Những tác động của hội nhập quốc tế đến đạo đức trong gia đình Việt

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giáo dục đạo đức trong gia đình thời kỳ hội nhập quốc tế ở việt nam hiện nay (Trang 38 - 52)

8. Kết cấu của luận văn

1.2.2. Những tác động của hội nhập quốc tế đến đạo đức trong gia đình Việt

Việt Nam

Toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế là một xu thế khách quan trong điều kiện phát triển mạnh mẽ khoa học và công nghệ, phát triển kinh tế thị trường và kinh tế tri thức. Đây là một quá trình mở, chứa đựng nhiều mâu thuẫn đang tác động mạnh mẽ toàn diện đến nhiều mặt của đời sống gia đình và xã hội Việt Nam. Dưới tác động của toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế, gia đình Việt Nam đang có những biến đổi sâu sắc, nhất là sự biến đổi về vai trò và chức năng của gia đình trong việc giáo dục con cái. Bên cạnh những mặt tích cực là thúc đẩy gia đình phát triển theo hướng tiến bộ, toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế cũng ảnh hưởng tiêu cực đến giáo dục gia đình, đặc biệt là giáo dục đạo đức trong gia đình Việt Nam hiện nay.

- Những tác động tích cực

Dưới tác động của toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế, giá trị đạo đức Việt Nam có những biến đổi sâu sắc. Sự biến đổi ấy là một quá trình thống nhất, biện chứng, vừa bảo tồn, truyền thụ và phát huy những giá trị đạo đức của gia đình truyền thống, đồng thời tiếp thu có chọn lọc và cải biến những giá trị đạo đức của gia đình hiện đại. Về cơ bản, giáo dục gia đình Việt Nam vẫn bảo tồn và phát huy được giá trị đạo đức của gia đình truyền thống như: giáo dục sự biết ơn đối với ông bà, cha mẹ, tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái, yêu thương đùm bọc lẫn nhau, tinh thần trách nhiệm trong công việc, học tập và giáo dục về lối sống.

Xét về phương diện nhân cách đạo đức, sự tác động tích cực của toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế đã từng bước hình thành nhân cách tự chủ, tự lập, rèn luyện ý thức, kỉ luật lao động và sáng tạo. Qua đó còn hình thành những phẩm chất đạo đức về nghĩa vụ công dân, ý chí, lòng dũng cảm, tính nguyên

tắc, tính khiêm tốn, chất trí tuệ trong quan niệm về hành vi đạo đức, biết giải quyết hài hòa mối quan hệ giữa cá nhân với gia đình, tập thể và Tổ quốc.

Xét về phương diện đạo đức gia đình, nhìn chung những giá trị và những chuẩn mực đạo đức gia đình truyền thống vẫn được kế thừa và phát triển trong điều kiện mới nhất. Các mối quan hệ trong gia đình trở nên dân chủ và cởi mở hơn. Đáng chú ý là gia đình Việt Nam đang tiếp thu và xây dựng những giá trị nhân văn mới, tiêu biểu là quyền bình đẳng giới và quyền trẻ em. Trách nhiệm của nam và nữ trong công việc chăm lo đời sống gia đình được chia sẻ và tôn trọng. Người phụ nữ đã và đang từng bước khẳng định được vị trí của mình trong gia đình và xã hội.

Đa số gia đình được ấm no hơn, đầy đủ hơn về vật chất và văn minh về đời sống tinh thần. Có những tiến bộ rõ rệt về tính năng động, chủ động trong cuộc sống, có nhiều tiến bộ về trình độ, về cung cách làm ăn, về công nghệ sản xuất. Nhiều gia đình biết tạo dựng cuộc sống, nhanh chóng làm giàu, có điều kiện hưởng thụ đời sống văn hóa, chú trọng đến nguyện vọng của mỗi cá nhân, có mối quan hệ dân chủ giữa vợ chồng, cùng chia sẻ công việc gia đình, quan tâm lắng nghe và tôn trọng ý kiến của con cái. Có thể nói, đạo đức gia đình Việt Nam hiện nay về cơ bản vẫn kế thừa những giá trị đạo đức của gia đình truyền thống và phát huy những giá trị đó trong điều kiện mới.

Những giá trị cao đẹp của đạo đức truyền thống đã từng tồn tại trong lịch sử như: chủ nghĩa yêu nước, truyền thống nhân nghĩa, đoàn kết, gia đình êm ấm, hòa thuận, anh em tình nghĩa, các giá trị nhân văn và nhiều giá trị đạo đức khác vẫn được đại đa số các gia đình tôn trọng.

