Sự phê phán của Mác đối với nhận thức luận của Lôccơ như là cơ sở phương

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Khái niệm hình thức chuyển hóatrong lôgic học biện chứng (Trang 51 - 59)

8. Kết cấu của luận văn

2.2. Sự phê phán của Mác đối với nhận thức luận của Lôccơ như là cơ sở phương

sở phương pháp luận của kinh tế chính trị học cổ điển

Khác với các nhà triết học thời kỳ trước, Mác đã nghiên cứu khái niệm "hình thức" trên mảnh đất hiện thực, đó chính là điểm khác biệt của triết học Mác với các hệ thống triết học trước đó. Mảnh đất hiện thực “màu mỡ” đó chính là xã hội tư bản và nền sản xuất tư bản chủ nghĩa. Mác bắt tay vào nghiên cứu xã

hội tư sản và nền sản xuất tư bản chủ nghĩa từ sự phân tích những sai lầm của hệ thống các học thuyết kinh tế chính trị trước đó. Thực ra không phải đến “Tư bản” Mác mới làm công việc này mà ông đã bắt đầu nghiên cứu các tư tưởng đó từ rất sớm khi viết “Bản thảo kinh tế - triết học 1844”.

Trong việc phê phán các lý luận kinh tế chính trị học cổ điển Mác đã phê phán phương pháp và lý luận nhận thức mà các nhà kinh tế học cổ điển đã lấy làm cơ sở cho toàn bộ lý luận về kinh tế chính trị học của mình. Đó chính là lý luận nhận thức và phương pháp luận của J. Lôccơ. Nhận thức luận của Lôccơ dừng lại ở chỗ cho rằng, nhận thức của con người tất thảy đều dựa trên kinh nghiệm. Những kinh nghiệm đó là nguồn gốc xuất phát của nội dung tư duy. Theo Lôccơ những năng lực nhận thức, suy nghĩ hiểu biết của con người không phải là có sẵn mà được hình thành từ kinh nghiệm sống và nỗ lực của bản thân mỗi người. Do đó sự hình thành các ý niệm và nguyên tắc của nhận thức là thông qua kinh nghiệm. Nhưng vấn đề đặt ra là lý tính sẽ đạt tới các ý niệm như thế nào, và nó nhận được các dữ liệu từ đâu? Lôccơ tìm câu trả lời chính là từ kinh nghiệm, “kinh nghiệm là cơ sở của tri thức chúng ta, tri thức xét đến cùng là bắt nguồn từ kinh nghiệm” [Trích theo 8, 390]. Tuy nhiên khái niệm lại chỉ là kết quả của lý tính chủ quan chứ không phản ánh đặc tính nào của sự vật khách quan. Chính mọi suy nghĩ và quan điểm của cá nhân chủ thể nhận thức mang đến cho ý niệm những tính chất nhất định. Nhận thức luận của Lôccơ coi trực quan cảm tính là nguồn gốc duy nhất của tri thức. Đó là nhận thức luận duy cảm chủ nghĩa. Hạn chế của nhận thức luận này chính là “sự vật, hiện thực, cái cảm giác được chỉ nhận thức dưới hình thức khách thể hay hình thức trực quan chứ không được nhận thức là hoạt động cảm giác của con người, là thực tiễn, không được nhận thức về mặt chủ quan” [17, 9]. Chính vì nhận thức chỉ diễn ra bằng trực quan cảm tính theo các cơ chế tâm lý nên sự vật chỉ được tái tạo một cách giản đơn trong khái niệm. Và mỗi khi đối tượng nhận thức tồn tại như sự vật trực

quan thì nhận thức của chúng ta không cần phải biến đổi nó mà chỉ cần tái tạo nó trong khái niệm như nó vốn có trong tự nhiên mà không cần đến chủ thể nhận thức. Như vậy, chủ thể nhận thức không có vai trò gì trong việc nhận thức đối tượng. Do đứng trên lập trường của nhận thức luận duy cảm Lôccơ mà các nhà kinh tế học cổ điển không luận giải được thực chất của giá trị và giá trị thặng dư, và cũng không luận chứng chính xác cho nguồn gốc của lợi nhuận và địa tô. Giá trị được họ xem xét là giá trị sử dụng và nó có được nhờ lao động, nhưng lao động ở đây là lao động cụ thể chứ không được xét về mặt lượng của nó. Còn giá trị thặng dư chẳng qua là lao động của người khác diễn ra trên đất đai, tư bản và những điều kiện lao động khác mang lại cho những người chủ. Noi theo Lôccơ trong triết học, trong kinh tế học người ta đã rút bản chất từ vô số các hiện tượng đa tạp tồn tại một cách trực quan cảm tính: các nhà kinh tế học cũng cố công luận giải nguồn gốc lợi nhuận và địa tô theo học thuyết tư sản về pháp quyền tự nhiên, từ vô số những biểu hiện thường ngày của nó. Dù có những hạn chế nhưng “triết học của ông ta (J.Lôccơ) là cơ sở cho tất cả những quan niệm của khoa học kinh tế chính trị Anh về sau này” [24, II, 521].

