Thực trạng của giáo dục đạo đức trong gia đình Việt Nam thời kỳ hộ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giáo dục đạo đức trong gia đình thời kỳ hội nhập quốc tế ở việt nam hiện nay (Trang 52 - 93)

8. Kết cấu của luận văn

2.1. Thực trạng và nguyên nhân giáo dục đạo đức trong gia đình Việt

2.1.1. Thực trạng của giáo dục đạo đức trong gia đình Việt Nam thời kỳ hộ

nhập quốc tế hiện nay

Đảng ta đã nhận thức được những thuận lợi và khó khăn trong hội nhập quốc tế, do vậy trong Văn kiện Đại hội lần thứ X đã khẳng định: “Chủ động hội nhập quốc tế, đồng thời mở rộng hợp tác quốc tế trên các lĩnh vực khác. Việt Nam là bạn, đối tác tin cậy của các nước trong cộng đồng quốc tế, tham gia tích cực vào tiến trình hợp tác quốc tế và khu vực” [74, tr. 650-651]. Từ nhận thức Đảng ta đã quan tâm tới giáo dục nói chung và giáo dục gia đình nói riêng. Đảng ta đã khẳng định đổi mới căn bản giáo dục và đào tạo, coi giáo dục đào tạo là quốc sách hàng đầu trong phát triển kinh tế- xã hội.

Chăm lo tới gia đình, quan tâm tới giáo dục trong gia đình là một trong những nội dung quan trọng trong các văn kiện của các đại hội Đảng. Nghị quyết Hội nghị lần thứ năm của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, khóa VIII cũng bàn đến trách nhiệm của gia đình trong việc giữ gìn và phát huy những đạo lý tốt đẹp của gia đình Việt Nam, nêu cao vai trò gương mẫu của các bậc cha mẹ, coi trọng xây dựng gia đình văn hóa, xây dựng mối quan hệ khăng khít giữa gia đình, nhà trường và xã hội. Đến Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, giá trị gia đình một lần nữa được Đảng nhấn mạnh. Gia đình là tổ ấm của mỗi người và là tế bào lành mạnh của xã hội, có trách nhiệm trong việc xây dựng và bồi dưỡng các thành viên của mình lối sống lành mạnh, có văn hóa.

Đảng ta đã nhận thức được những thuận lợi và khó khăn trong hội nhập quốc tế, do vậy trong Văn kiện Đại hội lần thứ X đã khẳng định: “Chủ động hội nhập quốc tế, đồng thời mở rộng hợp tác quốc tế trên các lĩnh vực khác.

Việt Nam là bạn, đối tác tin cậy của các nước trong cộng đồng quốc tế, tham gia tích cực vào tiến trình hợp tác quốc tế và khu vực” [47, tr. 650-651]. Từ nhận thức Đảng ta đã quan tâm tới giáo dục nối chung và giáo dục gia đình nói riêng. Đảng ta đã khẳng định đổi mới căn bản giáo dục và đào tạo, coi giáo dục đào tạo là quốc sách hàng đầu trong phát triển kinh tế - xã hội. Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (Bổ sung, phát triển năm 2011) cũng khẳng định xây dựng gia đình no ấm, tiến bộ, hạnh phúc, là môi trường quan trọng, trực tiếp giáo dục nếp sống và hình thành nhân cách. Gia đình có vai trò quan trọng đối với mỗi cuộc đời con người cũng như đối với sự trường tồn và phát triển của quốc gia, dân tộc như vậy chính là do những giá trị văn hóa được gia đình trao truyền qua các thế hệ. Đó là hệ thống những giá trị, chuẩn mực đặc thù điều tiết mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình và mối quan hệ giữa gia đình với xã hội; phản ánh bản chất của các hình thái gia đình đặc trưng cho các cộng đồng, tộc người, dân tộc và khu vực khác nhau, được hình thành và phát triển qua lịch sử lâu dài, gắn liền với những điều kiện phát triển kinh tế, môi trường tự nhiên và xã hội nhất định.