Nền văn minh mới cũng đem lại cho gia đình những cách sống mới. Nó tấn công vào quyền gia trưởng, giải phóng con người cá nhân khỏi sự kiểm soát chặt chẽ của gia đình và cộng đồng. Tại các đô thị Việt Nam, người phụ nữ đã tham gia vào quá trình sản xuất xã hội, cùng chồng con đóng góp vào thu nhập của gia đình. Người phụ nữ được kéo ra khỏi công việc nội trợ tham

gia vào lực lượng sản xuất xã hội, quan hệ giữa vợ và chồng trong gia đình đô thị giờ đây là tương đối hài hòa.

Qua đây có thể thấy rằng sự phát triển của toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế đã và đang tác động ngày càng sâu rộng tới mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, trong đó có đời sống đạo đức gia đình; đang làm biến đổi những nguyên tắc, chuẩn mực đạo đức trong gia đình phù hợp với xã hội mới, đang tạo điều kiện cho sự phát triển và hoàn thiện của mỗi cá nhân trên cơ sở kế thừa biện chứng những yếu tố tích cực của đạo đức gia đình truyền thống.

Hiện nay quan hệ giữa các thành viên trong gia đình đã có nhiều biến đổi tích cực, lợi ích cá nhân được tôn trọng, tính độc lập tự chủ của mỗi thành viên được khuyến khích phát triển. Mối quan hệ bình đẳng, dân chủ giữa vợ và chồng là nét tiêu biểu của gia đình mới và có ảnh hưởng đến quan hệ giữa cha mẹ và con cái. Cha mẹ cảm thông, gần gũi con cái, tôn trọng quyền tự do và nhân cách của con, từ đó tạo điều kiện tháo gỡ mâu thuẫn, hiểu lầm xảy ra giữa hai thế hệ.

Trong quan hệ cha mẹ và con cái như trên đã khẳng định, chuẩn mực đạo đức cơ bản của từhiếu. Mặc dù đất nước có nhiều thay đổi, nội dung giáo dục đạo đức trong gia đình cũng có nhiều biến đổi, song đạo Hiếu - mà hạt nhân là tình thương, lòng kính trọng và sự phụng dưỡng cha mẹ vẫn được coi là một nội dung quan trọng trong giáo dục đạo đức gia đình.

Trong quan hệ vợ chồng cũng vậy, dưới tác động của hội nhập quốc tế, khi vị trí của người phụ nữ đã có sự thay đổi so với trước đây, thì những chuẩn mực đạo đức trong quan hệ này như: tình nghĩa, thủy chung và hòa thuận có cơ sở vững chắc hơn. Trong gia đình hiện đại, quan hệ vợ chồng được xây dựng trên cơ sở tình yêu chân chính, sự bình đẳng và tôn trọng lẫn nhau. Những giá trị đó được biểu hiện trong việc lựa chọn vợ (hoặc chồng) một cách tự do của người trong độ tuổi thành hôn, trong việc tham gia lao động, công việc xã hội, trong việc đóng góp và hưởng thụ tài sản gia đình,

trong việc quyết định những vấn đề chung của gia đình (sinh đẻ có kế hoạch, ly hôn...) giữa vợ và chồng. Mối quan hệ vợ chồng mang sắc thái tốt đẹp: coi trọng giá trị lòng trung thuỷ, tình nghĩa vợ chồng, sự hoà thuận, hơn nữa là sự bình đẳng, quyền tự do dân chủ của mỗi người, cùng quan tâm đến lợi ích riêng cũng như lợi ích của cả gia đình... Nền tảng của một gia đình hạnh phúc phải là mối quan hệ tốt đẹp, hiểu biết, thông cảm và thương yêu nhau giữa vợ và chồng, là cơ sở ngăn chặn bạo lực giữa vợ và chồng trong gia đình, là một mục tiêu nhằm hướng tới xây dựng gia đình đạt chuẩn gia đình văn hoá.

Trong quan hệ anh chị và em, với những chuẩn mực đạo đức là hòa thuận. Anh chị em quan tâm chăm lo cho những người em, thay cha mẹ giáo dục em khi cha mẹ đi làm xa. Hiện nay điều này đang xảy ra ở nhiều nơi. Không ít địa phương kinh tế khó khăn như Thái Bình, Thanh Hóa, Phú Thọ, Nam Định và nhiều địa phương đại đa số những người cha, người mẹ lên thành phố làm việc để tăng thêm thu nhập gia đình chỉ còn những người già và trẻ nhỏ thì việc chăm sóc em nhỏ là công việc của các anh, các chị. Nhiều nơi những người lớn đi xuất khẩu lao động ra nước ngoài, thì trách nhiệm chăm sóc được trao cho những người anh, người chị. Ngược lại những người em có trách nhiệm phải nghe theo những lời dạy dỗ của người anh, người chị, làm theo những việc mà anh chị chỉ bảo.