Chính nhận thức luận và phương pháp luận của Lôccơ là cơ sở để các nhà kinh tế học cổ điển xây dựng nên học thuyết của mình. Mác là người đã phân tích kỹ những học thuyết kinh tế chính trị của các nhà kinh tế học Anh. Công việc ấy bắt đầu từ phân tích hai con đường phát triển của khoa kinh tế, mà thực chất đó là hai cách giải quyết khác nhau về vấn đề khởi điểm của nghiên cứu.

Con đường thứ nhất là thời kỳ khoa kinh tế mới xuất hiện ở thế kỷ XVII. Đây là “con đường lịch sử mà các khoa kinh tế chính trị đã đi qua trong thời kỳ nó mới xuất hiện. Ví dụ các nhà kinh tế học thế kỷ XVII bao giờ cũng bắt đầu từ một tổng thể sống động như: dân số, dân tộc, quốc gia, nhiều quốc gia… nhưng bao giờ cũng kết thúc với việc thông qua sự phân tích, rút ra mối quan hệ chung trừu tượng có ý nghĩa quyết định như phân công lao động, tiền tệ, giá trị... Một

khi những yếu tố cá biệt được cố định lại nhiều và được trừu tượng hóa thì các hệ thống [lý luận] kinh tế đã bắt đầu nảy sinh, chúng đi từ cái giản đơn nhất như lao động, phân công lao động, nhu cầu, giá trị trao đổi… để đi lên tới quốc gia, sự trao đổi giữa các dân tộc và thị trường thế giới” [26, I, 63]. Ở đây, các nhà kinh tế học đã xuất phát từ kinh nghiệm, từ cái cụ thể cảm tính ban đầu để phân tích rồi trừu tượng hóa thành các khái niệm để khái quát cho cái chỉnh thể.

Mác đã phân tích con đường phát triển thứ nhất của khoa kinh tế từ quan điểm của phái trọng nông về giá trị. Các nhà trọng nông đã rút ra giá trị và các hình thức của giá trị (giá trị thặng dư, lợi nhuận…) từ việc phân tích các quan hệ lao động. Tuy nhiên lao động mà các nhà trọng nông bàn đến ở đây không phải “lao động nói chung” mà là lao động ở dạng cụ thể cảm tính, đó là lao động trong nông nghiệp. Họ đã không thấy được yếu tố tạo nên giá trị chính là lao động trừu tượng. Ở đây lao động trừu tượng đã bị đồng nhất với lao động cụ thể. Do vậy mà các nhà trọng nông đã “quy giá trị thành giá trị sử dụng, quy giá trị sử dụng thành vật chất nói chung” [24, I, 30]. Chính vì dựa trên định nghĩa cảm tính về lao động nên họ tiếp nhận các hình thức kinh tế khác cũng chỉ dưới dạng “cảm giác vật chất”, vì thế các khái niệm phản ánh chúng cũng chỉ là những bản sao trực tiếp các quan hệ kinh tế được nhận ra nhờ trực quan cảm tính.

Rút cuộc các nhà trọng nông cũng đã giải quyết vấn đề khởi điểm theo trật tự tự nhiên của các quan hệ kinh tế như nó hiện ra trong trực quan cảm tính. Mác đã nhận xét “không có gì tự nhiên hơn là bắt đầu nghiên cứu từ địa tô, từ chế độ sở hữu ruộng đất, bởi vì nó gắn liền với ruộng đất, là nguồn của mọi sản xuất và của mọi tồn tại và với nông nghiệp là hình thái sản xuất đầu tiên của mọi xã hội đã được hình thành ít nhiều một cách vững chắc” [26, I, 73]. Tuy nhiên, theo Mác như vậy thì thật là sai lầm vì trên thực tế trật tự tự nhiên của các đối tượng luôn đối lập với trật tự được xác định bởi bản chất của cái cụ thể cần nhận thức. Điều đó có nghĩa là cái trật tự mà chúng ta trực quan được không phản ánh đúng

