Những quan điểm cơ bản

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị cho cán bộ chủ chốt cấp cơ sở ở hà tĩnh, thực trạng và giải pháp (Trang 61 - 63)

2.2. Những quan điểm cơ bản và một số giải pháp nâng cao chất lượng

2.2.1. Những quan điểm cơ bản

Trong suốt quá trình xây dựng Đảng và hệ thống chính trị, Ban chấp hành Đảng bộ Tỉnh thường xuyên quan tâm, chỉ đạo việc đào tạo bồi dưỡng cán bộ nói chung và công tác giáo dục lí luận chính trị cho cán bộ. Tỉnh uỷ Hà Tĩnh đã có nhiều chỉ thị, nghị quyết, các văn bản hướng dẫn việc tổ chức học tập lí luận chính trị cho cán bộ, nhất là cán bộ chủ chốt cấp cơ sở. Từ việc nâng cao chất lượng giáo dục và các điều kiện đảm bảo cho giáo dục lí luận chính trị tại Trường Chính trị Trần Phú và các trung tâm bồi dưỡng chính trị cấp huyện. Tiêu biểu như Thường vụ Tỉnh uỷ Hà Tĩnh đã có Nghị quyết 07 khoá XVI (Nhiệm kỳ 2005-2010) “về tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ tại Trường Chính trị Trần Phú và trung tâm bồi dưỡng chính trị các huyện, thị, thành phố”, trong đó xác định “Phấn đấu đến năm 2015, đạt 100% cán bộ cấp trưởng, phó phòng và đội ngũ chuyên viên các sở, ban, ngành cấp tỉnh, cấp huyện và cán bộ chủ chốt cấp cơ sở có trình độ trung cấp lý luận ch nh trị - hành ch nh, được bồi dưỡng kiến thức theo chức danh và yêu cầu công việc...”. Nghị quyết 09 khoá XVI (Nhiệm kỳ 2005-2010) “về nâng cao năng lực và hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị cơ sở xã, phường, thị trấn” xác định “Đẩy mạnh

công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức cơ sở… ”. Đặc biệt văn kiện Đại hội Đảng bộ Tỉnh lần thứ XVII (nhiệm kỳ 2010-2015) tiếp tục nhấn mạnh “Tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng công tác đào tạo, bồi dưỡng lý luận ch nh trị…”. Triển khai tích cực, có hiệu quả Nghị quyết 07 của Tỉnh uỷ (khoá XVI) nhằm nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ cơ sở. Quán triệt và thực hiện tốt Quy định 54 của Bộ Chính trị (khoá VIII) về chế độ học tập lý luận chính trị trong Đảng”, “Tăng cường công tác giáo dục ch nh trị tư tưởng, chú trọng công tác giáo dục truyền thống, giáo dục đạo đức cách mạng, lối sống cho cán bộ, đảng viên và nhân dân, nhất là tầng lớp thanh, thiếu niên gắn kết chặt chẽ công tác tư tưởng với việc triển khai kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh coi trọng công tác phòng, chống các quan điểm, tư tưởng lệch lạc, lối sống thực dụng, chống mọi biểu hiện “tự chuyển hoá, tự diễn biến” trong cán bộ, đảng viên và nhân dân”.

Quán triệt quan điểm của chủ nghĩa Mác Lênin, đường lối của Đảng ta trong việc giáo dục và nâng cao trình độ lý luận chính trị, công tác đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị để nâng cao trình độ lý luận chính trị cho cán bộ cơ sở Hà Tĩnh cần quán triệt các quan điểm.

Một là, tăng cƣờng sự lãnh đạo của Đảng, vai trò quản lý của Nhà nƣớc trong công tác giáo ục lí luận chính trị hiện nay.

Xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở có bản lĩnh chính trị vững vàng, tin tưởng vào lý tưởng cộng sản chủ nghĩa, trung thành với sự nghiệp cách mạng của Đảng, có khả năng tập hợp quần chúng, có khả năng tổ chức và chỉ đạo hoạt động thực tiễn là nhiệm vụ thường xuyên của Đảng. Hơn nữa, thực tế đã chứng minh vai trò của Đảng Cộng sản Việt Nam là nhân tố đầu tiên quyết định thành công của cách mạng. Do đó, để công tác giáo dục lí luận chính trị đạt hiệu quả cao thì càng phải tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, nêu cao vai trò quản lý của Nhà nước. Cụ thể là, cấp uỷ Đảng và chính quyền các

cấp cần nâng cao trách nhiệm lãnh đạo và quản lý, tăng cường đầu tư công sức và kinh phí, cơ sở vật chất, trang thiết bị tạo điều kiện thuận lợi cho công tác giáo dục chính trị có bước phát triển mới.

Hai là, nâng cao trình độ lí luận chính trị cho đội ngũ cán ộ cấp cơ sở phải hƣớng tới mục đích đáp ứng yêu cầu của thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá, nhất là công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn.

Muốn tiến hành công nghiệp hoá, hiện đại hoá thì trước hết phải có đội ngũ cán bộ thích ứng. Đó là đội ngũ cán bộ vừa có phẩm chất chính trị, phẩm chất đạo đức, vừa có đủ năng lực vừa đồng bộ về cơ cấu. Vì vậy, việc đào tạo, bồi dưỡng lí luận chính trị phải bám sát từng bước đi của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá và là yêu cầu cần quan tâm trong các giải pháp nhằm nâng cao trình độ lí luận chính trị cho đội ngũ cán bộ cấp cơ sở.

Ba là, phải quán triệt quan điểm thực tiễn.

Thống nhất giữa lí luận và thực tiễn là nguyên tắc cao nhất của Triết học Mác - Lênin, trong đó thực tiễn giữ vai trò là tính thứ nhất, quyết định lí luận. Vì vậy, trong việc nâng cao trình độ lí luận chính trị cho đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở cần phải thường xuyên quán triệt quan điểm thực tiễn. Cụ thể là phải gắn việc nâng cao trình độ lí luận chính trị với việc đẩy mạnh công tác tổng kết thực tiễn ở cơ sở, tăng cường tính thực tiễn của các chương trình đào tạo, bồi dưỡng lí luận chính trị.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị cho cán bộ chủ chốt cấp cơ sở ở hà tĩnh, thực trạng và giải pháp (Trang 61 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)