Tuy nhiên bên cạnh những tác động tích cực nói trên, hội nhập quốc tế cũng có những ảnh hưởng tiêu cực không nhỏ đến mọi lĩnh vực của đời sống xã hội nói chung và đạo đức gia đình nói riêng. Vì vậy, chúng ta cần nhìn rõ mặt trái sự tác động của hội nhập quốc tế để từ đó tìm ra những biện pháp thích hợp để khắc phục những hạn chế đó.

- Những tác động tiêu cực

Trước hết xét về phương diện nhân cách đạo đức, trong sự phát triển của quá trình toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế, cùng với những tác động tích cực của đời sống kinh tế - xã hội, tới đời sống đạo đức, đạo đức gia đình thì

cũng còn nảy sinh nhiều hiện tượng tiêu cực trong đời sống xã hội nói chung và đạo đức gia đình nói riêng, làm biến đổi nhiều chuẩn mực đạo đức của con người.

Thứ nhất, hội nhập quốc tế đang tác động xấu tới niềm tin vào con đường xã hội chủ nghĩa mà Việt Nam đã lựa chọn. Trong những năm qua với quá trình hội nhập quốc tế, các thế lực thù địch lợi dụng điều kiện mở cửa hội nhập đã tìm mọi cách chống phá sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Cách chống phá đa dạng phong phú từ tìm cách phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam, với chiêu bài vì Việt Nam có một đảng lãnh đạo độc quyền, nên đã dẫn tới tham nhũng cửa quyền. Theo họ muốn dân chủ, chống tham nhũng cửa quyền phải thực hiện đa đảng. Họ tuyên truyền Chủ nghĩa Mác- Lênin đã lạc hậu, chủ nghĩa xã hội đã đổ vỡ ở Liên Xô nên Việt Nam không nên đi theo con đường xã hội chủ nghĩa. Các gia đình cần giáo dục con cái và bản thân các bậc cha mẹ cũng phải có ý thức được sự đúng đắn của việc lựa chọn con đường xã hội chủ nghĩa ở nước ta. Nhờ kết hợp độc lập dân tộc với chủ nghĩa xã hội mà dân tộc Việt Nam đã giành được thắng lợi trong cách mạng tháng Tám, trong hai cuộc kháng chiến, Ngày nay, chính sự lựa chọn đó đã đưa cách mạng Việt Nam đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác, đã và đang đưa sự nghiệp đổi mới của nhân dân ta giành từ thắng lợi này đến thắng lợi khác, đưa Việt Nam ra khỏi tình trạng khủng hoảng kinh tế - xã hội và ngày nay đang đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Cũng cần khẳng định rõ thực tế lịch sử đã chứng minh mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam đều gắn liền với sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam. Hiện nay chỉ có Đảng Cộng sản Việt Nam mới là người đại diện chân chính cho lợi ích của nhân dân và toàn thể dân tộc Việt Nam.

Thứ hai, hội nhập quốc tế làm tăng lối sống thực dụng, sùng ngoại, đề cao giá trị vật chất, đề cao quá mức đồng tiền, quên lãng các giá trị, chuẩn mực đạo đức truyền thống tốt đẹp vốn có của gia đình, dân tộc.

Trong văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng đã chỉ rõ: “Môi trường văn hóa bị xâm hại, lai căng thiếu lành mạnh, trái với thuần phong mỹ tục, các tệ nạn xã hội, tội phạm và sự xâm nhập của các sản phẩm và dịch vụ độc hại làm suy đồi đạo đức, nhất là trong thanh, thiếu niên, rất đáng lo ngại” [27, tr. 169].

Các nước phương Tây có mức sống cao hơn Việt Nam rất nhiều. Khi tiếp cận với những người có mức sống cao nhiều người bị choáng ngợp, mong muốn có mức sống như vậy. Điều đó đã thúc đẩy một xu hướng trong một bộ phận dân cư coi thường những giá trị truyền thống, sùng ngoại, sính ngoại, làm giàu bằng mọi giá. Họ làm bất cứ việc gì dù có chân chính hay không chân chính. Họ sẵn sàng làm hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng miễn là thu được nhiều tiền. Điều đó đã thúc đẩy sự hình thành lối sống thực dụng, việc gì có lợi là sẵn sàng làm bằng mọi giá từ mua chuộc cán bộ, công chức nhà nước đến làm những việc phi pháp. Những điều đó đang gây khó khăn cho công tác giáo dục đạo đức trong gia đình.

