hợp với nội dung thế sự, đời tƣ trong thơ ca thời kỳ này.
3.1. Thể thơ
Thể loại là “dạng thức của tác phẩm văn học, đƣợc hình thành và tồn tại tƣơng đối ổn định trong quá trình phát triển lịch sử của văn học, thể hiện ở sự giống nhau về cách thức tổ chức tác phẩm, về đặc điểm của các loại hiện tƣợng đời sống đƣợc miêu tả và về tính chất của mối quan hệ của nhà văn đối
với các hiện tƣợng đời sống ấy” . Nhƣ vậy thể loại không chỉ là hiện tƣợng về phƣơng diện tổ chức tác phẩm mà còn là quan điểm thẩm mỹ đối với đời sống đã đƣợc cấu trúc hóa. Khi quan điểm thẩm mĩ đối với đời sống có sự biến đổi thì sự biến đổi thể loại là lẽ tất yếu. Thơ trữ tình Việt Nam một mặt vẫn duy trì các thể thơ truyền thống, mặt khác đang có sự vận động mạnh mẽ theo hƣớng tự do hóa, và Trần Quang Quý cũng nằm trong số những nhà thơ cách tân “đứa con tinh thần” của mình theo xu hƣớng hội nhập của thời đại.
Trong các sáng tác của Trần Quang Quý, chủ yếu là theo thể thơ tự do không vần. Những câu thơ không bị hạn chế về số câu, số chữ. Khả năng biểu hiện của thơ tự do rất lớn và Trần Quang Quý đã có những tìm tòi, thể nghiệm mới trong tƣ duy sáng tạo. Sự phá vỡ những khuôn khổ, hình thức quen thuộc, chối bỏ những kinh nghiệm thơ ca truyền thống luôn chứa đựng trong đó ý thức của nhà thơ về sự nảy sinh của những trạng thái tinh thần mới mà phƣơng pháp cũ khó nắm bắt và diễn đạt xác đáng. Theo Phan Huyền Thƣ, những khuôn khổ, hình thức quen thuộc ấy đã đi đến chỗ cạn kiệt khả năng biểu cảm, gây ngạc nhiên, bất ngờ trong nhận thức: “Chúng tôi ít dùng các thể thơ có sẵn như lục bát, song thất lục bát, thất ngôn bát cú, tứ tuyệt, xon-nê…không phải các thể thơ đó không hay, không có giá trị, nhưng đôi khi nó làm cho người viết bị cảm giác tù túng, mất tự do theo đuổi những ý nghĩ, cảm xúc và trí tưởng tượng, thi ảnh của mình bằng những giai điệu buồn tẻ. Làm thế, chẳng khác nào viết lời mới cho bản nhạc có sẵn. Thành kính mà nói, chúng tôi thấy các thể thơ trên đã được các thế hệ đi trước khai thác triệt để, cùng kiệt rồi, nếu làm chắc chúng tôi cũng không thể phát tiết hơn được” [81] . Quả vậy, sự nƣơng tựa vào những mô hình đã ổn định, những thể thức diễn đạt quen thuộc dễ dẫn đến sự đơn điệu. Thái độ dứt khoát phủ định lại những khuôn phép cũ của các nhà thơ hôm nay chứa đựng trong đó sự dị ứng với sự sáo rỗng, cũ mòn, núp bóng
truyền thống. Hệ quả tất yếu của thái độ đó là xu hƣớng tự do hóa hình thức thơ.
Về khái niệm thơ tự do, có thể lấy ý kiến sau đây của nhà thơ Ngô Quân Miện: “Đó là loại thơ có cấu trúc không đều đặn, nghĩa là về cơ bản (chứ không phải hoàn toàn) không theo luật vần, không theo luật bằng trắc, không có số âm tiết đều nhau trong một câu. Còn nhịp thơ, những chỗ ngắt hơi, những tiết tấu cũng không theo một quy định có sẵn. Nhưng tất cả những cái không đều đặn ấy đều tuỳ theo cái hơi thở nóng hổi, cái sức mạnh của cảm xúc, của ý, của trí, của sức mạnh bên trong của thơ quyết định chỗ này có vần, chỗ kia không, chỗ này câu dài, chỗ kia câu ngắn, chỗ này nhịp khoan, chỗ kia nhịp gấp, chỗ này bằng, chỗ kia trắc… để cho tất cả những cái xô lệch, những cái vênh, những cái nhấp nhô, có dụng ý ấy tập trung vào thành một cấu trúc nhất quán, một nhạc điệu tâm hồn riêng tuỳ theo tâm trạng của nhà thơ” [dẫn theo Phạm Quốc Ca, 5, tr. 191].