bản chất của đối tượng nhận thức, cái trình tự thực của đối tượng đã bị che mờ bởi những hình thức bề ngoài và nhận thức của chúng ta đôi khi vẫn bị đánh lừa bởi những cái bề ngoài như thế. Có thể nói các nhà trọng nông đã giải quyết vấn đề khởi điểm trên phương diện lôgic nhưng chỉ thuần túy tự nhiên, dựa trên trực quan cảm tính, hay đúng ra là chỉ dừng lại ở cấp độ quan sát các hiện tượng. Họ không thấy được sự chuyển hóa từ trong bản chất của đối tượng. Chính sự chuyển hóa trong bản chất của đối tượng, hay trật tự xác định của bản chất nhiều khi lại không đúng với trật tự tự nhiên hoặc lôgic bên ngoài của đối tượng, thậm chí có thể là ngược hẳn nhau.

Con đường thứ nhất của khoa kinh tế được tiếp tục bởi A. Xmit. Đến A. Xmit nhiều phạm trù kinh tế đã được vạch thảo bước đầu. Ông không làm theo cách mà các nhà trọng nông đã làm để giải quyết vấn đề khởi điểm, không đi theo cái trật tự tự nhiên như phái trọng nông đã làm. Công việc của A. Xmit đã làm cũng giống như những gì mà J. Lôccơ đã làm đó là quy giản sơ bộ các tri thức kinh tế đã có về hệ thống duy nhất. Ông đã chọn khái niệm lao động chứ không phải là lao động nông nghiệp làm khởi điểm của toàn bộ hệ thống của mình. Đó là thứ lao động bất kỳ chứ không phải là một dạng lao động cụ thể nào cả, đó chính là lao động nói chung. A. Xmit đã coi lao động nói chung là nguồn gốc của giá trị và biến nó thành xuất phát điểm của việc nghiên cứu toàn bộ nền sản xuất tư bản chủ nghĩa. Tuy nhiên, vì dựa trên nhận thức luận kinh nghiệm của Lôccơ mà A. Xmit không nhất quán trong quan niệm về lao động với tư cách là nguồn gốc của giá trị. Ở các lĩnh vực khác nhau của quá trình sản xuất ông lại hiểu giá trị theo những cách khác nhau. Ở lĩnh vực sản xuất ông đã nhận thấy giá trị là phạm trù phổ biến, là khởi điểm và được xác định bằng lượng lao động bỏ ra. Nhưng ở lĩnh vực lưu thông thì ông lại phủ nhận định nghĩa ban đầu về giá trị vì cho rằng lao động không thể được xác định về lượng, “giờ đây giá trị của hàng hóa không còn do lượng lao động chứa trong bản thân hàng hóa quyết định nữa

mà được quyết định bởi lao động sống của người khác mà người ta chi phối được, hay là mua được nhờ hàng hóa đó” [26, I, 75]. Sau cùng khi chuyển sang lĩnh vực phân phối thì giá trị lại được hiểu là tổng lợi nhuận, tiền công và địa tô, giá trị khi đó được cấu thành từ các bộ phận khác nhau, “một bộ phận được đem trả cho công nhân hoặc đã trả cho công nhân rồi dưới hình thức tiền công…bộ phận khác cấu thành nên lợi nhuận nhà tư bản” [24, I, 78-79]. Và bộ phận sau cùng là địa tô “cũng giống như lợi nhuận công nghiệp theo đúng nghĩa của nó, chỉ là một bộ phận của lao động mà người công nhân gia thêm vào vật” [ 24, I, 83]. Như vậy “tiền công, lợi nhuận, địa tô là ba nguồn gốc đầu tiên của mọi thu nhập cũng như mọi giá trị trao đổi” [24, I, 101]. Sự không nhất quán này ở A. Xmit chính là do tuân theo nhận thức luận của Lôccơ: ông cố gắng tìm nội hàm của các khái niệm phổ biến từ trực quan cảm tính, trong khi đó những tri thức trực quan cảm tính lại luôn phải thay đổi, chỉnh sửa cho phù hợp với những dữ kiện kinh nghiệm vốn có. Do vậy, A. Xmit không thể rút ra khái niệm, bản chất của giá trị qua các giai đoạn sản xuất của tư bản, ông chỉ nhìn thấy các hình thức biểu hiện khác nhau của giá trị qua từng giai đoạn của sản xuất mà không nhận thấy được bản chất của nó chính là lao động đã chuyển hóa qua từng khâu của sản xuất. Trong từng thời đoạn của sản xuất lại xuất hiện những hình thức mới của giá trị mà ở đó bản chất trực tiếp ban đầu đã bị xuyên tạc. Rút cuộc A. Xmit cũng chỉ đi thêm được một đoạn ngắn so với các nhà trọng nông, ông đã kết thúc con đường đi từ cái cụ thể cảm tính đến cái trừu tượng của khoa kinh tế chính trị cổ điển.

