2.2. Những quan điểm cơ bản và một số giải pháp nâng cao chất lượng
2.2.2. Những giải pháp chủ yếu
2.2.2.1. Các giải pháp nhằm đổi mới nội dung, chương trình đào tạo, bồi dưỡng cán bộ chủ chốt cấp cơ sở ở Hà Tĩnh.
Nhìn lại toàn bộ nội dung chương trình đào tạo, bồi dưỡng lí luận chính trị cho cán bộ chủ chốt cấp cơ sở đang được Trường Chính trị Trần Phú và các trung tâm bồi dưỡng chính trị huyện thực hiện cho thấy, so với những chương
trình trước đây đã có những thay đổi lớn, đáp ứng được yêu cầu cơ bản của cán bộ chủ chốt cấp cơ sở. Chương trình bồi dưỡng không chỉ đáp ứng việc truyền thụ kiến thức lí luận chính trị mà còn trực tiếp trang bị cho học viên những kiến thức để phục vụ công tác cơ sở, nghiệp vụ chuyên môn về quản lí hành chính nhà nước, quản lí nhà nước. Song bên cạnh những ưu điểm đó, trong quá trình thực hiện, nội dung chương trình vẫn còn bộc lộ những mặt hạn chế nhất định cần được nghiên cứu, đổi mới để nâng cao hơn chất lượng, hiệu quả giáo dục lí luận chính trị.
Với những hạn chế đã nêu ở phần thực tạng, theo tác giả, cần đổi mới nội dung chương trình giáo dục lí luận chính trị cho cán bộ chủ chốt cấp cơ sở theo các hướng cụ thể sau:
Một là, về chương trình cần được cấu tạo thành hai loại cơ bản: chương trình đào tạo ngắn hạn, chương trình đào tạo dài hạn.
Chương trình đào tạo ngắn hạn chủ yếu dành cho các đối tượng là cán bộ đương chức, lớn tuổi. Do đó, chương trình chỉ thực hiện việc bồi dưỡng các chuyên đề theo chuyên môn, phục vụ cho công tác của cơ sở như: Xây dựng Đảng, quản lí kinh tế, quản lí hành chính, nhà nước, bồi dưỡng các nghị quyết của Đảng.
Chương trình này phù hợp với các đối tượng học viên vì trước hết, đối với các cán bộ chủ chốt co sở vừa phải đảm bảo công tác ở địa phương vừa tham gia học tập để nâng cao trình độ, khả năng công tác. Ở chương trình này học viên chỉ tham gia trong một thời gian ngắn, đội ngũ cán bộ chủ chốt có thể thay nhau đi học mà vẫn đảm bảo công việc ở địa phương. Thứ hai, chương trình này có thể phù hợp với các trình độ khác nhau của cán bộ cơ sở, vì chủ yếu chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn ít mang tính học thuật. Do đó cán bộ đương chức giàu kinh nghiệm có thể tiếp thu dễ dàng. Thứ ba, chương trình này hoàn toàn có thể đáp ứng được yêu cầu thay đổi cán bộ ở địa
phương. Việc đề cử cán bộ chủ chốt trong hệ thống chính trị ở cấp cơ sở hiện nay vẫn được thực hiện thông qua chế độ bầu cử, việc thay đổi cơ cấu đội ngũ cán bộ, thay đổi vị trí của mỗi cán bộ chủ chốt sau mỗi nhiệm kỳ vẫn thường diễn ra. Vì vậy, việc đào tạo một cách chính quy theo quy hoạch đối với từng loại chức danh như đã có nhiều ý kiến đề xuất không thể thực hiện được. Để có một đội ngũ cán bộ kế cận, lâu dài cần có lực lượng cán bộ dự nguồn được đào tạo trên một nền tảng cơ bản, bởi lực lượng này khi được bầu vào những vị trí nhất định, để có khả năng đảm đương tốt nhiệm vụ được giao phó chỉ cần tham gia đào tạo lại với chương trình theo những chuyên đề phục vụ cho công tác chuyên môn.
Đối với chương trình đào tạo dài hạn là chương trình dào tạo cơ bản hệ trung cấp chính trị, áp dụng cho tất cả đối tượng là cán bộ lãnh đạo chủ chốt của Đảng, Nhà nước, đoàn thể nhân dân cấp cơ sở và đội ngũ cán bộ nằm trong quy hoạch dự nguồn của cấp cơ sở ở địa phương. Do đó, yêu cầu của chương trình này đặt ra cao hơn, rộng hơn rất nhiều.