Thứ ba, hội nhập kinh tế, văn hóa tất yếu sẽ dẫn đến sự đụng độ, pha tạp các giá trị, chuẩn mực đạo đức, lối sống phi xã hội chủ nghĩa gây khó khăn trong công tác giáo dục gia đình. Toàn cầu hóa đang đưa lối sống phương Tây vào nước ta. Lối sống ấy, một mặt, tác động tích cực đến việc làm thay đổi lối sống khép kín, cam chịu, phụ thuộc, ỷ lại vốn có của người Việt Nam sang một lối sống cởi mở, năng động, tự lập, dám chịu trách nhiệm, phù hợp với xu thế thời đại. Tuy nhiên, cũng chính việc tiếp thu lối sống đó một cách thiếu định hướng (tiếp thu cả mặt tiêu cực của nó) mà dẫn đến việc xa rời lối sống theo chuẩn mực đạo đức dân tộc. Các công nghệ thông tin hiện đại đang truyền bá khắp thế giới lối sống sùng bái vật chất, cá nhân, vị kỷ, thực dụng, đua đòi, ăn chơi xa hoa, lãng phí, sống truỵ lạc, thác loạn, ưa dùng bạo lực... Lối sống đó đang phần nào tác động đến một bộ phận nhân dân, đặc biệt là tầng lớp thanh thiếu niên sống ở các khu đô thị lớn. Do bị kích động

bởi việc tiếp xúc với những thước phim hành động có tính bạo lực qua Internet mà nhiều thanh, thiếu niên đã có những hành động mang tính bạo lực, hung hãn, gây nên những hậu quả đau lòng. Cùng với tâm lý sùng hàng ngoại, lối sống tự do kiểu phương Tây cũng đang xâm nhập khá mạnh vào đời sống người Việt Nam.

Thứ tư, tình trạng ly hôn, bà mẹ đơn thân, gia đình không đầy đủ có xu hướng gia tăng. Quan hệ quốc tế mở rộng, người Việt Nam không chỉ làm việc ở trong nước mà còn làm việc ở nước ngoài. Khi một người sống ở trong nước, một người sống ở nước ngoài tạo thành khoảng cách về địa lý. Với sự cách biệt về địa lý nếu người không có bản lĩnh vững vàng cũng sẽ tạo ra khoảng cách về tâm lý, tình cảm, dễ bị những cám dỗ cuộc sống đời thường cuốn hút. Do vậy, những năm qua không ít gia đình có vợ hoặc chồng đi lao động nước ngoài tan vỡ, ly hôn. Sự tan vỡ gia đình là những cú sốc lớn về tâm lý cho con cái. Không ít những thanh thiếu niên trong các gia đình bố mẹ ly hôn đã mắc những tệ nạn xã hội.

Một số nam nữ thanh niên ở các thành phố lớn muốn có tự do cá nhân cao, không muốn lập gia đình sớm, nhưng nam nữ lại sống với nhau như vợ chồng, không ít trường hợp dẫn tới chia tay khi đã có con, do vậy đã làm cho số bà mẹ đơn thân tăng lên. Những bà mẹ đơn thân sẽ khó khăn trong việc chăm sóc con cái. Mỗi khi con ốm đau nếu gia đình đầy đủ cả vợ và chồng sẽ cùng nhau chia sẻ những khó khăn đó. Nhưng gia đình bà mẹ đơn thân phải gánh chịu một mình. Song điều khó khăn hơn là những đứa trẻ trong gia đình bà mẹ đơn thân thiếu sự chăm sóc của người cha dễ làm cho đứa trẻ có những thiếu hụt về mặt tâm lý. Tình trạng ly hôn gia tăng cũng làm cho những gia đình không đầy đủ gia tăng và như vậy cũng dễ tạo ra những đứa trẻ thiếu hụt về tình cảm và dễ mắc các tệ nạn xã hội. Theo điều tra số trẻ mắc tệ nạn xã hội thì tỷ lệ những trẻ em sinh ra trong gia đình mà cha mẹ có phẩm chất đạo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giáo dục đạo đức trong gia đình thời kỳ hội nhập quốc tế ở việt nam hiện nay (Trang 38 - 52)