Mác tiếp tục phân tích con đường phát triển thứ hai của khoa kinh tế chính trị bắt đầu từ Ricacđô. Ricacđô cũng bắt tay vào việc giải quyết vấn đề khởi điểm của nghiên cứu kinh tế. Mặc dù Ricacđô nói rằng ông lấy A. Xmit làm điểm xuất phát nhưng đứng trước những mâu thuẫn và sự không nhất quán của A. Xmit, Ricacđô đã nhận ra: “Cơ sở, điểm xuất phát đối với sinh lý học về hệ

thống tư sản - để nhận thức mối liên hệ hữu cơ nội tại của nó và quá trình sinh sống của nó - chính là việc quy định giá trị bằng thời gian lao động. Ricacđô xuất phát từ điều đó, và sau đó bắt buộc khoa học phải từ bỏ cái tập quán cũ rích trước đây của nó và phải xem xét những phạm trù còn lại, do nó phát triển và đề ra - tức là các quan hệ sản xuất và trao đổi - đã phù hợp hay mâu thuẫn đến chừng nào với cơ sở đó, điểm xuất phát đó” [24, II, 241]. Như vậy Ricacđô đã lấy giá trị làm xuất phát điểm cho toàn bộ hệ thống của mình, giá trị được xác định bằng thời gian lao động hay lao động nói chung. Ricacđô đã tái khẳng định lao động là cơ sở cho mọi giá trị. Song khác với A. Xmit, Ricacđô đã nhất quán hơn trong việc phân tích mối quan hệ giữa các khái niệm phổ biến của hệ thống với các hiện tượng kinh tế khác. Ông không thay đổi quan niệm về giá trị khi chuyển từ nghiên cứu lĩnh vực này sang lĩnh vực khác, mà ngược lại vẫn đảm bảo sự tương thích chặt chẽ giữa các lĩnh vực. “Phương pháp của Ricacđô là như sau: Ricacđô xuất phát từ việc quy định đại lượng giá trị của hàng hóa bằng thời gian lao động và sau đó nghiên cứu xem những quan hệ kinh tế khác (những phạm trù kinh tế khác) có mâu thuẫn với việc quy định giá trị đó hay không, hoặc giả chúng sẽ thay đổi như thế nào?” [24, III, 252]. Tuy nhiên, “thoạt nhìn cũng có thể thấy tính chất hợp lý của phương pháp đó về mặt lịch sử, tính tất yếu khoa học của nó trong khoa kinh tế chính trị, cũng như thấy được thiếu sót của nó về mặt khoa học - một sự thiếu sót không chỉ thể hiện ra trong phương thức trình bày mà còn dẫn đến những kết luận sai lầm vì phương pháp ấy đã nhảy qua những khâu trung gian cần thiết và cố trực tiếp chứng minh sự ăn khớp giữa những phạm trù với nhau” [24, III, 174].

Mặc dù đã cố gắng để không vướng vào những mâu thuẫn như A. Xmit nhưng Ricacđô cũng không thể thoát ra khỏi những khó khăn đầy mâu thuẫn. Nếu như những khó khăn của A. Xmit xuất phát từ việc dựa trên nhận thức luận kinh nghiệm của J. Lôccơ thì Ricacđô lại gặp khó khăn từ chính phương pháp

suy luận diễn dịch mà ông dựa vào. Khó khăn trước tiên là việc Ricacđô phân tích khái niệm xuất phát của toàn bộ hệ thống nhưng chỉ dừng lại ở tính hình thức, ông không đi đến định nghĩa khái niệm xuất phát mà chỉ là rút khái niệm này từ một khái niệm khác. Ricacđô mới chỉ làm xong phần việc thứ nhất là luận chứng về mặt hình thức và thiếu hẳn yếu tố nội dung. Ricacđô đã đúng khi lấy lao động là cơ sở cho giá trị khi xem xét nó như là lao động con người đồng tính về chất, còn các phần khác của nó chỉ khác nhau về mặt lượng, tức là khác nhau về mặt thời gian. Tuy nhiên, sự đồng nhất như thế là thuần túy hình thức vì nó vẫn còn bỏ qua sự khác biệt giữa chúng. Sự khác nhau đó có thể là ở năng suất lao động hoặc cường độ lao động. Bởi vậy, nếu đo giá trị hàng hóa bằng thời

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Khái niệm hình thức chuyển hóatrong lôgic học biện chứng (Trang 51 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)