Bên cạnh nhận thức của Đảng và Nhà nước thì vai trò của ông bà, cha mẹ đối với việc giáo dục đạo đức trong gia đình cho con cái là rất quan trọng và cần thiết. Khi nghiên cứu về vấn đề nhận thức của các bậc cha mẹ về vai trò của việc giáo dục đạo đức trong gia đình cho con cái thu được kết quả như sau:

Bảng 1:Tầm quan trong của giáo dục đạo đức trong gia đình Mức độ Rất quan trọng Quan trọng Không quan trọng

Số lượng 161 39 0

Tần xuất 80,5 19,5 0

Nhìn vào bảng số liệu trên, chúng ta thấy có 80,5% những người được hỏi cho là giáo dục đạo đức cho con cái là việc làm rất cần thiết, 19,5% còn

lại cho rằng: “Cần thiết”. Qua số liệu cho ta thấy đa số các bậc cha mẹ đều nhận thức được tầm quan trọng của việc giáo dục đạo đức trong gia đình. Với giáo dục cho con cái tuổi nhỏ thì vai trò của gia đình là rất quan trọng, đặc biệt là giáo dục đạo đức, giáo dục cách cư sử, lòng nhân ái khi trẻ còn nhỏ. Khi được hỏi là tại sao ông (bà) cho là giáo dục đạo đức cho con cái lứa tuổi nhi đồng là cần thiết. Chúng tôi đã thu được kết quả sau: Có 60 người cho rằng “đây là lứa tuổi cần được giáo dục đức” và 90 người cho rằng “Các cháu như tờ giấy trắng, như cái cây đang còn non, cho nên chúng ta phải uốn nắn ngay từ lứa tuổi còn nhỏ. Dạy các cháu học ăn học nói học gói học mở…”; Một số bậc cha mẹ cho rằng trẻ em là tương lai của đất nước, trẻ cần được giáo dục toàn diện mà giáo dục đạo đức là cốt lõi trong nhân cách.

Qua đây cho thấy các bậc cha mẹ đã có nhận thức đúng đắn về vai trò của giáo dục đạo đức cho con cái và họ cũng lý giải điều đó bằng nhiều lý do khác nhau. Tuy nhiên tất cả họ đều nhận định rằng, giáo dục đạo đức trong gia đình là quan trọng để giúp trẻ hoàn thiện nhân cách và đặc biệt với trẻ thiếu nhi còn ở lứa tuổi dễ uốn nắn và dễ dậy bảo các em làm theo lời hướng dẫn của cha mẹ. Giáo dục đạo đức trong gia đình là rất quan trọng trong giai đoạn mà trẻ đang mò mẫm mọi thứ, học tập mọi điều, học cách cư xử giao tiếp với những người xung quanh, đối với thế giới xung quanh là điều mới lạ. Vì vậy khi cha mẹ nhận thức được cách giáo dục đối với trẻ là họ thấy rằng trẻ cần phải biết những cách cư sử cần thiết để sau này ra xã hội trẻ sẽ không bị bỡ ngỡ khi giao tiếp với mọi người trong xã hội .

Cũng bằng câu hỏi trên nhưng với con cái ở lứa tuổi lớn hơn, cụ thể là lứa tuổi thiếu niên thì chúng tôi cũng thu được những ý kiến sau: Lứa tuổi này đa số các em đã lớn, đã có suy nghĩ nhận thức tương đối tốt, các em không phải là trẻ con nữa nhưng cũng chưa phải là người lớn. Ở lứa tuổi này các em rất thích trở thành người lớn và do đó các em thường bắt chước những hành động của người lớn trong đó có những hành động không tốt như bắt chước hút

thuốc lá, uống rượu… Vì vậy ở lứa tuổi này các bậc cha mẹ cần phải chú ý giáo dục đạo đức cho con em mình.

Qua đó chúng ta thấy rằng các bậc cha mẹ đã nhận thức tương đối chính xác về giáo dục đạo đức cho con em ở lứa tuổi thiếu niên. Theo các nhà tâm lý học thì lứa tuổi thiếu niên là lứa tuổi khó giáo dục nhất “lứa tuổi bất trị”. Lứa tuổi này về tâm sinh lý có những biến đổi “Sự mất cân bằng tạm thời”, do đó trong giáo dục đạo đức chúng ta phải giáo dục những phẩm chất và năng lực để các em luôn luôn tự giác thực hiện những hành động có đạo đức.

Nhận thức về vai trò giáo dục đạo đức trong gia đình, các bậc phụ huynh cũng khẳng định tầm quan trọng của chính họ trong quá trình giáo dục đạo đức cho con em mình. Có rất nhiều phương pháp để giáo dục đạo đức trong gia đình nhưng phương pháp nêu gương lại có hiệu quả hơn cả. Trong gia đình cha mẹ nên là tấm gương sáng cho trẻ noi theo. Đây là nguyên tắc quyết định, có tầm quan trọng đặc biệt lớn lao đối với công tác giáo dục. Trẻ em rất nhạy cảm và hay bắt chước nên cha mẹ trước hết phải làm gương từ cử chỉ, lời nói đến việc làm… Những người cha mẹ trả lời phiếu điều tra cho thấy họ cũng đồng tình với quan điểm “cha mẹ cần phải học làm cha mẹ”. Điều đó được thể hiện ở tỉ lệ sau: 92.5 % người đồng tình với quan điểm trên, 5 % khách thể còn băn khoăn và 2.5 % có ý kiến trái chiều, không đồng ý với quan điểm “cha mẹ phải học làm cha mẹ”.

