7 Kết cấu luận văn
3.6. Tăng cƣờng sự lãnh đạo của Tỉnh, huyện, thị, thành phố đối với hoạt động
của các trung tâm bồi dƣỡng chính trị cấp huyện ở tỉnh Bắc Ninh
Hiện nay, công tác bồi dưỡng nâng cao trình độ lý luận chính trị đã được các chủ thể khác nhau tổ chức, thực hiện. Các Trung tâm bồi dưỡng chính trị cấp huyện ở tỉnh Bắc Ninh là một trong những chủ thể rất quan trọng trong việc cung cấp những tri thức lý luận chính trị cho đội ngũ cán bộ trên địa bàn tỉnh. Để các trung tâm thực hiện tốt vai trò đó, cần có sự chỉ đạo sát sao của các cấp ủy và các cấp ban ngành, trong đó:
Sự lãnh đạo của Tỉnh ủy, Huyện uỷ trong việc xây dựng một chương trình, nội dung, giáo trình mang tính chuẩn hoá cho tất cả các trung tâm bồi dưỡng chính trị dựa trên nội dung của Ban tuyên giáo huyện và theo chuẩn do Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh xây dựng và biên soạn mang tính pháp lý cho việc bồi dưỡng chính trị trong các Trung tâm bồi dưỡng chính trị cấp huyện ở tỉnh Bắc Ninh.
Tăng cường sự lãnh đạo của Tỉnh ủy, huyện uỷ trong việc thống nhất các quy định về tiêu chuẩn, chế độ công tác của cán bộ giảng dạy các Trung tâm bồi dưỡng chính trị và quy định này phải được áp dụng thống nhất cho tất cả các trung tâm nhằm kiện toàn, chuẩn hoá, nâng cao chất lượng giảng dạy của giảng viên giảng dạy về trình độ chuyên môn, phương pháp giảng dạy, tư cách đạo đức, chế độ chính sách để đội ngũ này có đầy đủ tiêu chuẩn và tâm huyết tham gia giảng dạy.
Tăng cường sự lãnh đạo của Tỉnh ủy, Huyện uỷ trong việc quy định trình độ lý luận chính trị cũng như chính sách với đối tượng cán bộ huyện, xã, phường, thị trấn.
Theo quy định hiện nay, cán bộ chủ chốt huyện, thị từng bước trẻ hoá, phải có đại học chuyên ngành, có trình độ cao cấp hoặc cử nhân chính trị; tuỳ theo từng
82
lĩnh vực hoạt động phải qua bồi dưỡng quản lý, nghiệp vụ theo yêu cầu ngành nghề công tác. Các chức danh chủ chốt xã, phường, thị trấn phải có trình độ trung cấp lý luận chính trị, trung cấp chuyên môn trở lên. Riêng đối với cán bộ chủ chốt các xã miền núi có trình độ văn hoá cấp 3, trung cấp lý luận chính trị và qua các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ đảng, chính quyền, đoàn thể.
Bên cạnh đó, phải đổi mới hoàn thiện chính sách đối với đội ngũ cán bộ cấp huyện theo hướng khuyến khích họ tự học tập nâng cao trình độ lý luận chính trị. Nâng cao trình độ lý luận cho đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp huyện hiện nay là một đòi hỏi cấp thiết nhằm đáp ứng cho yêu cầu phát triển của thực tiễn đổi mới.
Huyện uỷ, uỷ ban nhân dân cấp huyện cần phối hợp quản lý, hướng dẫn quy chế đào tạo, kinh phí đào tạo, cơ sở vật chất và các hoạt động khác trực tiếp đối với Trung tâm bồi dưỡng chính trị tại các huyện.
Cần đổi mới và thực hiện nhất quán chính sách đối với cán bộ hướng vào công tác tư tưởng, tổ chức và giải quyết thỏa đáng vấn đề lợi ích. Về chính sách đào tạo, bồi dưỡng, cần phải quan tâm giải quyết các vấn đề như: đào tạo, bồi dưỡng cho cán bộ đương chức; tuyển chọn cán bộ ưu tú đào tạo dự nguồn; đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, cần phải gắn liền với chính sách bố trí sử dụng cán bộ, thực hiện tốt công tác quy hoạch cán bộ; cần phải có chế độ khuyến khích và giúp đỡ sự thật về vật chất và tinh thần tạo động cơ lợi ích để cán bộ học tập và tự học tập nâng cao trình độ; phải có cơ chế ràng buộc, quy định trách nhiệm. Như vậy sẽ tạo động lực để người cán bộ tự học tập phấn đấu nâng cao trình độ về mọi mặt và để tuyển chọn được những cán bộ trẻ có năng lực, có khả năng phát triển trình độ lý luận chính trị, năng lực lãnh đạo.