Để nâng cao chất lượng, hiệu quả đào tạo, sát hợp với yêu cầu của thực tiễn, cũng như yêu cầu của từng loại học viên, chương trình này phải được xây dựng theo nhiều loại lớp khác nhau. Tiêu chí để phân chia có thể có thể là trình độ học vấn, chuyên môn, ngành, vùng. Việc phân chia các đối tượng theo chuyên môn chỉ có thể theo các chuyên ngành về công tác Đảng, công tác quản lí nhà nước và đoàn thể; về ngành có ngành nông nghiệp và công nghiệp; về vùng cần quan tâm đến vùng dân tộc, vùng núi, vùng biển… . Dựa trên sự phân chia các đối tượng học viên cơ bản đó hình thành các loại lớp khác nhau.
Về xây dựng chương trình cho các loại lớp này, theo tác giả phải dựa trên mục tiêu cơ bản: tăng cường giáo dục lí luận chính trị nhằm nâng cao năng lực lãnh đạo và phẩm chất đạo đức cách mạng. Vì vậy, để đảm bảo được mục tiêu này, trước hết tất cả các loại lớp phải thực hiện chương trình cơ bản
về lí luận chính trị, bao gồm các môn học thuộc khối kiến thức về lí luận chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; những vấn đề cơ bản về Đảng Cộng sản và Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam; khối kiến thức về những vấn đề cơ bản về hệ thống chính trị, Nhà nước pháp luật và quản lí hành chính nhà nước; đường lối chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước Việt Nam về các lĩnh vực của đời sống xã hội; khối kiến thức về kỹ năng lãnh đạo, quản lí và nghiệp vụ công tác Đảng, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân. Ngoài ra, có thể tuỳ loại đối tượng để bổ sung thêm kiến thức chuyên môn, chuyên đề sát với nhiệm vụ của cán bộ được cử đi đào tạo, bồi dưỡng.
Hai là, nội dung giáo dục, bồi dưỡng cần phải được đổi mới cho sát hợp với mục tiêu đào tạo và yêu cầu thực tiễn. Đối với các môn kinh tế chính trị, CNXH khoa học cần bổ sung kịp thời các nghị quyết của đại hội Đảng gần nhất, tránh tình trạng giáo trình lạc hậu hơn 2 kỳ đại hội Đảng. Mặt khác, thực tiễn trong nước và thế giới vận động rất nhanh, trong khi đó giáo trình lại quá lạc hậu.
Ba là, cần đổi mới nội dung, phương pháp học tập trong khâu tổ chức thảo luận, xêmina và nghiên cứu thực tế trong học tập lí luận chính trị. Hình thức thảo luận, xêmina không những là khâu cơ bản trong học tập lí luận chính trị mà còn là phương pháp thích hợp đối với người lớn tuổi. Thông qua việc trao đổi thảo luận, học viên mới có điều kiện bổ sung kiến thức cho nhau, nắm vững những kiến thức đã học, đồng thời phát huy được khả năng suy nghĩ, sáng tạo trong học tập. Đặc biệt đối với cán bộ chủ chốt, tham gia chỉ đạo thực tiễn, đây chính là điều kiện để họ trao đổi kinh nghiệm qua công tác thực tế ở địa phương, là phương pháp học tập tốt nhất nhằm thực hiện phương châm kết hợp chặt chẽ giữa học và hành, giữa lí luận và thực tiễn. Mặt khác, ở góc độ lí luận dạy học, đây chính là phương pháp học tập hiệu quả nhất đối với người lớn tuổi, trí nhớ có phần hạn chế so với trẻ tuổi. Để phương pháp
học tập tổ chức thảo luận, xêmina đạt hiệu quả phải đổi mới nội dung và hình thức khi tiến hành. Ví dụ như giảng viên có thể đưa ra những chủ đề mang tính vận dụng, những chủ đề đang có vấn đề trong thực tiễn, những chủ đề đang được cả xã hội quan tâm… để kích thích sự nghiên cứu, sáng tạo, nhạy bén của học viên, không nên chỉ nêu những chủ đề trong bài giảng. Thông qua cách học này học viên sẽ chủ động trong cách luận giải một nội dung nào đó theo cách hiểu của mình, cùng trao đổi với học viên khác để tìm những cách hiểu, cách thực hành hay nhất, đúng nhất, khoa học nhất.