Qua kết quả trên cho chúng ta thấy: Đa số các bậc cha mẹ đều nhận thức được tầm quan trọng của mình trong việc giáo dục đạo đức cho con cái, vì họ đã cho rằng “ Cần phải học làm cha mẹ và hầu hết họ đều lý giải rằng:

“Ngoài bẩm sinh làm cha mẹ, cần phải học hỏi thêm cách làm cha mẹ để nuôi dạy và định hướng cho con”. Cũng bởi vì, không phải ai sinh ra đã biết cách làm cha mẹ.

Đây là giải thích của những người được hỏi cho câu trả lời “Đồng ý là phải học cách làm cha mẹ”. Qua đó cho chúng ta thấy họ đều nhận thức được

là cần phải học làm cha mẹ. Tuy nhiên vẫn còn một số 6% là phân vân không biết có phải học làm cha mẹ không? Họ trả lời là “Phân vân” và họ giải thích là tôi cũng chưa biết là có cần phải học không, tuy nhiên có lẽ học thì sẽ có cách giáo dục tốt hơn. Còn có 3% cho rằng “Không đồng ý” phải học làm cha mẹ, họ giải thích là làm cha mẹ là bẩm sinh cần gì phải học. Tuy nhiên đây không phải là số đông đều cho là như vậy, chỉ là thiểu số. Điều đó chứng tỏ vẫn còn tồn tại những con người có cách nghĩ sai lệch về giáo dục cho con cái, họ cho là cần gì phải học cũng vẫn giáo dục con nên người. Nhưng giáo dục đạo đức hiện nay là một vấn đề quan trọng, khi mà nhiều giá trị đạo đức không được coi trọng. Vì vậy, những bậc làm cha, làm mẹ rất cần phải biết và hiểu được tầm quan trọng của việc giáo dục đạo đức cho con cái. Vì đây là lứa tuổi rất thuận lợi để giáo dục đạo đức, khi mà chúng còn chưa biết nhiều, chưa va vấp xã hội.

Tuy nhiên, bên cạnh những mặt đã đạt được, giáo dục của gia đình đối với con em mình hiện nay vẫn còn tồn tại một số vấn đề rất đáng quan tâm. Đó là, giáo dục đạo đức, lối sống cho con cái chưa được chú ý đúng mức ở một số gia đình, đặc biệt là gia đình ở thành phố. Nhiều bậc cha mẹ vì bận rộn với công việc nên chưa chú ý nhiều đến việc giáo dục đạo đức, lối sống cho con; không quan tâm xây dựng nếp sống văn hóa cho chúng. Có nhiều gia đình còn thờ ơ trong việc dạy con cách đối nhân xử thế, biết tôn trọng mình và tôn trọng người khác, biết khoan dung, độ lượng, vị tha... Chính vì vậy, tình trạng con cái sống buông thả, không coi trọng những giá trị đạo đức gia đình đã và đang diễn ra ở nhiều nơi. Kết quả điều tra thực tế ở Hà Nội cho thấy: trên 70% số trẻ hư và mắc các tệ nạn xã hội là do hoàn cảnh và phương pháp giáo dục của gia đình [33]. Theo một điều tra khác, thì có 74% bậc cha mẹ được hỏi trả lời rằng: một trẻ em hư thì lỗi đầu tiên thuộc về gia đình. Đồng thời, 50,7% những người được hỏi đồng ý với ý kiến: người có ảnh hưởng lớn nhất trong việc giáo dục đạo đức lối sống đối với con cái trong gia

đình chính là cha và mẹ của chúng[ 29,tr. 18]… Điều này cũng cho thấy một thức tế: việc tha hóa về lối sống, đạo đức của một bộ phận thanh niên ở Việt Nam hiện nay có nhiều nguyên nhân khác nhau, song chủ yếu vẫn là do sự giáo dục của gia đình đối với con trẻ còn những hạn chế.