Trong quá trình phát triển tỉnh, ngoài những yếu tố thuận lợi, tỉnh Bắc Ninh phải đối mặt với rất nhiều khó khăn, thách thức đó tác động không nhỏ đặt ra bài toán là các Trung tâm bồi dưỡng chính trị cấp huyện làm thế nào tổng kết lý luận thực tiễn, rèn luyện đội ngũ học viên có thể phát huy công tác xây dựng đảng của tỉnh, lãnh đạo nhân dân xây dựng tỉnh Bắc Ninh giàu mạnh, văn minh, xứng tầm với tiềm năng mà tỉnh đang có.
83
Trước bài toán đặt ra như vậy, mục tiêu là đổi mới hoạt động của các Trung tâm nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, đảng viên, trước hết là đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp cơ sở có bản lĩnh chính trị vững vàng, có trình độ, năng lực lãnh đạo, quản lý và kĩ năng thực hiện thắng lợi nhiệm vụ Đảng và nhân dân giao phó.
Trong thời gian tới, các Trung tâm bồi dưỡng chính trị cấp huyện tỉnh Bắc Ninh cần: Tập trung xây dựng hệ thống các chương trình đào tạo, bồi dưỡng thống nhất; đổi mới căn bản nội dung đào tạo, bồi dưỡng, bám sát mục tiêu, yêu cầu công tác của cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp cơ sở. Đổi mới phương thức đào tạo, bồi dưỡng theo hướng “cơ bản, thiết thực, gắn với thực tiễn”. Tiếp tục kiện toàn tổ chức bộ máy, nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên. Sửa đổi, bổ sung chế độ, chính sách cho hoạt động đào tạo, bồi dưỡng cán bộ. Tăng cường đầu tư xây dựng cơ sở vật chất đáp ứng nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng của các trung tâm.
Tiểu kết chương 3
Trước thực trạng hoạt động còn tồn tại nhiều hạn chế, yếu kém các trung tâm bồi dưỡng chính trị cấp huyện ở tỉnh Bắc Ninh trong những năm tới cần phải có những giải pháp cụ thể, phù hợp với điều kiện, tình hình hoạt động của trung tâm.
Trước tiên cần có một hệ thống chính trị ở cơ sở vững mạnh và toàn diện trên địa bàn tỉnh. Trong đó, việc nâng cao nhận thức và tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng uỷ, lãnh đạo của các Trung tâm phòng ban với công tác đào tạo, bồi dưõng chính trị cho cán bộ cấp huyện ở tỉnh Bắc Ninh là rất quan trọng để toàn hệ thống cơ sở nhận thức rõ vai trò của việc đổi mới công tác đào tạo, bồi dưỡng của các Trung tâm bồi dưỡng chính trị cấp huyện; nhận thức rõ vai trò của các cấp ủy, đơn vị chức năng liên quan trong việc đổi mới nâng cao năng lực hoạt động của các Trung tâm bồi dưỡng chính trị cấp huyện ở tỉnh Bắc Ninh; nhận thức rõ vai trò của bản thân các Trung tâm bồi dưỡng chính trị trong việc đổi mới nâng cao năng lực hoạt động của các Trung tâm bồi dưỡng chính trị cấp huyện ở tỉnh Bắc Ninh.
Vệc đổi mới chương trình, nội dung đào tạo, bồi dưỡng của các trung tâm bồi dưỡng chính trị cấp huyện ở tỉnh Bắc Ninh cần đa dạng hoá nội dung, chương
84
trình đào tạo, bồi dưỡng. Đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức quản lý đào tạo, bồi dưỡng của các trung tâm bồi dưỡng chính trị cấp huyện cập nhật thiết bị công nghệ trong quá trinh quản lý, dạy và học. Nâng cao chất lượng tổ chức bộ máy, chất lượng đội ngũ giảng viên kiêm chức, đi cùng đó là chế độ chính sách tốt với đội ngũ cán bộ, giảng viên, cơ sở vật chất phải đảm bảo đáp ứng. Phải tăng cường hơn nữa sự lãnh đạo của các cấp chính quyền đối với hoạt động của các trung tâm bồi dưỡng chính trị.