Để những buổi thảo luận, xêmina đạt kết quả tốt, đòi hỏi giáo viên phải có kiến thức vững vàng, có nhiều kinh nghiệm trong giảng dạy, biết phân tích, tổng hợp, giải đáp những thắc mắc, bởi thực chất của quá trình thảo luận, xêmina chính là quá trình hướng dẫn nghiên cứu khoa học, thông qua quá trình này để học viên có thể tiệm cận dần chân lí.
Một trong những hính thức học mang lại hiệu quả cao là đi nghiên cứu thực tế. Đây là hình thức học tập sinh động, thông qua đơn vị, địa phương, mô hình… nghiên cứu thực tế, học viên có thể học hỏi kinh nghiệm để vận dụng vào công tác ở đại phương. Đi nghiên cứu thực tế, học viên có thể thâm nhập thực tiễn, củng cố kiến thức đã được trang bị, rút ra bài học, kinh nghiệm thành công hay chưa thành công ở đơn vị mình công tác, học tập cái hay, cái tốt của địa phương bạn để hoàn thành nhiệm vụ của địa phương mình.
Ở các lớp trung cấp, chương trình đi nghiên cứu thực tế thường tổ chức vào cuối khoá, khi học viên gần hoàn thành chương trình học, do vậy kết quả thường không cao. Thiết nghĩ, để thực hiện phương châm học đi đôi với hành, lí luận gắn với thực tiễn cần phải thường xuyên tổ chức thảo luận, và nghiên cứu thực tế vào những thời điểm thích hợp để thu được hiệu quả cao trong giáo dục lí luận chính trị cho đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở.
2.2.2.2. Các giải pháp nhằm đổi mới phương thức giáo dục đào tạo, bồi dưỡng cho cán bộ chủ chốt cấp cơ sở ở Hà Tĩnh
Cùng với việc đổi mới nội dung, chương trình giáo dục đào tạo, để nâng cao chất lượng, hiệu quả của công tác giáo dục, bồi dưỡng lí luận chính trị ở trường chính trị và các trung tâm bồi dưỡng chính trị huyện cần quan tâm chú trọng đến việc đổi mới phương thức đào tạo.
Hiểu theo nghĩa chung nhất, phương thức là cách thức để đạt tới mục tiêu, là hoạt động được sắp xếp theo một trật tự nhất định. Vì vậy đổi mới phương thức đào tạo, bồi dưỡng là tiến hành đổi mới cách thức (bao gồm nội dung, chương trình, phương pháp, hình thức đào tạo, bồi dưỡng) nhằm đạt được hiệu quả cao trong công tác này. Phần nội dung chương trình tác giả đã nêu ở phần trên, trong phần này chủ yếu tập trung vào việc đổi mới phương pháp và hình thức đào tạo, bồi dưỡng. Cụ thể như sau:
Một là, giáo dục lí luận phải gắn liền với đời sống thực tiễn. Đây chính là yêu cầu hết sức quan trọng trong công tác giáo dục lí luận chính trị. Điều này xuất phát từ mục tiêu, phương châm giáo dục là nhằm phát triển đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở toàn diện.
Đối với mỗi con người, sự phát triển toàn diện là yêu cầu cơ bản quan trọng hàng đầu. Vì chỉ trên cơ sở phát triển toàn diện cả về năng lực, đạo đức năng lực chuyên môn và năng lực hoạt động thực tiễn thì con người mới có thể tham gia có hiệu quả trên mọi lĩnh vực của công tác cũng như đời sống xã hội. Điều này càng hết sức quan trọng trong lĩnh vực hoạt động chính trị. Người cán bộ lãnh đạo chính trị không chỉ là người có đầy đủ năng lực trí tuệ và phẩm chất đạo đức cần thiết mà điều không thể thiếu với họ là năng lực hoạt động thực tiễn trong đó bao hàm khả năng tổng kết thực tiễn và dự báo tương lai. Chỉ có như vậy, họ mới có khả năng làm tốt vai trò, vị trí lãnh đạo của mình, vạch ra đường lối và tổ chức hoạt động thực tiễn một cách hiệu quả.
Mặt khác, thực hiện yêu cầu đào tạo, bồi dưỡng lí luận chính trị phải gắn liền với đời sống thực tiễn chính là thực hiện nguyên lí quan trọng nhất của chủ nghĩa Mác-Lênin về lí luậnn nhận thức, đó là sự thống nhất giữa lí luận và thực tiễn trong hoạt động xã hội. Chỉ trên cơ sở gắn liền lí luận với thực tiễn, rồi từ thực tiễn củng cố, hoàn thiện về nhận thức mới có thể có những nhận thức đúng đắn. Điều này phù hợp vớ lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh lí luận phải gắn liền với thực tiễn, chỉ trên cơ sở đó học tập lí luận mới có kết quả.