Một trong những vấn đề cần phải trang bị cho con cái là giáo dục pháp luật. Song dường như nội dung này cũng chưa được chú ý trong các gia đình. Cùng với quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, thời gian gần đây có rất nhiều ngành nghề kinh doanh mới ra đời: nhà hàng, khách sạn, nhà nghỉ, dịch vụ xông hơi, các quán internet, các câu lạc bộ bia, vũ trường, quán bar... Các loại hình kinh doanh này phần là "sân chơi mà con cái yêu thích", phần vì không được sự quản lý chặt chẽ của các cơ quan chức năng và chính quyền địa phương, do vậy ảnh hưởng từ những trò chơi bạo lực, từ những động thái quá khích trong các phim hành động, kiếm hiệp, tình cảm… đã phần nào ảnh hưởng tiêu cực đến nhân cách và việc hoàn thiện nhân cách của con cái trong các gia đình. Mặt khác, do đời sống một số gia đình ở Việt Nam hiện nay còn gặp khó khăn, nên nhiều bậc phụ huynh không có nhiều thời gian quan tâm, chăm sóc, giáo dục ý thức pháp luật, cho con trẻ. Từ đó, dẫn đến tình trạng nhiều con cái vi phạm pháp luật vì hạn chế về kiến thức pháp luật nói chung, và vì kiến thức tư pháp người chưa thành niên nói riêng.

Theo thống kê của Cục Cảnh sát hình sự (Bộ Công an), năm 2012: cả nước phát hiện 8.820 vụ việc vi phạm pháp luật do 13.289 đối tượng là người chưa thành niên gây ra. So với năm 2011 tăng 231 vụ (2,6%), trong đó nam giới chiếm 12.781 người (96,1%), nữ giới chiếm 508 người (3,9%) [30]… Có nhiều nguyên nhân dẫn đến việc phạm pháp của con cái, nhưng nguyên nhân chủ yếu xuất phát từ việc buông lỏng quản lý con trẻ ở một số gia đình. Việc giáo dục pháp luật cho con cái ở hầu hết các gia đình chưa được quan tâm đúng mức, công tác giáo dục và phổ biến pháp luật của các cấp chính quyền còn nhiều hạn chế.

Theo báo cáo thống kê của Cục phòng chống tệ nạn xã hội, đến tháng 6-2013 có hơn 80% đối tượng vi phạm là thuộc lứa tuổi vị thành niên. Tuy nhiên, con số này so với thực tế còn thấp hơn nhiều. Nếu năm 2009 chỉ có 10.002 người nghiện ma tuý, thì đến tháng 6-2013 con số này lên tới trên 15.000người. Như vậy qua 5 năm, số người nghiện ma tuý ở Hà Nội tăng gần 1,5 lần. Nguyên nhân chủ yếu vẫn do sự quản lý của gia đình đối với con cái còn chưa được quan tâm đúng mức. Mặt khác, tội phạm xã hội tuổi vị thành niên có xu hướng tăng lên. Thống kê ở Thành phố Hồ Chí Minh năm 2012 cho thấy: số trẻ vị thành niên phạm tội bị truy tố là 1.134 em, chiếm 16% so với tổng số người bị truy tố và tăng 6% so với cùng thời kỳ năm 2011[71, tr.22].

Đáng lưu ý là, số trẻ vị thành niên phạm tội giết người chiếm khoảng 5,6%, phạm tội hiếp dâm khoảng 6,4% và phạm tội cướp tài sản công dân chiếm khoảng 29%. Có nhiều nguyên nhân dẫn các em sa vào vòng phạm tội, song nguyên nhân chính là do gia đình bỏ rơi, buông lỏng quản lý, phó thác việc giáo dục con cái cho nhà trường và xã hội, không kịp thời uốn nắn mỗi khi con cái có những hành vi sai trái. Số liệu thống kê trên cũng cho thấy: 80% số con cái phạm tội trước đó có hành vi trốn học, bỏ học, bị nhà trường thi hành kỷ luật… mà bản thân gia đình không hề biết. Như vậy, việc phạm tội của một bộ phận lớp trẻ có căn nguyên sâu xa từ chính sự giáo dục, quản lý của gia đình.

Tệ nạn mại dâm với lứa tuổi vị thành niên tăng ở mức báo động. Theo thống kê của Ủy ban Bảo vệ chăm sóc trẻ em, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, điều tra khảo sát một số điểm ở Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh và một số tỉnh, thành năm 2012 cho thấy: Trong tổng số 7.000 gái mại dâm có 15% là tuổi vị thành niên, có 1/4 số trẻ bị đẩy vào con đường mại dâm khi các em mới 13 - 14 tuổi, gần 1/3 số trẻ buộc phải bán dâm trước tuổi 15. Tệ nạn mại dâm ở nước ta với lứa tuổi vị thành niên tăng ở mức báo động.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giáo dục đạo đức trong gia đình thời kỳ hội nhập quốc tế ở việt nam hiện nay (Trang 52 - 93)