Thơ tự do xuất hiện từ thời thơ Mới. Trong kháng chiến chống Pháp, thơ tự do gắn với tên tuổi của Nguyễn Đình Thi, Hữu Loan, Trần Mai Ninh, Hồng Nguyên… nhƣng vào những thời điểm đó thơ tự do chiếm tỉ lệ không lớn so với thơ truyền thống. Nhƣng kể từ sau chiến tranh, thơ tự do ngày càng chiến vị trí chủ đạo trong thơ ca (có thể thấy rõ điều đó qua các bảng thống kê mà chúng tôi đã trình bày ở trên). Về bản chất, kiểu thơ này chống đƣợc nguy cơ sáo mòn về ngôn ngữ, sáo mòn về nhạc điệu, gây đƣợc ấn tƣợng mạnh mẽ. Thơ tƣ̣ do không đồng nghĩa với tƣ̣ do cho thơ . Không phải tƣ̣ do về âm luâ ̣t bằng cách văn xuôi hóa thơ , cũng không phải tự do biểu đạt hiện thực ha y ý niê ̣m bằng cách ném toàn bô ̣ cái xô bồ hỗn đô ̣n của sƣ̣ sống, kể cả nhƣ̃ng điều cấm ki ̣ nhƣ sex vào thơ . Thơ tƣ̣ do đƣợc hiểu đúng nghĩa là sƣ̣ giải thoát mo ̣i ràng buộc của cái cũ , trong đó có ràng buô ̣c về ngƣ̃ âm hoă ̣c ngƣ̃ nghĩa. Có nghĩa là ngôn từ thi ca có khả năng tạo ra một hệ hình ngữ pháp âm thanh
hoă ̣c ngƣ̃ pháp ngƣ̃ nghĩa hoàn toàn mới . Với quan niê ̣m ấy , thành tựu đáng kể của thơ tƣ̣ do đƣơng đa ̣i thuô ̣c về các nhà thơ trẻ nhƣ Ngu yễn Quang Thiều, Phan Huyền Thƣ , Vi Thùy Linh… Thơ của Nguyễn Quang Thiều báo hiê ̣u nhƣ̃ng tín hiê ̣u la ̣ , nó không nằm trong từ trƣờng âm hƣởng thơ truyền thống, cũng không nằm trong logic ngữ nghĩa thông thƣờng nên dễ bị quy chụp là bắt chƣớc thơ Tây, thơ di ̣ch: “Rộng mê man, sông Hồng, chảy bên kia giấc mơ / Tôi ra sông, tóc réo vang như lửa, bất tận trân cánh đồng Châu Thổ./ Vục tay xuống lòng sông, tôi dâng lên, xòe rộng / Phù sa nhiễu dài – Máu – chầm chậm và rên rỉ” (Chiếc bình gốm). Cả đoạn thơ mang nặng trong nó những ám tƣợng nằm ngoài những ảnh tƣợng của thị giác , là sự chập chờn giữa cõi thực và cõi mơ . Mạch thơ chuyển hóa nhịp điệu của âm thanh thành nhịp điệu của hình ảnh , mô ̣t thƣ́ hình ản h đƣợc khơi dâ ̣y tƣ̀ nhƣ̃ng ám ảnh , biến hóa, đánh thƣ́c vùng mờ của tâm linh . Trong cái ma ̣ch thơ biến ảo nhƣ thế, Nằm nghiêng của Phan Huyền Thƣ chập chờn lớp lớp hình ảnh của tƣởng tƣợng, trong phút chốc cái tôi ném mình và o cõi đêm huyền ảo của thảo nguyên, tƣ̣ do phiêu du trong miền hoang tƣởng: “Như ngựa non tập phi nước đại / em hí lên hân hoan trong vũ điệu / thảo nguyên / gió liếm vào gáy đêm một mùi cỏ thơm / của sương âm thầm làm giọt”. Đó là miền hoang tƣ ởng trong huyền thoa ̣i , huyền thoa ̣i về mô ̣t tình yêu nhƣ́c nhối , xa xăm trong bài ca “Vết thù trên lưng ngựa hoang ”, cô đơn và khắc khoải : “Em là con ngựa đau chẳng khiến tàu thèm bỏ cỏ / bờm rối tung vó ức chăng đầy trong màn đêm / côn trùng rên rỉ ngất ngây / ngựa non em cứ liếm mãi / vết thù trên lưng nhỏ giọt”. Khuynh hƣớng tìm đến nhƣ̃ng thế giới ảo của mô ̣ng tƣởng đƣợc Vi Thùy Linh (với Linh, Khát và Đồng tử) khai thác triê ̣t để, ráo riết hơn để chạy trốn cái hiê ̣n thƣ̣c nha ̣t nhẽo , vô vi ̣ và đầy bất trắc . Hai mƣơi tuổi “Khỏa thân trong chăn / Thèm chồng…” để đƣợc “ mình ôm lấy Anh ôm lấy mình” và “Biết sự bình yên của mặt đất ”; mơ mô ̣t nu ̣ hôn : “Cái lưỡi mềm của An h nơi
gan bàn chân em/ làm thế giới hóa lỏng” để tƣ̀ tình yêu tìm thấy “ sự gột rửa và tái sinh”… Sắc du ̣c ái tình trong thơ Linh không nă ̣ng nề nhu ̣c cảm (nhƣ nhƣ̃ng cái nhìn qua mă ̣t na ̣ đa ̣o đƣ́c) mà thăng hoa siêu thoát trong cái lẽ tƣ̣ do nguyên thủy của nó.
Thơ tƣ̣ do , nhƣ thế vẫn có ha ̣t nhân thi pháp của nó chƣ́ không hoàn toàn tự do tùy tiện . Không đơn giản là tƣ̣ do hình thƣ́c với lƣợng câu chƣ̃ dài ngắn khác nhau mà quan tro ̣ng hơn là tƣ̣ do ở chấ t lƣợng biểu đa ̣t: mô ̣t nỗ lƣ̣c thoát ra khỏi cơ chế tự động (hay thói quen) của ngôn ngữ tự nhiên và cả cơ chế tƣ̣ đô ̣ng về âm luâ ̣t của các thể thơ truyền thống . Nó chấm dứt lối thơ tự sƣ̣ và mô tả (theo nghĩa ghi la ̣i các hoạt động nối tiếp nhau : “Hôm qua em đi chùa Hương…”, “Bây giờ bến mới gặp đò…” hoă ̣c tái hiê ̣n cu ̣ thể mô ̣t sƣ̣ vâ ̣t, hiê ̣n tƣợng đƣợc tri giác , cảm giác : “Hơn một loài hoa đã rụng cành /