85
KẾT LUẬN
Qua nghiên cứu đề tài: “Nâng cao năng lực hoạt động các trung tâm bồi
dưỡng chính trị cấp huyện ở tỉnh Bắc Ninh hiện nay”, luận văn đưa ra một số kết
luận sau:
Thứ nhất, công cuộc xây dựng tỉnh Bắc Ninh thành công hay không phụ thuộc rất nhiều vào đội ngũ cán bộ, nhất là cán bộ cơ sở. Chính vì thế, vai trò của các Trung tâm bồi dưỡng chính trị cấp huyện ở tỉnh Bắc Ninh là vô cùng quan trọng. Các Trung tâm bồi dưỡng chính trị cùng với trường chính trị tỉnh là nơi đào tạo những cán bộ có đầy đủ bản lĩnh chính trị, kiên định lập trường quan điểm cách mạng, nơi giáo dục và rèn luyện cán bộ đảng viên thực hiện tốt chủ trương đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước và từ đó tuyên truyền vận động quần chúng nhân dân thực hiện tốt những chủ trương, đường lối đúng đắn đó.
Thứ hai, hoạt động của các Trung tâm bồi dưỡng chính trị cấp huyện ở tỉnh
Bắc Ninh còn gặp rất nhiều khó khăn về nhân lực, cơ sở vật chất, kinh phí hoạt động, chế độ chính sách cho giảng viên và học viên... nhưng các Trung tâm bồi dưỡng chính trị cấp huyện ở tỉnh Bắc Ninh không ngừng phấn đấu, khắc phục mọi khó khăn, đẩy mạnh đổi mới tư duy, cách làm nhằm mang lại hiệu quả tốt nhất.
Thứ ba, đánh giá năng lực hoạt động của các Trung tâm bồi dưỡng chính trị
cấp huyện ở tỉnh Bắc Ninh phải dựa trên quan điểm toàn diện, lịch sử, đánh giá toàn bộ các yếu tố tác động đến quá trình hoạt động của các trung tâm như sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, cơ cấu tổ chức bộ máy, số lượng, chất lượng đội ngũ giảng viên, đổi mới nội dung, chương trình, phương pháp dạy và học, phương thức tổ chức, cơ sở vật chất và chế độ, chính sách đào tạo, bồi dưỡng.
Qua xem xét, phân tích thực trạng việc đổi mới hoạt động của các Trung tâm bồi dưỡng chính trị cấp huyện ở tỉnh Bắc Ninh hiện nay, luận văn lý giải nguyên nhân của thực trạng, kinh nghiệm và rút ra bốn vấn đề chủ yếu trong việc đổi mới hoạt động của trung tâm. Đó là: sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của cấp uỷ, chính quyền có vai trò quan trọng; tăng cường tham mưu của các Trung tâm bồi dưỡng chính trị; tranh thủ và phát huy sức mạnh tổng hợp các cơ bên có liên quan; quan
86
tâm đầu tư ngân sách cho hoạt động của trung tâm nhất là công tác đào tạo, bồi dưỡng. Có như vậy, việc đổi mới hoạt động của trung tâm mới đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp đổi mới, phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh trong giai đoạn hiện nay.
Bên cạnh đó, luận văn đưa ra 5 giải pháp trong những năm tiếp theo nhằm nâng cao việc đổi mới hoạt động của trung tâm gồm: Nâng cao nhận thức trách nhiệm của các cơ quan chức năng, của cấp uỷ và của người học đối với hoạt động của các trung tâm; đổi mới chương trình, nội dung đào tạo bồi dưỡng; đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức quản lý; kiện toàn và nâng câo chất lượng tổ chức bộ máy, xây dựng và nâng cao chất lượng giảng viên, tăng cường cơ sở vật chất, kinh phí đào tạo...; tăng cường sự lãnh đạo của Tỉnh uỷ, các huyện, thị, thành uỷ, uỷ ban nhân dân huyện, thị, thành phố đối với hoạt động của các Trung tâm bồi dưỡng chính trị cấp huyện ở tỉnh Bắc Ninh.
87
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tài liệu Tiếng Việt
1. Vũ Ngọc Am, Đổi mới công tác giáo dục chính trị - tư tưởng cho cán bộ,
đảng viên ở cơ sở, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2003.
2. Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh, Lịch sử Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh
1926 - 2008, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2010.
3. Ban Bí thư Trung ương Đảng, Quyết định số100-QĐ/TW ngày 03.6.1995 về việc tổ chức Trung tâm bồi dưỡng chính trị cấp huyện.
4. Ban Chỉ đạo tổng kết lý luận, Đảng Cộng sản Việt Nam, Báo cáo tổng kết
một số vấn đề lý luận - thực tiễn qua 20 năm đổi mới (1986-2006), Nxb.
Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2005.