Thực hiện điều này, một mặt, nội dung giảng dạy phải tăng cường tính thực tiễn trong bài giảng, hướng vào năng lực giải quyết vấn đề, tập trung vào những năng lực chuyên môn chủ yếu nhằm cung cấp cho học viên cách thức vận dụng lí luận sang hoạt động thực tiễn. Phương pháp tốt nhất để thực hiện nội dung này là nghiên cứu thực tế và dạy theo tình huống. Đây là hai hình thức mang lại hiệu quả khả thi trong phương pháp gắn lí luận với thực tiễn
Hai là, biến quá trình đào tạo thành quá trình tự đào tạo. Đây chính là yêu cầu cơ bản trong phương pháp giáo dục hiện đại. Phương pháp này tạo cho học viên có khả năng tự học, sẽ giúp họ hình thành phong cách độc lập trong nghiên cứu và chủ động hoàn toàn trong quá trình học tập. Chỉ trên cơ sở này, học viên mới có thể hiểu biết sâu sắc và nắm vững vấn đề đã học. Bản thân của sự giáo dục là sự tự giáo dục. Những gì mà con người đạt được bằng sự tự lực, bằng ý chí, bằng sự trải nghiệm, bằng những hoạt động tự giác của mình thì những thứ đó có giá trị bền vững. Do đó muốn học tập đạt hiệu quả cao, nắm vững được những vấn đề lí luận cơ bản, có khả năng vận dụng nó một cách nhuần nhuyễn trong thực tiễn thì người học phải thực hiện chủ yếu bằng con đường tự học. Đối với công tác đào tạo, bồi dưỡng lí luận chính trị đây chính là phương pháp hiệu quả nhất, có khả năng đáp ứng, phù hợp với tất cả các đối tượng học viên ở các trình độ khác nhau.
Để thực hiện được yêu cầu này, trong quá trình lên lớp giáo viên phải chú ý nhấn mạnh nội dung trọng tâm bài giảng, đồng thời hướng dẫn học viên những cách thức, phương pháp cụ thể để triển khai, nghiên cứu từng loại vấn đề. Giảng viên phải biết cách khơi gợi, hướng dẫn học viên suy nghĩ, tìm đọc những tài liệu liên quan, chuẩn bị những nôi dung trước khi thảo luận…
Với học viên, phải tập trung nghe giảng, nắm vững nội dung, vấn đề cần nghiên cứu, từ đó tự nỗ lực trong việc chuẩn bị nội dung liên quan đến những vấn đề được định hướng. Để học viên có thể tập trung nghe giảng, giảng viên phải tạo được sự chú ý, thu hút sự tập tung vào nội dung bài giảng thì lúc đó mới nghi nhớ được những vấn đề cơ bản và quá trình tự học mới có hiệu quả cao.
Bên cạnh đó, để qúa trình đào tạo thành tự đào tạo, một khâu hết sức quan trọng là học viên tự đọc sách, nghiên cứu tài liệu. Cán bộ chủ chốt cấp cơ sở chủ yếu là những người tham gia hoạt động thực tiễn nên ngại đọc sách, do vậy, giảng viên phải hướng dẫn họ cụ thể đọc phần nào, chương nào phục vụ nội dung trong bài giảng. Trên cơ sở đó yêu cầu học viên ghi chép và viết thu hoạch ngay sau khi đọc. Việc ghi chép và viết thu hoạch trong khâu đọc sách không những giúp học viên nắm vững kiến thức đã đọc mà còn ghi nhớ được lâu.
Ba là, thực hiện đa dạng hoá loại hình đào tạo, bồi dưỡng. Cán bộ lãnh đạo chủ chốt cấp cơ sở bao gồm nhiều đối tượng với các đặc điểm khác nhau, để đáp ứng được các yêu cầu đào tạo đối với đội ngũ cán bộ này đòi hỏi phải thực hiện nhiều hình thức giáo dục, đào tạo.
Các hình thức mà trường chính trị và các trung tâm bồi dưỡng chính trị huyện đang thực hiện để giáo dục, bồi dưỡng lí luận chính trị cho cán bộ chủ chốt cấp cơ sở hiện nay là đào tạo tập trung và đào tạo tại chức, các lớp bồi dưỡng ngắn hạn. Qua ý kiến đánh giá của học viên cho thấy các lớp đào tạo
tập trung đạt chất lượng cao hơn nên đa số ý kiến cho rằng nên đào tạo tập