7 Kết cấu luận văn
3.3. Đổi mới phƣơng pháp, hình thức tổ chức quản lý đào tạo,bồi dƣỡng của
3.3.2. Tăng cường và làm tốt công tác quản lý đào tạo, nhất là quản lý chất
lượng, nội dung và tổ chức các lớp đào tạo, bồi dưỡng tại trung tâm.
Phải hoàn thiện các quy định thực hiện chương trình học về phân bổ thời gian và hình thức thực hiện các chương trình bồi dưỡng chính trị trong các Trung tâm hiện nay.
Trong đó cần chú ý quản lý chất lượng nội dung chương trình sơ cấp chính trị. Đảm bảo Chương trình và tài liệu đựợc thiết kế 18 bài, thời lượng thực hiện là 30 ngày, 295 tiết, mỗi tiết 45 phút (mỗi ngày tính 10 tiết), bao gồm cả thời gian dành cho lên lớp nghe giảng, thảo luận và nghiên cứu thực tiễn. Tùy theo đối tượng, có thể bổ sung thêm báo cáo thực tiễn, điều chỉnh thời gian dành cho các nội dung. Tùy theo tình hình cụ thể, có thể mở lớp tập trung liên tục trong 30 ngày hoặc có thể mở lớp chia thành 02 đợt học, mỗi đợt học xong yêu cầu học viên tự thảo luận, nghiên cứu và có bài thu hoạch, kiểm tra. Hai đợt nghiên cứu thực tế có thể ghép thành một.
Phải hoàn thiện quy trình đánh giá, kiểm tra trình độ học viên sau khi học lớp sơ cấp lý luận chính trị. Đảm bảo chất lượng chương trình, người học được cấp bằng Sơ cấp lý luận chính trịđược tạo cơ sở, tiền đề, điều kiện để người học tiếp tục theo học các chương trình cao hơn, được miễn học một số chương trình, chuẩn hóa chức danh cán bộ theo quy định.
Về phương pháp giảng dạy và học tập, Giám đốc Trung tâm phải căn cứ vào thực tiễn để quyết định tỉ lệ hợp lý giữa thời gian thuyết trình và thảo luận, nghiên cứu thực tế; hình thức tổ chức học, bố trí thời gian đi thực tế…; cần phải đặc biệt chú ý đến trình độ của người học, nội dung chương trình, hình thức và phương pháp đào tạo, quản lý, phải xác định tiêu chuẩn của học viên các lớp để làm tốt công tác mở lớp.
72
Phải có ngân hàng đề, đáp án thi, kiểm tra. Đề thi, kiểm tra ra theo hướng tổng hợp kiến thức và vận dụng vào thực tiễn ở địa phương, cơ sở. Phải phân chia trách nhiệm rõ ràng trong việc tổ chức thi, bảo mật đề thi, rọc phách, chấm bài, vào điểm... Tuyệt đối tránh hiện tượng rò rỉ đề thi, chép tài liệu, ảnh hưởng tính nghiêm túc của cả quá trình đào tạo.