5. Ban Tư tưởng - Văn hóa Trung ương, Đổi mới và nâng cao chất lượng
hoạt động thông tin công tác tư tưởng, Hà Nội, 2003.
6. Ban Tư tưởng - Văn hóa Trung ương, Phương pháp giảng dạy lý luận chính trị, Hà Nội, 2003.
7. Ban Tư tưởng - Văn hóa Trung ương, Báo cáo tổng kết 10 năm thực hiện Quyết định số100-QĐ/TW của Ban Bí thư Trung ương (khóa VII) về việc tổ chức Trung tâm bồi dưỡng chính trị cấp huyện (1995-2005).
8. Ban Tư tưởng - Văn hóa Trung ương, Tài liệu bồi dưỡng nghiệp vụ công
tác tuyên giáo ở cơ sở, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2005.
9. Ban Tư tưởng - Văn hóa Trung ương, Tài liệu bồi dưỡng lý luận chính trị
dùng cho đảng viên mới, Nxb. Lao động - Xã hội, Hà Nội, 2007.
10. Ban Tư tưởng - Văn hóa Trung ương, Tài liệu học tập chính trị dành cho
học viên lớp bồi dưỡng kết nạp Đảng, Nxb. Lao động - Xã hội, Hà Nội,
2007.
11. BanTư tưởng - Văn hóa Trung ương, Tài liệu bồi dưỡng Bí thư chi bộ, cấp uỷ viên cơ sở, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2007.
12. Ban Tư tưởng - Văn hóa, Ban Tổ chức Trung ương Đảng, Hướng dẫn số 08/TC-TTVH/TW ngày 26.08.1995 thực hiện Quyết định 100-QĐ/TW của
88
Ban Bí thư Trung ương về việc tổ chức Trung tâm bồi dưỡng chính trị cấp huyện, quận, thị xã.
13. Ban Tư tưởng - Văn hóa, Ban Tổ chức Trung ương Đảng, Hướng dẫn số 2098-HD/TC TTVH ngày 28.08.2002 sửa đổi, bổ sung Hướng dẫn số 08 liên ban Tổ chức - Tư tưởng văn hoá Trung ương về việc thực hiện Quyết định 100-QĐ/TW của Ban Bí thư Trung ương (khoá VII).
14. Ban Tư tưởng - Văn hóa Trung ương, Bộ Văn hoá –Thông tin, Một số
kinh nghiệm xử lý tình huống trong công tác tư tưởng-văn hoá, Hà Nội,
2001.
15. Ban Tư tưởng - Văn hóa Trung ương, Bộ Văn hoá - Thông tin, Tài liệu
bồi dưỡng cán bộ tư tưởng-văn hoá cấp huyện, Nxb. Chính trị quốc gia,
Hà Nội, 2004.
16. Bộ Chính trị, Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Quy định số54-QĐ/BCT ngày 12.05.1999 về chế độ học tập lý luận chính trị trong Đảng.
17. Bộ Tài Chính, Thông tư số51/2008/TT-BTC ngày 16.06.2008 Hướng dẫn quản lý và sử dụng kinh phí đào tạo,bồi dưỡng cán bộ,công chức Nhà nước.
18. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2015), Tài liệu hội thảo Chương trình giáo dục
phổ thông tổng thể trong Chương trình giáo dục phổ thôngmới, Tài liệu
lưu hành nội bộ, Hà Nội. 3-2015.
19. Hoàng Quốc Bảo, Học tập phương pháp tuyên truyền cách mạng Hồ Chí Minh, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2006.
20. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Hội nghị lần thứ ba Ban Chấp hành
Trung ương khóa VII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1991.
21. Đảng Cộng sản Việt Nam, Các Nghị quyết của Ban chấp hành Trung
ương (1996-1999), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002.
22. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Hội nghị lần thứ hai Ban Chấp hành
Trung ương khóa VIII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội,1997.
89
23. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Hội nghị lần thứ 5 Ban Chấp hành
Trung ương Đảng khoá IX, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2007.
24. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành
Trung ương Đảng khoá IX, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2007.
25. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2001.
26. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2006.
27. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Hội nghị lần thứ 5 Ban Chấp hành
Trung ương Đảng khoá X, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2007.
28. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành
Trung ương Đảng khoá X, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2007.
29. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ
XII, Văn phòng Trung ương Đảng, Hà Nội, 2016.
30. Đảng Cộng sản Việt Nam, Điều lệ, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2006.
31. Đảng cộng sản Việt Nam, Hướng dẫn thực hiện Quyết định 185- QĐ/TW (03.09.2008) của Ban Bí thư về chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy của trung tâm bồi dưỡng chính trị cấp huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc